Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.
LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN
(Phần tiếp theo)
ROLLAND. — Đường Antoine. Hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam nối đường Cailar vời đường
Ascoli. Đường nằm ở thương cảng Khánh Hội, song song với sông Sài Gòn và đường Jean-Eudel
và ở khoảng nửa đường của đường này.
Tên Antoine ROLLAND được đặt
vào ngày 23 tháng 6 năm 1930.
Bản đồ 1932
Bản đồ 1958 là đường Trần Văn Dư
Ghi chú: Con đường về sau không còn vì nằm trong cảng Sài Gòn.
Antoine hay Antony ROLLAND là thương
gia. Ông bắt đầu sự nghiệp trong hải quân và được thưởng huy chương Légion
d'honneur (1 tháng 1 năm 1867). Vài năm sau, ông nghỉ việc và vào làm ở Compagnie
des “Messageries maritimes”.
Năm 1885, ông đến Sài Gòn. Sau 17 năm hiện diện tại thuộc địa, ông trở
thành chủ tịch phòng thương mại, thành viên của hội đồng tư nhân, thành viên của
hội đồng tối cao Đông Dương và chủ tịch của nhiều ủy ban.
Ông rời Đông Dương tháng 2 năm 1902.
ROUELLE. Đường mòn. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đại lộ Bonard
với cảng Le-Myre-de-Vilers. Đường mòn Rouelle là một phần ở trung tâm đại lộ Charner.
Việc đặt tên này để vinh danh viên thị trưởng thành phố trong phiên họp
ngày 8 tháng 6 năm 1927.
ROUELLE sinh ngày 24 tháng
9 năm 1866 ở Granville (Manche).Ông là thuyền trưởng trong «Compagnie des
Chargeurs réunis”. Tháng 1 năm 1902, ông là nhân viên cùa công ty ở Hải Phòng.
Vào Sài Gòn năm 1906 và làm việc trong suốt 23 năm.
Là thị trưởng Sài Gòn từ 1925 đến 1929 và là phó chủ tịch phòng thương mại.
Ông mất ở Monaco ngày 26 tháng 1 năm 1936.
ROUSSEAU. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối rạch Thị
Nghè với đại lộ Norodom chạy dài ở một phần thảo cầm viên.
Đầu tiên tên của nó là đường Tây Ninh. Tên ROUSSEAU được đặt vào ngày 24
tháng 2 năm 1897. Năm 1936, phần phía Đông Nam lấy tên là Dr. Angier bởi quyết
định ngày 23 tháng 1 năm 1943 và sau đó thay thế tên ROUSSEAU.
Bản đồ 1898 là đường Rousseau
Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Bĩnh Khiêm
Armand
Rousseau (1835 -
1896), là một chính trị gia của Đảng Cộng hòa, Toàn quyền Đông Dương
cho đến khi qua đời. Rousseau sinh vào ngày 24/8/1835 tại Tréflez.
... Ông mất ở Hà Nội khi còn đương nhiệm Toàn quyền Đông Dương
(10/12/1896).
ROZE. — Đường Amiral. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Taberd
trước vườn Maurice Long tới đường Colonel-Boudonnet trước nhà ga.
Năm 1870, BLANCSUBÉ
mong muốn hội đồng thành phố đặt tên đường
này là Amiral Roze. Năm sau lời đề nghị cũng chưa hồi đáp, ông đặt lại vấn đề
và mong muôn cái tên này được đặt cho một con đường ở chợ. Cuối cùng lời đề nghị
được đáp ứng.
Bản đồ 1926
Nam tước Pierre-Gustave Roze (28 tháng 11 năm 1812 - tháng 11 năm 1883)
là một đô đốc Pháp. Ông được sinh ra ở Toulon , Pháp và trong suốt
cuộc đời trưởng thành của ông phục vụ như là một sĩ quan hải quân sự nghiệp. Là
một đô đốc trẻ (contre-amiral), ông phục vụ ở Mexico trong thời gian Pháp can thiệp
vào năm 1862. Năm 1865 ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trạm Viễn Đông của
Pháp (Station des mers de Chine). Là chỉ huy , ông ta đóng quân
chủ yếu tại Yokohama, trụ sở của Phi đội Viễn Đông của Pháp, mặc dù ông ta tham
gia vào các hoạt động hải quân ở gần Triều Tiên và Đông Dương thuộc
Pháp vào năm 1866.
SABOURAIN. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Viénot chạy dài theo hướng Đông Nam chợ Bến
Thành tới đường Filippini.
Đường Sabourain ra đời (ngày 18 tháng 11
năm 1908) khi xây dựng chợ Bến Thành (1913 -1914). Mảnh đất nơi đặt con đường
này thuộc sở hữu của ông SABOURAIN.
Bản đồ 1932
Gustave SABOURAIN sinh ngày 15 tháng 6 năm 1866 ở Vasles (Deux Sèvres). Ông
là người đại diện cho nhà vua Pháp ở Sài Gòn từ năm 1904 đến 1908. Sau đó ông rời
thuộc địa tuy nhiên cũng có qua lại. Cuối cùng yên vị tại Montecarlo
(Alpes-Maritimes).
