Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN

TRƯỜNG PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ

Nằm giữa Sài Gòn và Chợ Lớn (khu vực Chợ Quán) trong vùng cánh đồng mồ mả , trường trung học Pháp – bản xứ của Nam Kỳ được xây dựng trên một diện tích rộng lớn với nhiều công trình. Hình từ trên cao cho thấy một phần tư diện tích của nhà trường. Hàng rào được nhìn thấy chỉ là sự phân định tạm thời. Nhà trường và những công trình phụ thuôc được bố trí trên thực tế trên mảnh đất rộng 13 mẫu dạng hình thang bao bọc bởi bốn con đường. Con đường trãi dài theo những công trình đã xây dựng, cắt theo đường chéo của tấm hình là giới hạn của hai thành phố Sài Gòn (ở dưới bên phải) và Chợ Lớn (ở trên bên trái).






        Từ nhiều năm, bậc cao đẳng tiểu học Pháp – bản xứ được giao cho trường Chasseloup Laubat, một cơ sở pha trộn bao gồm một khu vực bản xứ và một khu vực châu Âu. Sự Phát triển không ngừng của học sinh bản xứ nhiều hơn học sinh Pháp khiến việc đáp ứng phòng học không đủ tại trường Chasseloup Laubat, mà sự mở rộng cơ ngơi tại trung tâm thành phố là điều không thể. Năm 1922, người ta đề nghị xây dựng một trường mới, duy nhất dành cho giáo dục Pháp – bản xứ. Đó là khu vực vừa đã nói ở trên, một chổ thuận tiện hơi cách xa nhưng không cô lập trong cánh đồng không sản xuất mà gió mùa hàng năm quét qua. Những viên gạch đầu tiên được đặt năm 1925; Tháng 10 năm 1927, bốn dãy lớp vừa xây xong, năm 1928 khu vực bản xứ của trường Chasseloup Laubat được di dời đến cơ ngơi mới để tồn tại như một thực thể độc lập. 
           Được nâng lên thành trường trung học ngày 11 tháng 8 năm 1928 theo nghị định số 3116 do René Robert quyền thống đốc ký, toàn quyền Đông Dương Blanchard de la Brosse đặt tên cơ sở giáo dục Chợ Quán là Petrus Trương Vĩnh Ký (1937-1898) mà bức tượng được dựng tại phía sau nhà thờ Đức Bà. 
Xây dựng bởi  kiến trúc sư quy hoạch đô thị Hébrard de Villeneuve, bảng thiết kế của trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký đã được chú ý bởi mức độ độc đáo của nó.
Trường bao gồm ba phần riêng biệt là khu lý thuyết, khu thực hành và khu trò chơi với thể thao. 
          Khu lý thuyết là một hình bốn cạnh nằm ở cổng chính mà hai cánh của nó nhô ra trong đó là khu hành chánh của nhà trường; những lớp học được tập họp trong hai khối nhà tầng bao quanh sân danh dự. Phía sau là những phòng đặc trưng như phòng hội hoạ, phòng sử và phòng địa lý, dưới lầu chuông là hội trường và phòng thực hành. 



          
          Khu thực hành bao gồm phần một là phòng ăn (600 chổ), nhà bếp phía sau khu lý thuyết, phần hai là năm toà nhà riêng biệt nằm ở phía trái của tháp nước thứ hai. Bố trí theo hình nanh sấu, những toà này được bao quanh bởi những sân chơi là nơi đổ về của các học sinh của nhiều khu vực trong giờ ra chơi (sân hình vuông mỗi cạnh dài 60 mét với những cột đèn có vòi nước ở dưới chân). Các toà nhà nay được chia làm hai phần đối xứng cách nhau bởi cầu thang ở giữa; mỗi bên gồm một tầng trệt, phòng lý thuyết, trên lầu là khu phòng ngủ có 25 giường, lavabo, phòng tắm và phòng vệ sinh có khả năng nhận 500 học sinh nội trú.
          Kéo dài bởi những dãy hàng hiên. những toà nhà được nối lại bằng những lối đi lớn thoáng sáng và tránh được mưa. Ở các từng lầu là những miếng chái che chắn trên dưới các cửa sổ, những lổ thông hơi được viền những mô típ bằng sứ màu xanh tương phản với màu ngói đỏ giữ vai trò thông khí thường trực cho các lớp và phòng ngủ. 




