VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN
ÉCOLE PRIMAIRE SUPÉRIEURE
DES FILLES FRANÇAISES
LYCÉE CALMETTE
LYCÉE MARIE CURIE
ÉCOLE PRIMAIRE SUPÉRIEURE
DES FILLES FRANÇAISES
LYCÉE CALMETTE
LYCÉE MARIE CURIE
Lịch sử của trường Marie Curie cũng như các trường lâu đời khác ở Sài Gòn cũng đều có những thăng trầm của nó. Ngày xưa những thập niên 70 khi tôi đi ngang trường đều thấy bốn mặt của trường có vẽ một dòng chữ màu đen " Trường được thành lập năm 1888", tôi không biết ai đã vẽ dòng chữ này nhưng lịch sử của trường này thực sự phải lùi dần khoảng 30 năm sau đó. Tôi cũng có kỷ niệm về ngôi trường này: một lần đi thi tuyển vào trường Lamartine và một lần học ké ở đây vì trường Lamartine bị phá hủy trong cuộc đảo chánh 1/11/1963.
Vị trí của trường cũng nằm tại
làng Xuân Hòa như trường Chasseloup Laubat ở trung tâm của quận 3 sau này. Trường
nằm trong sự bao bọc của 4 con đường: mặt chính là đường Mac Mahon sau Charles
De Gaule/Công Lý/Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Mặt lưng là đường Barbé/Lê Quý
Đôn, hai mặt hông là đường Legrand de la Liraye/Phan Thanh Giản. Điện Biên Phủ
và đường Jauréguiberry/Ngô thời Nhiệm. Ngôi trường
được xây dựng trên mảnh đất là trước đó là cái gì thì tới bây giờ cũng không biết
được.
Vị trí của Trường primaire supérieuse des filles françaises trên bản đồ
Theo đề xuất của chính quyền thuộc địa ở Sài Gòn thời Jules
Maurice Gourbeil làm toàn quyền là tìm kiếm một vị trí thuận lợi để xây một ngôi trường dành cho học sinh nữ người Pháp đó là năm 1915. Sau 3 năm xây dựng trường đi vào hoạt động và có tên là École primaire supérieuse des filles françaises *trường cao đẳng tiểu học các nữ học sinh Pháp).
Nhà bếp trong trường primaire supérieuse des filles françaises
Trường
primaire supérieuse des filles françaises tọa lạc ở
khu vực cao,trong lành vả yên tĩnh nhất của Sài Gòn. ở trung tâm khu cư trú,
nơi đó là không gian của các biệt thự đầy bóng mát. Trên vùng đất giồng vào từ
3 đến 5 mét so với vùng thấp nhất của thành phố là nơi của bến cảng và dịch vụ
thương mại.
Với dáng vẻ thú vị
những tòa nhà được xây dựng cách đây mười năm đã thích nghi hoàn toàn với khí hậu.
Nhà trường là một hình chữ nhật. Những phần khác nhau được ngăn cách bởi những
bức tường và bao bọc bằng những khu vườn, trong đó chia ra làm hai sân ở trong.
Mổi phòng học đều có hai mặt đối diện mở tạo sự thoáng khí cho các bức tường
bên ngoài. Sức nóng của mặt trời được điều hòa bởi những hành lang dài vừa dung
làm mái hiên vừa dung làm nơi đi. Hai sảnh được dung làm nơi trú mưa cho học
sinh.
Ngôi
trường cảm nhận hoàn toàn sự tiện nghi, thanh lịch và tươi vui, Các sảnh và
hành lang được phủ bởi các bức tranh sang, những vuông gạch tô màu. Những bồn hoa,
những cây cối theo khối, những thảm cỏ được tưới tiêu quanh năm tạo mảng xanh
dù là tháng mùa khô khi mà cây cỏ ở Nam Kỳ bị nung cháy bởi ánh mặt trời.Bao
quanh bởi những cây canna, sân danh dự được trang trí bằng một cây cọ dáng quý
phái mà dưới bóng của nó mổi ngày bốn lần học sinh sắp hàng qua đây.
