VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN
Collège d'Adran
École Normale d' Instituteurs
Collège d'Adran
École Normale d' Instituteurs
Nói về trường Adran thì ngày
nay ít có ai hình dung vị trí của nó nằm ở đâu trong Sài Gòn. Thật vậy từ khi
ngôi trường chấm dứt hoạt động thì đã có tới 4 công trình hiện diện trên khu đất đó tính từ cuối thế kỷ 19 cho đến thế kỷ 20. Cho nên mọi vết tích của nó giờ này không còn kể cả hình ảnh dù chỉ là một bức họa.
Trường Adran trong bản đồ năm 1867
Trường Adran trong bản đồ năm 1890
Trường Adran nằm ở số 7 (có tài liệu ghi là số 3) trên đường Tây Ninh về
sau là Armand Rousseau rồi Dr Angier và cuối cùng Nguyễn
Bĩnh Khiêm, ngó sang khu đất mà đến năm 1864 thảo cầm viên Sài
Gòn mới được xây dựng. Trường được xây dựng theo quyết định của Đô đốc V. Chamer (1797-1869) ký vào ngày 21 tháng 9 năm 1861 có tài liệu ghi là ngày 8 tháng 5 năm 1861 và được đặt
tên theo chức của Giám mục Bá Đa Lộc, tên thật là Pigneau de Behaine, Giám mục
hiệu tòa Adran (évêque d'Adran) và do các linh mục Hội Thừa sai quản lý.
Khoảng cuối
năm 1865 có sáu sư huynh dòng La San (một dòng tu Công Giáo với mục đích giáo dục
cho trẻ em nghèo) rời Toulon, Pháp sang Việt Nam. Khi đến Sài Gòn vào đầu năm
1866 các sư huynh tham gia quản giáo trường Trung học Adran.
Trường dạy bậc trung học và kết thúc bằng bằng Thành Chung. Trường đi đầu trong việc dạy chính là chữ quốc ngữ và tiếng Pháp coi như là một ngoại ngữ. Mọi chi phí của trường đều do Hội Thừa sai đảm trách. Về sau chính quyền thuộc địa tài trợ kinh phí và học bổng cho trường.
Đến nâm 1879 thì chính quyền thuộc địa ngưng tài trợ vì vậy trường phải đóng cửa vào năm 1887 sau hơn 20 năm hoạt động. Số học sinh đang học trường này được chuyển qua trường Lasan Taberd vừa mới thành lập.
Năm 1910, trường này trở
thành trường Des filles Françaises, Năm 1922 đổi thành trường Normale d’instituteurs, chuyên đào tạo thầy cô giáo bậc sơ học và tiểu học.
Lớn
bằng mười tỉnh của nước Pháp, Nam kỳ chỉ có mổi một École Normale
d’Instituteurs. Trường này cân đối về mọi mặt so với các trường khác trong
thành phố. Nó chứa không phải hàng chục mà hàng trăm học sinh và giáo sư. Thử
nhìn vào hội trường lớn vào ngày khai giảng, mới thấy được tầm quan trọng của
chỉ tiêu học sinh trong mỗi năm học (như tháng năm năm 1930 có 420 thầy và trò
và tháng chín tăng lên 441.
École
Normale nẳm ở khu vực sát đối diện thảo cầm viên rộng và đẹp vừa hoàn thành ờ
hai bờ của rạch Avalanche cách 750 mét tại chổ hợp lưu với sông Sài Gòn (là chổ
mà xưa kia là Collège d’Adran). Trường có diện tích là một hecta rưỡi. Mặt tiền
bị che khuất bởi những tán cây rậm rạp và cao hơn hẳn những cây sồi ở Pháp. Ba
tòa nhà được bố trí trên nền bằng sắt vành móng ngựa. Phía đối diện là tòa nhà
trong đó có phòng ban giám hiệu, những thư viện và phòng thí nghiệm, hội trường
lớn và phòng hội họa; hai phần phụ thẳng góc với tòa nhà chính là tầng trệt gồm
nhiều lớp học, phòng trú ần và nhà bếp. Hai tầng trên nằm trong ba tòa nhà dùng
làm phòng ngủ, phòng tắm, trạm xá và phòng cho các giám thị.
Tuyển
sinh từ các bằng tiểu học trong các tỉnh của Nam kỳ (từ 7 đến 800 thí sinh mỗi
năm cho 100 chổ có sẳn), những giao sinh ở Sài Gòn có độ tuổi từ 15 đến 20. Họ
đã sẳn sàng cho chế độ thực tập. Họ học rất siêng năng (30 giờ trên lớp mổi tuần)
nhưng rất thích thú. Dậy sáng lúc 5 giờ rưỡi, ăn trưa lúc 13 giờ 15 và đi ngủ
lúc 9 giờ rưỡi. Bàn ăn của họ phục vụ dồi dào. Trường có một máy chiếu phim,
nhiều máy phóng ảnh cố định và hai sân tennis. Những giáo sinh được phép mượn
vào mổi giờ học những nhạc cụ, họ tổ chức liên tục các buổi trình diễn sân khấu.
