Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

CÓ THỂ CHÚNG TA CHƯA BIẾT HẾT

BEYLIÉ. Tượng bán thân của  général de.
KHU TRƯỜNG THI GIA ĐỊNH.
 TRUNG TÂM SINH HOẠT THANH NIÊN.


Tượng bán thân này nằm trong bãi cỏ hình bán nguyệt thuộc khu vực Trường thi (ancien Camp des Lettrés) đường  Blancsubé.


Khu vực Trường Thi trong bản đồ 1882 lúa đó chưa có đường M. Pourpe



Bản đồ 1923 cho thấy khu vực này là một công viên



Tượng đài Tướng Léon de Beylié

           Léon, Marie, Eugène de BEYLIÉ sinh ngày 26 tháng11 năm 1849 Tại Strasbourg và qua đời ngày 15 tháng 7 năm 1910 gần Tha-Dua trên sông Mêkông (Lào), là một tướng tướng, nhà khảo cổ học và ân nhân của Bảo tàng Grenoble .
Sự nghiệp quân sự của ông diễn ra chủ yếu ở Đông Dương thuộc Pháp , nơi ông qua đời trong chiến dịch quân sự lần thứ sáu của mình.


Léon de BEYLIÉ


Quốc sử quán triều Nguyễn mô tả Trường thi Gia Định trong sách Đại Nam nhất thống chí, phần "Tỉnh Gia Định", như sau: Trường nằm trên đất thôn Hòa Nghĩa, phía tây thành Gia Định, có "chu vi 193 trượng 6 thước (khoảng 850m), tường cao 4 thước 5 tấc (gần 2m)". Như vậy khu vực này là một hình tứ giác mà các cạnh của nó là đường Blancsubé (Duy Tân/Phạm Ngọc Thạch), đường M. Pourpe (Nguyễn Văn Chiêm), đường Chasseloup Laubat (Hồng Thập Tự/Nguyễn Thị Minh Khai) và đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng).




Trường thi Gia Định là nơi Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hòa ước Sài Gòn với Pháp ngày 5 tháng 6 năm 1962. 



Khung cảnh lều chõng ứng thí tại Trường thi Gia Định

Sau khi chinh phục được Sài Gòn và Gia Định, Người Pháp đã chiếm khu Trường Thi và lập một đài cung cấp nước cho thành phố ở cạnh khu vực này. Người Pháp sử dụng khu này cho quân đội, làm nhà ở cho nhân viên thủy cục và xây sân tennis. Về sau người Pháp cho xây  dựng một công viên nhỏ và nơi đó đặt tượng bán thân của  tướng Beylié. Không biết lý do bức tượng này đã bị dẹp bỏ nhưng một điều rõ ràng là khu vực này sau đó biến thành một quần thể sân tennis. Đây là nơi hình thành Câu lạc bộ Boule Gauloise, Hội quần vợt Garcerie -Tennis Club, tập hợp những tay vợt có tiếng sài Gòn lúc bấy giờ, cụ thể như ông Nguyễn Văn Chiêm mà về sau người Pháp lấy tên ông đặt cho con đường bên hông khu vực này.
Đến thời VNCH, phía bên Hồng Thập Tự và Duy Tân là trụ sở của Thanh niên Cộng hòa. Về sau là trung tâm sinh hoạt thanh niên số 4 Duy Tân. Năm 1972 tại nơi này đã tổ chức cuộc triễn lãm ảnh nghệ thuật quốc tế. Sau 1975 nơi này là nhà văn hóa thanh niên.

                                                                                    (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...