             Khu thứ ba là khu trò chơi và thể thao rộng 5, 6 mẫu nằm ngoài các toà nhà gồm các sân tennis, thể dục, đường chạy điền kinh, một sân đá banh, một hồ bơi, một khu vườn kiểm tra. Ở bớn góc là phòng hiệu trưởng, nhà thủ quỹ,và y tế, biệt thư dành cho giáo sư châu Âu và khu nhà ở của các giám thị bản xứ. Nhà trường được bao bọc bởi hàng rào cây xanh những mảng cỏ hoa, bóng cây che mát lác đác một vài ngôi mộ rêu xanh còn sót lại.
Trường Petrus Ký không có các lớp tiểu học phổ thông. Trường phân chia hai mảng là cao đẳng tiểu học và trung học Pháp - Bản xứ, trình độ năm thứ hai và năm thứ ba của giáo dục Đông Dương. 



           
          Ngưỡng cửa của chương trình cao đẳng tiểu học mở ra với tấm bằng đã giúp cho học sinh chọn lựa những nghề tự do trong xã hội. Những chổ làm có tiếng tăm luôn được chú ý hơn những chổ định sẳn. Sự tuyển chọn qua các kỳ thi tại đây giống như của các cơ sở giáo dục cao đẳng tiểu học khác. Riêng đối với các thí sinh có năng khiếu được nhận một chương trình giáo dục hoàn toàn Pháp (cuộc thi tuyển học sinh gốc nông dân: 100 chổ mỗi năm, thi tuyển có học bổng: 35 học bổng 35 học bổng rưỡi).
          Tiếp theo chương trình cao đẳng tiểu học là chương trình trung học Pháp - bản xứ mà thời gian là ba năm (lớp 1e, lớp 2e và lớp toán - triết chương trình trung học Pháp). Chương trình trung học Pháp là một tổng hợp nhịp nhàng của những hiểu biết về khoa học, văn chương, văn hoá phương Tây, văn hoá cổ đại châu Á (ngôn ngữ và văn chương An Nam, chữ Trung Hoa, sử địa, triết lý, tôn giáo và nghệ thuật Ấn Độ, Trung Hoa và Đông Dương).
          Trường Petrus Ký được tổ chức giống như trường trung học Pháp gồm một hiệu trưởng, một tổng giám thị và một thủ quỹ. Văn bằng tốt nghiệp thuộc thẩm quyền thành phố cấp. Trường có 20 giáo sư người châu Âu, 7 giáo sư người bản. Việc giám thị học sinh có 2 thầy người Pháp và 18 thầy người bản xứ. 
           Tháng 5 năm 1930, trường có 657 học sinh ra trường: Cao đẳng tiểu học 603 học sinh, trung học 54 học sinh; học sinh nội trú là 321 người, bán trú là 108 người, ngoại trú là 228 người, thành phần nông dân là 408 người, thành phần học bổng là 249 người.
Mùa tựu trường tháng 9 năm 1930 số học sinh đã đạt 689 trong đó có 96 là học sinh trung học.
          Trường Petrus Ký nhận được nhiều lời khen ngơi của các vị khách đến viếng thăm. Sở giáo dục công cộng Đông Dương và chính quyền địa phương của Nam Kỳ tự hào cho thế hệ trẻ bản xứ một cơ ngơi giáo dục mới mẽ và tốt đẹp.

Các đời hiệu trưởng từ 1927-1975


Năm học
Hiệu trưởng
1927-1929
Sainte Luce Banchelin
1929-1931
Paul Valencot
1931-1933
Andre Neveu
1933-1938
Paul Valencot
1938-1944
Le Jeannic
1944-1947
Taillade
1947-1951
Lê Văn Khiêm
1951-1955
Phạm Văn Còn
1955-1957
Nguyễn Văn Kính
1957-1958
Nguyễn Văn Thơ
1958-1960
Nguyễn Văn Trương
1960-1963
Phạm Văn Lược
1963-1964
Nguyễn Thanh Liêm
1964-1966
Trần Ngọc Thái
1966-1969
Trần Văn Thử
1969-1971
Trần Ngọc Thái
1971-1971
Trần Văn Nhơn
1971-1973
Bùi Vĩnh Lập
1973-1975
Nguyễn Minh Đức
1975-1977
Nguyễn Văn Thiện

               Những số liệu về trường Petrus Ký trong thời gian trước năm 1975 có tại nhiều trang web trên mạng các bạn có thể tham khảo thêm.

Tài liệu tham khảo:

- La Cochinchine scolaire 1931 — Bộ sưu tập Sách Đông Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...