Được đài thọ tất cà, họ không phải trả một khoản chi phí nào; họ được nhận vào
mùa tựu trường của năm thứ ba một bộ y phục (ba bộ quần áo: bộ pyjama bằng vải
calicot trắng, hai bộ dồ châu Âu bằng vải toile trắng với phì hiệu). Ngoài ra
chính quyền còn trang bị cho họ tất cà sách và dụng cụ học hành.Những giáo sinh
được về phép hai lần một năm là dịp tết và kỳ nghỉ hè.
Những
giáo sinh trải qua bốn năm tại trường. Sự giáo dục tổng quát này mà họ nhận được
từ sự chuẩn bị một cách chuyên nghiệp ở hai mặt lý thuyết và thực hành. Các
giáo sinh nhận đã sự đào tạo đều đặn từ trường tiểu học thực hành thành lập
chung với cơ sở (trường có sáu lớp dao động từ 204 học sinh ngoại trú); vào năm
thứ hai họ theo học những lớp của trường này để học và làm những bài tập mẫu ,
thực hành nghề nghiệp dạy học.
Ngoài
vai trò trí tuệ và tinh thần, nhà trường có một vị trí xã hội to lớn vì lối
giáo dục đặc biệt mà nó được phân công: giáo dục thể chất, thực hành nông nghiệp,
thủ công. Các giáo sinh bắt đầu áp dụng cac phương pháp giáo dục thể chất tiên
tiến nhất để sau này họ thâm nhập một cách dể dàng vào những vùng thôn quê lạc
hậu của Nam kỳ. Những buổi hội thảo về giáo dục thể chất được giảng dạy bởi một
vị đại tá về hưu: cựu giáo sư của trường Joinville; những màn bài tập được điều
khiển bởi hai vị giáo sư người Pháp có bằng cấp và hai vị hạ sĩ quan cũng từ
trường Joinville. Mỗi tuần đều đặn một bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cho giáo
sinh năm thứ tư.
Trường
có một khu vườn thực nghiệm: Các giáo sinh tới đây để thực hành các bài học thực
hành canh nông được dạy bởi giám đốc sở Canh nông Nam kỳ. Và cuối cùng là những
thực hành trên gỗ, sắt được dạy tại trường; một xưởng được hoàn thành trước đó,
những bài thủ công được dạy bởi một giáo sư người Pháp có sự tham gia của hai
công nhân bậc thầy bản xứ, họ đem đến cho các giáo sinh một thích thú và trên hết
là những bài học hữu ích ở một quốc gia mà nền văn chương được coi trọng hơn
nghề tay chân.
Nhân
viên của trường giữ một tỷ lệ quan trọng. Văn phòng điều hành bao gồm một hiệu
trưởng, một tổng giám thị, một thủ quỹ. Các giáo sư của trường bao gồm 14 giáo
sư Pháp (6 dạy văn chương và giáo dục học, 2 giáo sư sử và địa, 4 giáo sư môn
khoa học, 1 giáo sư môn hội họa, 1 giáo sư môn thủ công) và 6 giáo sư bản xứ (4
giáo sư môn văn chương, 1 giáo sư môn khoa học, 1 giáo sư dạy tiếng Việt và tiếng
Hán). Sự trông nom về giáo dục được giao cho một vị giáo sư huấn luyện Pháp và 15 thấy người bản
xứ hầu hết là từ các giáo sinh cũ của trường. Riêng trường thực hành có một hiệu
trưởng và 6 thầy người bản xứ được lựa chọn từ những giáo sinh xuất sắc.
Ngân
sách trường đạt đến con số 3.170.000 quan.
Tháng 12 năm 1942 trường lấy lại tên Des filles Françaises. Tháng 7 năm 1947 khu đất này trở thành bệnh viện Coste. Sau năm 1954 chính quyền VNCH chia khu đất này làm hai lập ra hai trường: Trung học Võ Trường Toản (dành cho Nam sinh) và Trung học Trưng Vương (dành cho Nữ sinh) và một phần cho Nha Khảo Thí.
Các cựu học sinh trường D'Adran Sài Gòn:
- Trần Chánh Chiếu tức Gilbert Chiếu, một nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng của Nam Kỳ xưa.
- Giám mục Nguyễn Bá Tòng, Giám mục Công giáo đầu tiên người Việt Nam.
Danh sách ban hiệu trưởng và thấy giáo trường
Chúng ta mượn tạm hình chụp trên không của bệnh viện Angier cho thấy vị trí trường Adran nằm ở góc trên phía trái hình.
Con đường phía trước trường Adran
Trường nữ trung học Trưng Vương
Trường nam trung học Võ Trường Toãn
Trường nữ trung học Trưng Vương
Trường nam trung học Võ Trường Toãn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét