Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN

ÉCOLE DES MÉCANICIENS ASIATIQUES


Trường cơ khí châu Á được thành lập vào ngày 20 tháng 2 năm 1906 theo nghị định của thống đốc Nam Kỳ Rodier trên phần đất trước đó là nhà ga đầu tiên của Sài Gòn. Để giải quyết vấn đề thiếu thốn thợ cơ khí cho các công trình tại xứ thuộc địa. Trong một phần tư thế kỷ diện tích của trường vẫn không thay đổi.



Trường cơ khí châu Á trên bản đồ Sài Gòn trong vòng tròn màu đỏ




Cơ ngơi này bao gồm 3 trường nằm cạnh nhau: Một trường kỹ thuật, một khu học nghề và một khu tập lái xe.
Trường kỹ thuật đào tạo những chuyên viên vận hành máy hơi nước, máy nổ và máy điện. Việc giảng dạy thực hiện trong một giàng đường, trình diễn các mô hình được trình bày trong phòng mô hình, những bài thực hành được diễn ra trong những hành lang để các máy móc có không gian trống vận hành cạnh bờ sông trên những chiếc tàu của chính quyền Nam Kỳ, riêng về điện thì trong xưởng đặc biệt của trường ở nhà máy điện thành phố (1).
          Khu vực học nghề gồm các nghề chính về sắt: tiện, gò, rèn, lò hơi. Những xưởng liên quan đến các nhiệm vụ khác nhau được thiết kế một cách hiện đại như các học cụ rất tiên tiến.




           Khu vực học lái xe tuyển những người trẻ tuổi trước tiên họ phải qua học tại xưởng máy trong một ga ra của chính quyền nằm tại trường. Họ phải học từ 6 đến 8 tháng để có chứng chỉ. Khi họ ra trường, không những là người lái xe tốt mà còn là người hiểu biết về máy móc và bảo trì xe. Khu vực học lái xe rất bận rộn, ngành vận chuyển mấy năm sau này có những bước phát triển đáng kể ở thuộc địa (chuyên chở công cộng, du lịch, vận tải).
         Việc thi tuyển của trường qua các kỳ thi kề cả đối với thí sinh mới 16 tuổi nếu có chứng chỉ học lực Pháp - bản xứ hay trình độ học lực tương đương. Những người học nghề và học lái xe đều được giáo dục cao, họ nhận chế độ thực tập miễn phí. Còn những học sinh ngoại trú phải trả 7 quan mỗi tháng và nội trú là 20 quan. Nhà trường cũng tiếp nhận các học sinh châu Âu.



          Các học sinh nhận bằng brevet kỹ thật hạng 2 khi qua tốt nghiệp. Họ phải qua bắt buộc năm thực tập tại bộ hải quân thuộc địa. Học chấm dứt thời gian thực tập với quân hàm và chuẩn bị cho kỳ thi nhận bằng brevet cơ điện trưởng . Từ đó mở ra cơ hội cho họ được làm việc tại cơ xưởng hải quân và kỹ nghệ. 
            Trường được điều hành bởi một kỹ sư cơ khí về hưu từ lực lượng hải quân. Trường có 6 giáo sư kỹ thuật hay trưởng xưởng đa số từ hải quân ra, 15 đốc công hay huấn luyện viên bản xứ. Tháng 5 năm 1930, trường có 175 học sinh: 85 học sinh kỹ thuật, học nghề 44 và học lái 46.




Ông Emmanuel Rosel  Hiệu Trưởng đầu tiên

Tài liệu tham khảo:
1. Cochinchine scolaire 1931
chskythuatcaothang.us/

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn người viết bài này , nhờ vậy cháu mới biết được về ngôi trường của mình .

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...