Những
vật dụng bên trong cũng như bên ngoài đáp ứng yêu cầu về giáo dục hiện đại và vệ
sinh vùng nhiệt đới. Được bảo vệ bởi những mái hiên di động, các lớp được làm
mát bởi những quạt máy. Tầng trên trong những nhà ngủ là những chiếc giường với
mùng lưới, những lavabo bằng sứ, những phòng tắm có vòi sen và bồn tắm. Nhựng học
sinh bán trú nghỉ trưa – rất cần thiết ở xứ này – trong những sân mái che trên
những chiếc ghế mây. Tình trạng vệ sinh rất tốt, những ca bệnh nặng hay những
buối vắng mặt ngắn không nhiều.
Trường
được điều hành bởi một nữ hiệu trưởng, một tổng giám thị và một dame - économe. Năm nữ giáo sư và mười hai nữ
giáo viên họp thành một nhóm giảng dạy. Tám giám thị trông coi việc học hành.
Tháng
năm năm 1930 có tất cả 429 học sinh bao gồm 234 ngoại trú. 120 nội trú và 75
bán trú; tháng chin năm 1930 số học sinh là 454.
Những
học sinh người Pháp tạo thành nền cho số lượng học sinh. Phần còn lại là sự pha
trộn, Nhà trường cũng mở cho các học sinh nữ gốc Ấn thuộc Pháp, học sinh nữ Nam
Kỳ, học sinh nữ Âu – Á và Ấn – Việt. Phải kể thêm vài học sinh Cam Bốt, Lào, Nhật
và Trung Hoa muốn tiếp nhận nền giáo dục của Pháp. Sự đa dạng chủng tộc này
kích thích sự thi đua không phương hại đến trật tự kỷ luật của trường, nó đem đến
cho trường một chất lượng độc đáo.
Trường
primaire suprieure là tập hợp thực tế của ba trường riêng biệt: Một trường tiểu
học (11 lớp với 348 học sinh), một trường cao đẳng tiểu học được gọi là năm thứ ba với
66 học sinh và một trường nhỏ gọi là trường sư phạm (1 khu với 15 học sinh)
Trường
chuẩn bị tất cả các chứng chỉ và bắng cấp giáo dục tiểu học Pháp. Những học phần
được tổ chức trong mỗi khóa học theo chương trình của trường phụ thuộc vào kế
hoạch của thành phố. Có nghĩa là phải tuân theo và áp dụng các phương pháp và
các quá trình của giáo dục như nhau. Sự ghi chép về thuộc địa được tìm thấy
trong tất cả những đề tài, trong những bài luận văn bảo tàng học, trong sự lựa
chọn các bài văn chính tả hay luận văn Pháp, lấy từ nguốn cảm hứng về các cảnh
sinh hoạt và những tập quán địa phương, trong những phần quan trọng của địa lý
Đông Dương, v.v…
Từ
năm 1928 nhà trường có phương pháp giáo dục thường thức để tạo niềm thích thú cho
học sinh. Các học sinh học tập các phương pháp để quán xuyến công việc ở nhà
như: nấu nướng và sửa soạn bữa ăn, giặt và ủi đồ, may vá và các công việc tiện
ích khác.
Hình
dưới đây cho thấy cảnh buổi học thường thức; bồn rữa được lắp ở bên trong phòng
đề tránh ánh nắng, nhà bếp được đặt bên phòng kế cận với các dụng cụ chọn lọc.
Với
các tòa nhà, bàn ghế cũng như các vật dụng khác giống như các trường khác trong
thành phố, trường primaire supérieuse des filles françaises ở Sài Gòn được ghi nhận là sự thành công và
không ngừng phát triển. Phút chốc các cơ ngơi trở nên bé nhỏ do nhu cầu về học
sinh tăng dần theo từng năm.
Đến năm 1939 trường tiếp nhận được 855 học sinh bình quân mỗi lớp khoảng 48 người.
Năm 1941, quân Nhật vào Đông Dương. Trường bắt đầu di tản sang École maternelle ở đường Blanscubé/Duy Tân/Phạm Ngọc Thạch (về sau là trường đại học Luật khoa trước 1975). Quân đội Nhật sử dụng trường làm bệnh viện.
