Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.

LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN

CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)


TESTARD. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối quảng trường Maréchal-Joffre với đường Verdun.
Đầu tiên tên là đường Larclause nối dài. Tên sau này được đặt vào ngày 28 tháng 2 năm 1897.


Bản đồ 1898


Bản đồ 1958 là đường Trần Quý Cáp

Ghi chú: bản đồ hiện tại là Võ Văn Tần

Jules, Marcelin, Albert TESTARD sinh ngày 17 tháng 11 năm  1814. Ông vào quân đội thuộc địa năm 1833. Ông từng là chỉ huy tại Nouméa, Nouvelle-Calédonie. Năm 1861, ông đến Sài Gòn phục vụ dưới quyền của đô đốc CHARNER. Ông là thiếu tá thuộc trung đoàn thứ 3 hải quân. Ông chết trong trận đánh đồn Kỳ Hòa.


THÉVENET. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Mac-Mahon với đường Verdun.
Đường Thévenet được xây dựng hai lần: Phần thứ nhất từ đường Mac-Mahon đến đường Barbé hồi đầu thế kỷ 20; phần thứ hai từ đường Barbé đến đường Verdun vào năm 1908.
Đầu tiên là đường số 6, tên sau này được đặt vào ngày 30 tháng 3 năm 1905.



Bản đồ 1923


Bản đồ 1958 là đường Tú Xương


THÉVENET đến Sài Gòn năm 1897 và là kỹ sư cầu đường, giám đốc nha Công chánh Nam Kỳ.



THOMSON. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Mayer tới đường Legrand-de-la-Liraye và chạy dọc theo mặt đông bắc nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
Năm 1906, một kiến nghị tên là FONTAINE của chánh ủy viên Troupes coloniales đưa lên hội đồng thành phố nên đặt một cái tên cho con đường số 9 nơi ông ta cư ngụ. Đế nghị này được chấp thuận với cái tên là THOMSON, người kế vị của LE MYRE DE VILERS.
Về sau với quyết định ngày 23 tháng 1 năm 1943, cái tên Paulin VIAL đã thay thế tên cũ.


Bản đồ 1923 là đường THOMSON


Bản đồ 1943 là đường Paulin VIAL



Bản đồ 1958 là đường Phan Liêm



Charles, Antoine, Francis THOMSON sinh ngày 25 tháng 9 năm 1845 tại Mustapha Pacha ngày nay là Sidi M'Hamed, quận Algiers, và qua đời tại Marseilles vào ngày 9 tháng 7 năm 1898, là một quan chức và nhà ngoại giao Pháp, thống đốc của Nam kỳ 1882-1886.


Francis THOMSON

TRUONG-MINH-KY. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Larégnère với đường Flandin. Là con đưởng hẹp và ngắn, nó còn kéo dài tới đường Lacant rồi đường Verdun.
Theo lời đề nghị của ông TRAN THAI NGUYEN mong muốn hội đồng thành phố đặt tên Trương Minh Ký cho một đường. Người ta đã lấy một phần của đường Lacant để đặt tên này.
Về sau quyết định của toàn quyền ký ngày 23 tháng 1 năm 1943 đã lọai bỏ tên Lacant và con đường này hoàn toàn mang tên Trương Minh Ký.


Bản đồ  1937 là đường Lacant


Bản đồ 1943 là đường Trương Minh Ký



Bản đồ 1958 tên không đổi

Ghi chú: Bản đồ hiện tại là đường Nguyễn Thị Diệu


Trương Minh Ký sinh tại Chợ Lớn ngày  16 tháng 10 năm 1855 và mất tại sài Gòn ngày 11 tháng 8 năm 1900. Ông là ủy viên hội đồng thành phố và đã hiến đất của ông cho việc xây dựng con đường này. là nhà giáo, nhà báo, nhà văn hóa Việt Nam. Cũng như thầy mình là Trương Vĩnh Ký, ông có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển nền văn học Quốc ngữ Việt Nam.



TURC. Hướng Đông Bắc – Tây Nam đường rất ngắn nối đường Catinat với quảng trường Rigault-de-Genouilly sông Sài Gòn.
Là một trong những con đường người Pháp xây dựng tại Sài Gòn và là con đường tỏa ra quảng trường Rigault-de-Genouilly. Đầu tiên nó là đường số 7. Với quyết định của thị trưởng BARBIER và sự phê chuẫn của đô đốc DUPRÉ ngày 27 tháng 1 năm 1871 đặt tên cho nó  là đường Turc.


Bản đồ 1882


Bản đồ 1958 là đường Hồ Huấn Nghiệp


Louis TURC sinh ngày 5 tháng 3 năm 1829 ở SaintGermain-de-la-Corbette (Lozère). Ông vào trường y hải quân năm 1854 và trở thành bác sĩ giải phẩu hạng 3 vào năm 1856.
Đến Sài gòn, ông là bác sĩ giải phẩu ở  Mỹ Tho trước khi ông qua lãnh vực dân sự. Ông là thanh tra tập sự trong Affaires indigènes ngày 1 tháng 8 năm 1865. Được xếp hạng 4 ngày 1 tháng 1 năm 1867; được xếp hạng 3 ngày 15 tháng 5 năm 1867. Tám ngày sau đó, ông trở thành ủy viên hội đồng thành phố.
Năm 1874, ông là lãnh sự tại Hải Phòng và ở đó cho tới năm 1879. Ông rời Đông Dương ngày 21 tháng 12 năm 1884.



VANNIER. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Georges-Guynemer với đại lộ Charner.
Là một con đường xưa có tên đầu tiên là đường số 5, đổ ra quảng trường Rigault-deGenouilly. Tên VANNIER được đât bởi quyết định của đô đốc DE LA GRANDIÈRE ngày 1 tháng 2 năm 1865.
Năm 1937, đoạn đường từ quảng trường tới đại lộ Charner đổi tên lại là đường des Frères-Denis.


Bản đồ 1878


Bản đồ 1943 có một đoạn đường đổi tên des Frères-Denis.



Bản đồ 1958 là đường Ngô Đức Kế


Philippe VANNIER sinh ở Auray (Morbihan) năm 1762.   Từ năm 1778 ông tham gia phục vụ Hải quân Hoàng gia Pháp, và được ghi nhận là đã tham gia vào cuộc Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ.
Philippe Vannier giúp đỡ Nguyễn Ánh theo lời kêu gọi của giám mục Bá Đa Lộc. Năm 1790, Nguyễn Ánh giao cho ông chỉ huy một còn tàu trong hạm đội của mình. Năm 1792, ông điều khiển một con tàu trước đó do Jean-Marie Dayot chỉ huy và đánh nhau trong trận Quy Nhơn. Năm 1800, Philippe Vannier chỉ huy tàu Phượng Phi, con tàu lớn nhất trong lực lượng hải quân của Nguyễn Ánh với 26 súng và 300 lính. Tháng 4 năm 1801, ông lại đánh nhau ở trước Quy Nhơn một lần nữa và được thăng lên hàm Đô đốc chỉ huy Hải quân quân Nguyễn. Trận này đã mở đường cho Nguyễn Ánh tiến ra Bắc.
Sau khi chiến tranh kết thúc, ông ở lại Việt Nam và trở thành quan Nhà Nguyễn. ông cưới một phụ nữ người Việt theo công giáo tên là Madeleine Sel-Dong và có rất nhiều con. ông phục vụ với tên Việt Nguyễn Văn Chấn tới năm 1826 nhưng rời khỏi Việt Nam cùng thời gian với Jean-Baptiste Chaigneau, sau khi vị vua không ưa Pháp là Minh Mạng lên ngôi.
Philippe Vannier mất ngày 6 tháng 6 năm 1842 tại Lorient. 