SCHRŒDER. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Espagne với đường Colonel Boudonnet chạy dài mặt Tây Nam
khu chợ.
Cái tên SCHRŒDER được hội đồng
thành phố đặt cho con đường này năm 1913 khi xây dựng chợ Bến Thành.
James,
Karl SCHRŒDER sinh ờ
Paris ngày 13 tháng 2 năm 1847. Là kỹ sư, ông được gọi sang Ai Cập để hoàn
thành bản đồ về quốc gia này. Cũng từ Ai Cập, ông đến Sài Gòn. Ông hoạt động ở
nhiều xí nghiệp.
Ông tham gia chính trị và là thành viên
của phòng thương mại Sài Gòn, thẩm phán tòa án thương mại, ủy viện hội đồng thuộc
địa, , ủy viện hội đồng thành phố. Năm 1879, ông là tổng đại diện tại Nam kỳ của viện hàn lâm
Đông Dương ở Paris. Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 1888 ở Sài Gòn.
SOHIER. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Paul-Blanchy
với đường de Massiges.
Đường được
làm vào năm 1877, cái tên SOHIER được dự trù trước khi con đường được vạch ra
(quyết định của đô đốc Duperré ngày 14 tháng 5 năm 1877).
Joseph, Hyacinthe SOHIER chào đời tại Désertines (Mayenne) ngày 22/9/1818. Ông vào học
tại Tiểu chủng viện Précigné (Sarthe) và Đại chủng viện Mans. Chịu chức phó tế, thầy gia nhập Chủng viện Hội Thừa
Sai Hải Ngoại ngày 21/2/1842, rồi thầy thụ phong linh mục ngày 21 tháng 5 sau
đó và lên đường đi Miền Truyền Giáo Đàng Trong ngày 21 tháng 12 cùng năm
đó.
Vào năm 1844, cha
Sohier thuộc Miền Truyền Giáo Đông Đàng Trong và năm 1850 thuộc Bắc Đàng Trong,
khi các giáo phận này được thành lập.
SOMME. Đại lộ de la. Hướng Đông – Tây nối quảng trường Cuniac với cảng Le-Myre-de-Vilers
gần cột cờ Thủ Ngữ.
Đại lộ de la Somme trong thời đầu chinh phục là một
con kênh đào. Rồi các con đường được thành lập từng phần trong đó có con đường
đặt tên là đường số 3. Rồi sau đó, một
có tên là đường Dayot và một là đường Canton. Đến khi có lẽ vào năm 1870, con
kênh được lấp và hai con đường được còn nguyên. Nhưng đô đốc DUPERRÉ, với quyết định ngày 14 tháng 5 năm
1877, nhập hai con đường này lại và chỉ còn một tên là đường Canton. Rồi ngày
24 tháng 2 năm 1897, hội đồng thành phố đổi tên phần phía bắc là đường Krantz
và phần phía nam là đường Duperré. Ngày 22 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố
quyết định chỉ dành một tên cho đại lộ này. Tên DUPERRÉ được bỏ qua vì thành kiến
với tên DUPRÉ còn tên KRANTZ được đem đặt cho phần phía bắc đại lộ Kitchener.
Trong lúc xem xét đề nghị này và qua xét duyệt nhiều cái tên của các thành phố
gợi lại cuộc chiến tranh thế giới thì cái tên de la «Somme» được chú ý hơn cả.
Bản đồ 1878 là đại lộ Canton
Bản đồ 1900 là đường Krantz
Bản đồ 1923 là đại lộ de la Somme
La
Somme là một tỉnh của Pháp,
thuộc vùng hành chính Picardie, tỉnh lỵ Amiens. Nới xảy ra trận chiến
khốc liệt năm 1916.
TABERD. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối
đường
Catinat (quảng trường nhà thờ Đức Bà) với đường Verdun.
Đầu tiên là đường số
21. Tên mới này được đặt theo quyết định của đô đốc DE LA GRANDIÈRE ngày 1
tháng 2 năm 1865 (lúc đó được viết là TABERT hay Thabert). Con đưởng này thời đó dài hơn
sau này, nó đi từ đường Verdun (tức là đường Pnom-Penh) tới đường Rousseau trước
Thảo cầm viên. Nhưng năm 1920, phần phía đông bắc nối với nhà thờ Đức bà và đường
Rousseau có tên là đường Lucien-Mossard.
Bản đồ 1932
Ghi chú: về sau là đường Nguyễn Du
Jean-Louis
Taberd (1794-1840),
tên Việt là cố Từ, là một nhà truyền giáo người Pháp thuộc Hội
Thừa sai Paris, Giám mục hiệu tòa Isauropolis. Ông đã dựa vào các công trình
ngôn ngữ của Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Pigneau de
Béhaine (Bá Đa Lộc) và đặc biệt nhờ vào cuốn từ điển viết tay năm 1773 của
Bá Đa Lộc để soạn nên cuốn từ điển Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị (1838)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét