Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015



Đường Trần Hưng Đạo (Tiếp Theo)



                     Từ ngả tư Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng rồi qua ngả ba Petrus Ký (Lê Hồng Phong) đến ngả tư Huỳnh Mẫn Đạt, chúng ta có mấy địa điểm đáng lưu ý sau:

                     - Về phía bên phải đường là biệt thư 606. 



                         Không rõ năm xây dựng – hoàn thành công trình trụ sở Tổng Công ty hiện nay, nhưng trên bản đồ thành phố Sài Gòn 1947, vị trí khuôn viên 606 Trần Hưng Đạo đã thể hiện là khu dinh thự. 

                     Trước 1975, quân đội VNCH và quân đội Mỹ sử dụng làm: Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam (từ 1952-1956); Doanh trại 2 của Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (cố vấn quân sự Mỹ) (từ năm 1963); Bộ Tư lệnh lực lượng Đại Hàn (Nam Triều Tiên) tại Việt Nam (từ 1966-1972). 





                       Sau 1975, Tổng cục XD kinh tế - Bộ QP quản lý. Tháng 9/1978, bàn giao cho Ban B68 làm văn phòng cho Đoàn chuyên gia Việt Nam tại Kampuchia. Tháng 3/1989, Ban Tài chính - Quản trị TW tiếp nhận khu nhà này và giao lại cho Công ty DVSX An Phú làm cơ sở kinh doanh kinh tế. Năm 1993, Ban QL ruộng đất TPHCM cấp quyết định công nhận quyền sử dụng đất cho Công ty An Phú, với diện tích 9.662m2 . (nguồn Wikimapia)




Huy hiệu MACV

                          MACV là một cơ quan của bộ quốc phòng Mỹ thành lập ngày 8 tháng hai năm 1962 đế đáp lại sự tăng dần sự trợ giúp của quân đội Mỹ tại Việt Nam. MACV đầu tiên được lập ra để giúp cho cơ quan MAAG tại Việt Nam rồi cơ cấu lại và nhập với MAAG ngày 15 tháng 5 năm 1964. MACV giải tán ngày 29 tháng 3 năm 1973.



 

Hình so sánh của Francois Millard

                          - Thánh thất Cao Đài Sài Gòn bên tay trái đường. 



                          Thánh thất Sài Gòn là Thánh thất Cao Đài tọa lạc tại số 891 đường Trần Hưng Đạo quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là Thánh thất lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh và là Thánh thất Cao Đài duy nhất có kiến trúc xây dựng có 3 tầng. Thánh thất còn là nơi đặt văn phòng của Châu đạo Sài Gòn (Ban đại diện Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh tại Thành phố Hồ Chí Minh).
                       Trước năm 1949, cơ sở hành Đạo của Châu đạo Sài Gòn đặt ở chùa Thái Hòa số 75 đường Cô Bắc, Quận 1. Đây nguyên một ngôi chùa của đạo Minh Sư hiến cho đạo Cao Đài để thờ phụng Chí Tôn và tín hữu Cao Đài quanh vùng về đây lễ bái vào các ngày lễ, mà cũng là nơi đặt văn phòng Khâm Châu Đạo Sài Gòn lúc bấy giờ. Ngày nay, nơi này là một Điện Thờ Phật Mẫu rất khang trang gọi là Điện Thờ Phật Mẫu Thái Hòa.
                 Vào năm 1949, do nhu cầu đạo sự Hộ pháp Phạm Công Tắc đã mua lại một villa kiểu Pháp, tọa lạc trên khuôn viên có diện tích là 931 mét vuông, địa chỉ lúc đó là 107 (nay là 891) đường Trần Hưng Đạo, quận 5, Sài Gòn, để đặt làm văn phòng liên lạc, để mỗi khi ông hoặc các chức sắc Thiên phong xuống Sài Gòn thì nghỉ ngơi và làm việc tại đây.
                       Về sau Hộ pháp Phạm Công Tắc trao cơ sở 107 Trần Hưng Đạo cho Châu đạo Sài Gòn để làm cơ sở hành đạo, lúc đó còn là nhà trệt, phía trước thờ Chí Tôn, phía bên thờ Phật Mẫu, còn dãy nhà hậu là nơi làm việc và nghỉ ngơi cho các chức sắc Hành chánh, Phước thiện và các ban bộ điều hành đạo sự tại địa phận Sài Gòn.
                       Đến năm 1973, Giáo hữu Thượng Đâu Thanh, Khâm châu Đạo Sài Gòn bấy giờ, đã cho xây cất phần hậu điện thêm lên 2 tầng, tầng 2 một bên thờ Đức Chí Tôn, một bên thờ Phật Mẫu để có rộng rãi hơn cho tín hữu chiêm bái vào những ngày lễ, tầng 1 làm phòng nghỉ ngơi, đổi phần trệt phía trước làm phòng hội, khánh tiết, tiếp tân, phần sau là phòng trù (nơi nấu nướng) và công trình phụ (nhà vệ sinh, phòng tắm công cộng v.v) và kiến tạo thêm cổng ra vào theo kiểu cửa tam quan. (nguồn Wikipedia)