Mùa tựu trường tháng 10 năm 1941. nhà trường hoạt động trong sự thiếu thốn nhiều mặt về vật chất và các lớp thì học sinh chen chúc.
Mùa tựu trường tháng 10 năm 1942 thì trường đổi tên là lycée Calmette.
Mùa tựu trường tháng 10 năm 1943 trường vẫn hoạt động với 830 học sinh dưới sự kiểm soát của người Nhật, Học sinh phải núp trốn trong các hầm trú ẩn mỗi khi máy bay Đồng minh thả bom xuống Sài Gòn.
Ngày 8 tháng 3 năm 1945 quân Nhật đảo chánh Pháp, mọi hoạt động tạm thời ngưng lại.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945 Sài Gòn được giải phóng khỏi tay Nhật.
Năm 1946 Trường đổi tên một lần nữa là Trung tâm Trung học
Lucien Mossard (Centre Secondaire Lucien Mossard) với 300 học sinh với 8 lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Các học sinh nữ chuyển tạm sang trường Chasseloup Laubat.
Ngày 18 tháng 3 năm 1946 trường chia lớp với các học sinh trường Việt là Gia Long và Petrus Ký.
Mùa tựu trường năm 1947 trường tiếp thu toàn vẹn cơ ngơi nhưng hoạt động như là một trường tiểu học bình thường dưới cái tên là Petit Lycée Calmette.
Năm 1948: Theo nghị định ngày 12/12/1947, trường đổi tên là Lycée Marie Curie . Trường có 2.500 học sinh, 80 giáo sư và 5 giáo viên tiểu học. Thành lập thêm 2 cơ sở phụ : Lamartine và Colette.
Năm 1970 Trường Marie Curie phải tiếp nhận các học sinh nam của trường Jean Jacques Rousseau chuyển sang sau khi trường này được giao lại cho chính phủ Việt Nam.
Tháng 4 năm 1975 - Lycée Marie Curie tổ chức kỳ thi baccalauréat cuối cùng trước khi chấm dứt hoạt động.
Sau năm 1975 trường vẫn giữ tên cũ là Marie Curie.
Địa chỉ của trường trước năm 1975 là 159 đường Công Lý. Điện thoại: 20625.
Học sinh tiêu biểu của trường:
1. Henriette Bùi Quang Chiêu năm 1915 học trường primaire supérieuse des filles françaises và sau đó vào lycée Marie Curie. Bà trở thành
bác sĩ gốc Việt đầu tiên xuất thân từ Ðại Học Y Khoa Paris.
2. Phạm Thái
Thanh Lan (ca sĩ Thanh Lan) cựu học sinh lycée Marie Curie,
(danh sách còn cập nhật)
Sơ đồ Lycée Marie Curie
Các giám hiệu, giáo sư, giám thị và nhân viên Lycée Marie Curie qua các thời kỳ
Một cảnh văn nghệ trường (Gala)
Danh sách phát thưởng mỗi năm học
Mặt đường Lê Quý Đôn
Mặt đường Ngô Thời Nhiệm
Mặt đường Phan Thanh Giản
Danh sách các giám hiệu, giáo sư, giám thị
và nhân viên Lycée Marie Curie qua các thời kỳ
(do ông bà Louis Fages cung cấp)
- M.Mme
Louis Fages, Proviseur,
Tarbes, France
- Mme
Arnould M. Thérèse: Paris,
France
- M. André
Pierre: Créteil, France
- Mme Nguyên
Mai Anh: Joinville le pont, France
- Mme Lê thi
Bich: Paris, France
- M. Nguyên
Manh Bich: Décedé
- M. Brun (Fraternité): Livry
Gargan, France
- M. Nguyen
Minh Canh: Décedé
- Mme Nguyen
thi Ngoc Châu:
