Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015



Đường Trần Hưng Đạo (Tiếp Theo)


                    

Giờ chúng ta ở giao lộ Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh - Nguyễn Khắc Nhu. tại đây phía phải bên đường Nguyễn Cư Trinh ta có rạp Hưng Đạo và rạp Victory Lê Ngọc. Rạp Hưng Đạo chuyên chiếu phim Hồng Kông, Đài Loan và cho các đoàn cải lương thuê. 










Rạp Hưng Đạo – 136, Trần Hưng Đạo, P. Phạm Ngũ Lão, Q1. Ra đời ở thập niên 60. Hiện tại rạp đã bị đập ra cho dự án xây dựng thành Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM.
Nghệ sĩ cải lương trong các thập niên 60, 70, 80, không có nghệ sĩ nào là không có dịp hát trên sân khấu của rạp hát Hưng Đạo, một rạp hát lớn nhất ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Do đó, rạp hát Hưng Đạo lưu giữ nhiều kỷ niệm, nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của nhiều đoàn hát đại ban. Rạp Hưng Đạo cũng là nơi mà nhiều đoàn hát đã hát những tuồng xã hội cận đại rất hay, nhiều tuồng Tàu, tuồng Hồ Quảng và cả những tuồng chiến tranh của đoàn hát Hoa Sen. Ngày nay, mỗi khi nhắc lại những tuồng từng thu hút đông đảo khán giả, các nghệ sĩ cải lương còn rút ra được nhiều bài học quí giá về kỹ thuật dàn dựng tuồng, nhiều cốt truyện hay, nhiều giai thoại về các nghệ sĩ thinh sắc lưỡng toàn, những chuyện tình không đoạn kết giữa nghệ sĩ và khán giả, giữa nghệ sĩ và nghệ sĩ…
Năm 1958, ông Nguyễn Thành Niệm, một nhà tư sản chủ hãng xuất nhập cảng xe hơi, đồ phụ tùng xe hơi, xe gắng máy, tủ lạnh và máy lạnh ở ngay ngã tư các đường Hưng Đạo, Nguyễn Cư Trinh và Cô Bắc, bỏ tiền ra xây cất tòa nhà Hưng Đạo 1, Rạp Hưng Đạo và một tòa nhà khác được đặt tên là Hưng Đạo 2 ở ngay ngã tư, góc đường Phát Diệm và đường Hưng Đạo.
Đến đầu năm 1960 thì ba công trình xây cất này mới hoàn thành và đưa vào thị trường khai thác. Lúc đó đoàn Thanh Minh-Thanh Nga còn mướn thường trực rạp hát Thành Xương ở đường Yersin của ông Phạm Minh Tấn. Ông Ân, em vợ của ông Nguyễn Thành Niệm, được trao quyền quản lý rạp Hưng Đạo. Ông Ân đã mời bà bầu Thơ đến văn phòng của ông trên lầu ba ở ngay mặt tiền rạp Hưng Đạo để giới thiệu rạp hát và mời bà bầu Thơ đưa đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga về hát khai trương và ký hợp đồng hát thường trực ở rạp Hưng Đạo.
Rạp mới Hưng Đạo có 1100 ghế, trừ đi những hàng ghế có chữ R tức réserver dành cho chủ rạp, đoàn hát còn 1000 ghế, chia ra 300 ghế thượng hạng giá vé mỗi ghế là 120 đồng, 200 ghế hạng nhứt, mỗi vé là 80 đồng, 200 ghế hạng nhì, mỗi vé là 60 đồng, 300 ghế hạng ba, mỗi vé là 40 đồng, nếu bán hết số vé trên, số thu trong một đêm là 76.000 đồng. Rạp Hưng Đạo ở địa điểm tốt, có máy lạnh nên dù hát trưa chúa nhựt hay những ngày mùa hè, khán giả đến xem hát nghẹt rạp vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Trong bảy năm, từ 1960 đến năm 1967, đoàn Thanh Minh-Thanh Nga hát thường trực tại rạp Hưng Đạo, lúc nào cũng đông khách, với những tuồng hát: Nửa Đời Hương Phấn, Con Gái Chị Hằng, Đôi Mắt Người Xưa, Ngả Rẽ Tâm Tình, Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Vàng Sáu Bạc Mười, Bọt Biển 1 (Chuyện Chúng Mình) Bọt Biển 2 (Chuyện Xóm Mình, Bọt Biển 3 (Chuyện Tình và Tiền), Bọt Biển 4 (Chuyện Trên Cung Trăng), Hoa Mộc Lan, Rồi Ba Mươi Năm Sau.
Bà bầu Thơ biết khi có tuồng mới, đáp ứng theo yêu cầu của khán giả thì đoàn hát sẽ có doanh thu cao, vì vậy bà dám mướn bảy soạn giả thường trực, luân phiên cung cấp tuồng mới cho gánh hát. Đó là các soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng, Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Kiên Giang, Hoàng Khâm, Viễn Châu.
Khán giả trí thức, công chức, các bà chủ sạp trong các chợ Bến Thành, cầu Ông Lãnh, chợ An Đông, các em học sinh và đông đảo các cô vũ nữ, gái bán bar là khán giả thường xuyên của đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga. Họ thân thiết với nghệ sĩ, có nhiều nghệ sĩ có vợ trong giới vũ nữ. Ở đô thành tình hình an ninh bảo đảm, sinh hoạt của dân chúng trong các lãnh vực mua bán, ăn uống, giải trí về đêm ngày càng phát triển, điều đó giúp cho các nhà tư sản dám bỏ vốn ra đầu tư xây dựng thêm nhiều rạp hát và lập ra nhiều gánh hát cải lương.