VASSOIGNE. Hướng Bắc Đông Bắc – Tây Tây Nam nối đường Paul-Blanchy với đường Paul Bert. Nó tiếp giáp với chợ Tân Định.
 Xưa là đường số 41. Ngày 30 tháng 3 năm 1906, hội đồng thành phố đặt tên Vassoigne cho con đường này.


Bản đồ 1920


Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Trần Văn Thạch

Ghi chú: Bản đồ hiện tại là đường Nguyễn Hữu Cầu


Jules, Jean, Pierre DE VASSOIGNE  sinh ngày 27 tháng 5 năm 1811 ở Rivière-Salée ( Martinique ) và qua đời ngày 3 tháng 10 năm 1891 ở Paris , là một tướng Pháp.
Ông nổi bật ở Baltic trong năm 1854 chống lại người Nga (Chiến dịch của Bomarsund), Ngày 22 tháng 9 năm 1856, ông được bổ nhiệm làm Đại tá và chỉ huy Trung Đoàn 3 (1856/1859) tại Rochefort. Vào ngày 7 tháng 11 năm 1860, ông được thăng tổng tư lệnh và phái đến Bắc Kỳ để giải tỏa Tourane. Vào giữa tháng 2 năm 1861, ông được giao nhiệm vụ chuẩn bị tấn công mặt đất trên đường tới Ki-Hoa Ngày 27 tháng 2 năm 1861, tấn công các pháo đài của Ki-Hoa, ông ta bị thương nặng bởi một mũi tên. 


Pierre DE VASSOIGNE

VERDUN. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối giao lộ các đường Krantz, Frère-Louis, Phan-thanhGian, La-Grandière, Lacote tới phần giáp ngoại ộ thành phố theo hướng Tây Bắc. Nó còn là đường quốc lộ 1 nối Sài Gòn với Pnom-Penh.
Đường này trước đó chỉ là một đường mòn. Nó mang tên là đường Thuận Kiều theo tên một ngôi thành An Nam dsu này đã bị san phẳng ở một chục cây số cách Sài Gòn hay cách hai cây số của con đường Pnom-Penh trên hương lộ đến Đức Hòa.
Năm 1916, một ủy ban của hội đồng thành phố đề nghị đặt tên cho con đường này là đường Verdun và lời đề nghị được chấp thuận (10/8/1916).


VERDUN là một trận lớn chính của mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trận đánh nổ ra giữa quân đội Đức và Pháp từ 21 tháng 2 đến 19 tháng 12 năm 1916 xung quanh Verdun-sur-Meuse ở đông bắc Pháp.



Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Lê Văn Duyệt Sài Gòn

Ghi chú: Bản đồ hiện tại là đường Cách mạng Tháng 8


VIÉNOT. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam là con đường chạy dọc chợ Bến Thành nhập với đường Espagne ở phần đầu đại lộ Bonard.
Tên được đặt theo quyết định ngày 20 tháng 6 năm 1913.


Bản đồ 1926


Bản đồ 1958 là đường Phan Bội Châu

Henri VIÉNOT sinh ở Fécamp (SeineInférieure) ngày 2 tháng 5 năm 1847, là luật sư. Năm 1873 ông đến Sài Gòn và hành nghề tại đây. Ông mất ngày 3 tháng 4 năm 1884.



VIGERIE. Đường René. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Richaud với đường Legrand-de-la-Liraye khu vực Đa Kao.
Đầu tiên là đường số 5. Tên mới được đặt vào ngày  26 tháng 4 năm 1920.


Bản đồ 1926


Bản đồ 1958 là đường Phan Kế Bính



René, Jean VIGERIE sinh ở Sài Gòn ngày 17 tháng 8 năm 1890. Là thầy ký hạng 3 của tòa thị trưởng. Chết trong trận chiến tranh thế giới ngày 28 tháng 6 năm 1917.

                                                                                                     (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...