Cormeilles en Parisis, France
- M. Maurice
Chauvin: prof Hist.Géo, France
- Mme
Chidiac: Evry, France
- M. Dejean
De La Batie: Ris
Orangis, France
- M. Hoang
Manh Dê: Saigon, VN
- Mme Nguyen
Thanh Dieu:
Joinville le Pont, France
- Mme Trân
Huê Dung (Denise):
Paris, France
- Mme Nguyên
thi Duyên: Paris,
France
- M. Jacques
Escande: Prof Espagnol, Pyrénées
Atlantique, France
- Mme
Germaine Robert:
Arcueil, France
- M. Franck
Henri: Paris, France
- M. Girard
J. Pierre: Ile de
la Réunion, France
- Mme Dinh
thi Hanh: Villiers
St Georges, France
- Mme Vu
Hiên: Montrouge, France
- Mme Dang
Lê Hông: Riverside, Ca 92506, USA
- M. Pham
Ngoc Kha:
Levallois Perret, France
- M. Hô Sy
Khuê: Paris, France
- Mme Nguyen
Ngoc Luu: Créteil,
France
- Mme Dô Kim
Liêu: Créteil, France
- Mme Mallet
Geneviève: Paris,
France
- Mme Nguyen
thi Huyen Mai: Paris,
France
- M. Vu Quy
Mao: Décédé
- Mme Vu
Trung Nam: Décédée
- Mme Luong
Thi Nga: Décédée
- Mme Truong
Duc Nguyen: Texas,
USA
- M. Raymond
Pégé: Décédé
- Mme Ly
Thanh Phong (Nguyen
Huu Tieng): Décédée
- M.
Pelletier: Bauge,
France
- Melle Ngô
My Phuong: Paris,
France
- Melle Ngô
Quê Phuong: Paris ,
France
- Melle Bùi
Trân Phuong: HCMV ,
Viet Nam
- M. J.Louis
Pujos: Alpes, France
- M.Riou: Paris, France
- M. Sabot
Jean Louis:
Perpignan, France
- Mme Anne
Marie Raoult: Cannes,
France
- Mme Janine
Sanchez: Paris, France
- M. Lê Ba
Sang: Décédé
- Mme Pham
Cong Suu M. Thérèse:
Sceaux, France
- Mme Bùi
van Tuyên:
Strasbourg, France
- Mme Luong
Thi Tuyet: Chatenay
Malabry, France
- M. Vaudel
F. Xavier:
Nouvelle-Calédonie
Personnel
Administratif
- Mme
Mireille Priez:
Censeur
- Mme Jeanne
Fourrier:
Régisseur
- M. Gérard
Samuel: Conseiller d'éducation
Personnel
Enseignant
- M. Michel
Allibert: Histore
& Géographie
- M. Amadeen:
- M. Hervé
Ambroise: Math
- M. Pierre
Andre: Anglais
- Mme
Anne-Marie Benazeraf:
Français, Latin
- M.
Jean-Luc Boisliveau:
Anglais
- Melle
Christiane Bruneau:
Math
- Melle Bui
Tran Phuong:
Vietnamien, Histoire du VN
- Melle
Paule Buisson: Français
- Mme Bui
Van Tuyên:
Vietnamien
- M.
Dominique Casanova:
Math
- Mme Combes: Histoire & Geographie
- M. Dany
Cormier: Français, Latin
- Mme
Cormier: Francais
- M. Jean
Paul Croibier: Math
- M. Dang
Van Xôi: Vietnamien
- M. Laurent
Dapoigny: Français
- Melle
Thèrèse de Clercq:
Histoire & Géographie
- Mme Nicole
Decool: Anglais
- M. Decool: Histoire & Geographie
- M. Guy
Desmazieres: Init.
Econ. Sc. Econom.
- Mme Do
Dang My: Anglais
- Mme Duong
Thien Dong: Sciences
Naturelles
- Melle
Renée Duquenne:
Français, Latin
- M. Henri
Francq: Histoire & Géographie
- Melle
Solange Gaillard:
Français, Latin
- M. Gratias: Anglais (et le promoteur du
journal LUNATIK)
- M. Maurice
Graton: Math.