(Theo soạn giả Nguyễn Phương)








                 

Tại mũi tàu Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh khi xưa có khách sạn Metropole là nơi ở của nhân viên kỹ thuật, quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ngày 04 tháng 12 năm 1965 báo chí Sài Gòn bình luận liên tục và chạy tít - Việt Cộng đánh bom khách sạn Metropole. Sức công phá của quả bom phá hủy một phần kiến trúc của Metropole nhưng thổi tung qua bên đường đối diện phá hủy hàng loạt ngôi nhà của cư dân sanh sống làm ăn tại đó gây thiệt hại 8 nhân viên người Việt và 2 binh sĩ đồng minh thiệt mạng. Khoảng dưới 200 người thương tích nặng nhẹ, phá hỏng hoàn toàn tài sản. Sau này Metropole là Khách Sạn Bình Minh.







              
Đi tới bên trái ta thấy tòa nhà khi xưa là khu chung cư của người Pháp về sau thời chiến tranh là bệnh viện Hải quân Mỹ sau là bệnh viện dã chiến thứ 17. 


 Building số 263 Trần Hưng Đạo Sài Gòn

Tòa nhà này khi xưa là một chung cư Pháp kiều. Khi Pháp rút đi tòa nhà thuộc sở hữu của chính quyền Việt Nam. Tháng 10 năm 1962 tòa nhà này được sử dụng làm bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ cho đến ngày 1 Tháng 4 năm 1966 thì được chuyển cho lục quân Hoa Kỳ trở thành bệnh viện dã chiến số 17 và chấm dứt hoạt động ngày 3 Tháng 1 năm 1968. Sau năm 1975 tòa nhà được sử dụng làm công ty bách hóa thành phố. Ngày 20 tháng 6 năm 1990 UBND TPHCM ra quyết định số 237/QĐ-UB điều chính hai tòa nhà 263 - 265 thành trung tâm răng hàm mặt thành phố.

Building 263 thập niên 50


        Quang cảnh trong trận đánh Bình Xuyên 1955



Navy hospital




 17th Field Hospital




Máu tiếp cho người bị thương được trực thăng chuyển đến một con đường ở trung tâm Saigon trong trận tấn công của VC. Một binh sĩ Mỹ khiêng thùng máu từ trực thăng đang chạy về phía trạm cấp cứu. Chiếc trực thăng đã bị trúng đạn bắn sẻ. (UPI)

               

 Huy hiệu của bệnh viện


 Bệnh viện răng hàm mặt khi chưa chỉnh trang


 Bệnh viện răng hàm mặt ngày nay
                       

Qua khu bệnh viện này chúng ta tới ngả tư Trần Hưng Đạo - Huỳnh Quang Tiên (Hồ Hão Hớn). tại đây có khách sạn International khi xưa là tổng hành dinh tiểu đoàn 716 quân cảnh Mỹ.





Cửa hàng Sài Gòn Motor chuyên mua bán xe hơi 

góc ngã tư Trần Hưng Đạo-Huỳnh Quang Tiên

                                                                      (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...