                    - Bệnh viện Sùng Chính (Chấn thương chỉnh hình) bên trái đường ở ngả ba Trần Hưng Đạo - Petrus Ký (lê Hồng Phong).
                    Năm 1920, người Hẹ xây dựng một cơ sở chữa bệnh gọi là bệnh viện Hẹ.                              Năm 1962: Ông Từ Nhận Đức, trưởng bang Hẹ phát động quyên góp tiền trong giới người Hoa. Ông Dư Nam Hỉ hiến gần 6000m2 đất để xây dựng bệnh viện cho người nghèo mang tên Sùng Chính.
                  Năm 1971: Khánh thành Y viện Sùng Chính 100 giường. Lúc đó khu chỉnh trực bệnh viện Bình Dân 30 giường.
                   Năm 1971 bệnh viện xây dựng lại khá hiện đại, ngày 11/5/1985, đổi thành Trung tâm Chấn thương - Chỉnh hình thành phố Hồ Chi Minh.
                                        (Chưa có hình minh họa)
                   

 Đường Trần Hưng Đạo, phía trước BV Chấn Thương-Chỉnh Hình, Q5
 (trước kia là BV Sùng Chính)

                   - Khách sạn Victoria còn được gọi là tòa nhà tam giác.
                     Khách sạn Victoria xưa là tổng hành dinh của US bachelor officer's của Mỹ. Ngày 1 tháng 4 năm 1966, đặc công VC dùng 200 cân Anh thuốc nổ đánh vào đây. Kết quả sức công phá đã làm hư hại 9 tầng. riêng tầng 2 và 3 là thiệt hại nặng nhất và lảm 3 người Mỹ và 3 người dân VN chết, 67 người bị thương. Ngoài ra sức nổ còn làm hư hại bệnh viện Sùng Chính và các tò nhà đối diện.







                     KS Victoria có mặt bằng hình tam giác dài và hẹp mà đỉnh nhọn hướng về phía ngã tư THĐ - Huỳnh Mẫn Đạt, do vậy nhìn từ phía ngã tư này tòa nhà có vẻ như rất mỏng




Chúng ta thấy một phần bệnh viện Sùng Chính cũ (xây dựng lại năm 1971)


Hình trên là hai cảnh sát đứng gác phía trước KS Victoria


Tòa nhà cao là khách sạn Victoria, kế bên là bệnh viện Sùng Chính và văn phòng hãng gạch bông Đời Tân của Nguyễn Tấn Đời.


   Đây là tấm hình trước khi có khách sạn Victoria bên trái hình
                      

Đường Trần Hưng Đạo, gần tới ngã tư THĐ-Huỳnh Mẫn Đạt 

                          Đường Trần Hưng Đạo, gần tới ngã tư THĐ-Huỳnh Mẫn Đạt 
                                                                                                  (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...