- M. Paul
Hartmann: Histoire
& Géographie
- M. Jacques
Herbiniere: Sc.
Econom. Bur.
- M.
Francçois Xavier Heym:
Histoire & Géographie
- M. Hoang
Manh De: Math.
- M. Ho Si
Khuê: Vietnamien, Histoire du VN
- M. Michel
James: Sciences Naturelles
- M. Jacques
Jauvert: Anglais
- Mme Suddha
Jauvert: Anglais
- Mme
Madeleine Lanau:
Français, Espagnol
- Mme
Brigitte Lecoeuvre:
Math
- M. Léon
Leonard: Sciences Physiques
- Melle Le
Thi Bich: Histoire
& Géographie du VN
- M.
Lenedelec: Math
puis Surveillant General
- Mme
Pierrette Liense:
Math
- M. René
Louis: Histoire & Géographie
- Mme Renée
Louis: Français
- Melle
Luong Thi Tuyêt:
Histoire & Géographie du VN
- M. Gérard
Madamet: Compt.Commer.
- Mme Simone
Madamet: Sténo-Dactylo
- M. Gilbert
Manzano: Math
- Melle
Gisèle Marceteau:
Philosophie
- M. Jacques
de Massiac: Français
- M.
Massiere: Sciences
Naturelles
- Melle
Jeanne Messager:
Français
- M. Bernard
Miet: Math
- Melle Ngo
My Phuong: Histoire
& Géographie du VN
- Melle Ngô
Quê Phuong:
Vietnamien
- M. Nguyen
Huu Quang: Sciences
Physiques
- M. Nguyen
Huu Tieng: Sciences
Physiques
- M. Nguyen
Manh Yen dit Bich:
Vietnamien
- Mme Nguyen
Phu Cuong:
Vietnamien
- Mme Nguyen
Thanh Tuong:
Vietnamien
- Melle
Nguyen Thi Duyên:
Vietnamien
- M. Nguyen
Van Huan:
Vietnamien
- M. Raymond
Pege: Math
- Mme M.
Jeanne Pham Minh Duong:
Français
- Mme Pham
Quang Trung: Français
- Mme Pham
Van Ich: Vietnamien
- Melle
Nicole Pujet: Sciences
Naturelles
- M. Regnier: Physique & Chimie
- M. Jacky
Riguidel: Sciences
Physiques
- Mme
Germaine Rouelle:
Français
- M. Jean
Louis Sabot: Histoire
& Géographie
- Mme Janine
Sanchez: Anglais
- Mme
Micheline Santuliana:
Math
- M. Max
Schall: Math
- M. Paul
Simon: Sciences Physiques
- M. Jean
Tournes: Français, Espagnol
- Melle Tran
Hue Dung: Dessin
- Melle Tran
thi Kim Hoàng: Histoire
& Géographie du VN
- M. Tran
Van Tran:
Vietnamien
- M. J.
Pierre Triffault:
Anglais
- Mme Truong
Duc Nguyen: Histoire
& Géographie du VN
- Mme Ung
Van Ho: Vietnamien
- Mme
Elisabeth Vilayleck:
Philo Sc.Econom.
- Mme Marie
Alice Villeneuve:
Français
- M. Georges
Vouriot: Histoire & Géographie
- M. Vo Van
Truoc: Vietnamien, Histoire &
Géographie du VN
- M. Vu Duy
Phach: Sciences Physiques
- Mme Vu
Hiên: Anglais
- Mme Vu
Trung Nam:
Vietnamien, Histoire & Géographie du VN
- M. Robert
Vatin: Education Physique
- M. Henri
Rigaud: Préparateur Sciences
Physiques
- Melle
Nguyen Thi Ngoc Phuong:
Technicienne de labo.
Tài liệu tham khảo:
1. http://saigon-vietnam.fr/
2. COCHICHINE SCOLAIRE 1931
3. http://mariecurie.biz/Marie-Curie-de-Saigon/
1. http://saigon-vietnam.fr/
2. COCHICHINE SCOLAIRE 1931
3. http://mariecurie.biz/Marie-Curie-de-Saigon/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét