Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

140 năm trên làng Xuân Hòa có một ngôi trường (tiếp theo)



                   

Không phủ nhận chất lượng đào tạo của trường Chasseloup Laubat, Jean Jacques Rousseau và kể cả Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn rất tốt. Đây không phải là sự nói ngoa mà đó là sự thật là vì trong thời thuộc địa nó được sự quan tâm của chính phủ thuộc địa và về sau nó cũng được sự quan tâm của bộ giáo dục và thanh niên VNCH. Chính nơi này các học sinh nhiều thế hệ của nó đã thừa hưởng một lối giáo dục tiên tiến của Pháp và VNCH mang đến. Sau đây là danh sách các học sinh của trường đã có tên tuổi trong lịch sử Việt Nam cũng như nước ngoài.


                Chasseloup Laubat - Jean Jacques Rousseau

                       

1. Ngô Minh Chiêu, tín đồ Đạo Cao Đài đầu tiên, lãnh đạo phái Chiếu Minh.


2. Nguyễn Ngọc Tương, Giáo Tông chi phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.


3. Phạm Công Tắc, Hộ Pháp Đạo Cao Đài, lãnh đạo tối cao của Cao Đài giáo.

4. Cao Triều Phát, lãnh đạo chi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa


5. Nguyễn An Ninh, nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20.


6. Phan Văn Chương, cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Rạch Giá, Giám đốc Sở Ngân Khố Nam Bộ.


7. Trần Văn Giàu, nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam.


8. Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư, Bác sĩ vi trùng học và Đông y, Bộ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II, III.


9. Vương Hồng Sển, nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng Việt Nam.


10. Dương Văn Minh, Tổng Thống cuối cùng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.


11. Phạm Ngọc Thảo, Tướng của hai Quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

12. Trịnh Công Sơn, Nhạc sĩ Tân Nhạc nổi tiếng của Việt Nam.


13. Norodom Sihanouk, cố Quốc vương, cố Thái thượng hoàng Vương quốc Campuchia.

14. Trịnh Xuân Thuận, là một khoa học gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo.

15. Lưu Văn Lang, kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20.

16. Bùi Quang Chiêu, nhà báo, nhà hoạt động chính trị Việt Nam.


17. Hồ Biểu Chánh, nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.


18. Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ 


19. Tạ Thu Thâu, nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ 


 20. Nguyễn Văn Tạo, nhà báo, nhà cách mạng, một người Cộng sản Việt Nam 
(Người ngồi đầu bên trái)

21. Sisowath Entaravong, hoàng tử Cam Bốt

22. Sisowath Chakaravouth, hoàng tử Cam Bốt

23. Boun Chan Phlang, hoàng tử Lào


24. Lon Non,  Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, thủ tướng Cam Bốt 1966 -1969

25. Rajavong Sisowath Sirik Matak,  Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Khmer, xuất thân từ hoàng tộc Cam Bốt

26. Phan Văn Hùm, nhà báonhà văn, nhà cách mạng, và là lãnh tụ phong trào Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam.



27. Phạm Đăng Lâm, đại sứ VNCH tại Phillipin, trưởng đoàn chính phủ VNCH tại hội đàm Paris



28.Trương Văn Cầm,  Sinh năm 1901 tại Chợ Lớn, Giám đốc Aican Saigon, học sinh trường Chasseloup Laubat, cử nhân khoa học - toán trường des Hautes Etudes Commerciales Paris, promo 1924.




29. Thomas Võ Văn Bửu, Đốc phủ sứ đã nghỉ hưu, nông dân, hậu duệ của một gia đình nông dân. Sinh năm 1878 ở Châu Phú- (Châu Đốc, Nam kỳ). ông học tại trường Chasseloup Laubat (1896-1899). Được bổ nhiệm Tổng thư ký cho Chính phủ Nam kỳ thuộc địa vào đầu năm 1900.


30. Nguyễn Văn Biên,sinh năm 1888 trong một gia đình nông dân  ở Tân-Bửu (Chợ Lớn Nam kỳ).Ra Trường Chasseloup Laubat năm 1908. - Từ 1908 -1910 ký giả tờ báo của  Sở Công trình công cộng ở Sài Gòn.


31. S. E. Chau-Sen-Cocsal còn gọi là Chhoum, Verac-Montrey, thanh tra Bureaux fonciers, sinh tại Tri Tôn (Châu Đốc Nam kỳ), học trường  Sisovath và trường Chasseloup-Laubat.


32. Nguyễn Văn Chim, sinh năm 1885 tại Thái Bình (Tây Ninh Nam kỳ), học trường Chasseloup-Laubat. Đậu bằng Diplôme năm 1901, dành toàn bộ sự nghiệp của mình trong chính quyền Pháp, nơi ông phục vụ cho 32 năm. Nghỉ hưu tháng 3 năm 1933, lập đồn điền trồng cây dừa ở khu vực An Thạnh đến Bến Lức (Chợ Lớn).


33. Nguyễn Minh Chiếu, sinh năm 1889 tại Yên Lương Đông ( Công, Nam kỳ), học trường Chasseloup-Laubat. Làm việc tại PTT (poste telegramme telephone)



34. Phan Văn Chỉ, Đốc phủ sứ, sinh năm 1894 tại Thái Bình (Tây Ninh Nam kỳ), học trường Chasseloup-Laubat.


35. Đặng Ngọc Chấn, Đốc phủ sứ, sinh năm 1894 tại Châu-Phủ (Châu Đốc Nam kỳ), tốt nghiệp diplome tại trường Chasseloup-Laubat. Giáo viên Tiểu học năm 1913.


36. Nguyễn Khắc Cần, chủ đất. Sinh năm 1881 tại Phước Vĩnh Tây (Chợ Lớn Nam kỳ), học trường Chasseloup-Laubat. Nhân viên thiết kế sở địa chính Nam kỳ  1899 - 1912. Thành viên của Phòng Nông nghiệp Nam kỳ 1916-1925.




37. Marguerite Duras (4 tháng 4 năm 1914 - 3 tháng 3 năm 1996) là một nữ nhà văn và đạo diễn người Pháp, tác giả cuốn tiểu thuyết L'amant, học trường Chasseloup Laubat năm 1930.

38. Trần Văn Mang [?], sinh tại Sàigòn năm 1899. quận trưởng Ba Tri. học sinh trường Chasseloup Laubat 1917.

39. Nguyễn Thành Giung, sinh ra tại tỉnh Sa Đéc năm 1894, theo học tại trường Chasseloup-Laubat và sau đó tại Đại Học University of Marseille, đỗ bằng tiến sĩ khoa học (doctorat-ès-sciences) năm 1923.  Năm 1926, ông trở thành giáo sư (professeur) tại Trường Sư Phạm Đào Tạo Các Giáo Chức (École Normal des Instituteurs), và sau đó đảm nhận các chức vụ tại trường Chasseloup-Laubat và trường Lycée Petrus Ký, trước khi trở thành giám đốc trường Collège de Mỹ Tho. Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục 1952-53 thời Quốc gia Việt Nam, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đại học Hà Nội.
 
40. Trần Văn Giang [?],  sinh ra gần Tây Ninh trong năm 1894,theo học trường Collège Chasseloup-Laubat (1892-5) và sau đó phục vụ như một thày giảng (instituteur) tại Sàigòn và Tây Ninh,  thanh tra các trường học tại Tây Ninh từ 1926 đến 1931. 


41. Trần Văn Triều (Bảy Triều) 1897-1931, nhạc sĩ đàn kìm nổi tiếng trong giới cổ nhạc. Thân phụ giáo sư Trần Văn Khê





42. Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà vănnhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Học chương trình Brevet Elémentaire tại trường Chasseloup Laubat. 



43. Nguyễn Đình Hoè là nhà giáo dục cuối triều Nguyễn, sinh năm 1866 tại làng Thọ Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nguyên quán làng Hiền Lương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
Xuất thân trong một gia đình võ quan, thân phụ là một Quản đốc chiến thuyền cuối đời vua Tự Đức. Lúc thiếu thời ông được gia đình cho vào học trường Chasseloup Laubat ở Sài Gòn từ tháng ba năm 1880 đến tháng 7 năm 1882.



44. Tiến sĩ Trương Công Hiếu, Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Ban Khảo Cứu của Công Ty Đúc Tiền Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mint).


45. Thiếu tường Trần Tử Oai,  Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Chiêu hồi, Tổng Giám đốc Chương trình diệt trừ sốt rét, Giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý. Học sinh trường Chasseloup Laubat.


46. Trung tướng Trần Văn Đôn, tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng. Học sinh trường Chasseloup Laubat.



47. Nguyễn Xuân Vinh (Toàn Phong), tiến sĩ về khoa học không gian tại Đại học Colorado, Viện sĩ Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế. Học sinh trường Chasseloup Laubat.



48. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích,  Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ dân Vận Chiêu Hồi, cựu giám đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA). Học sinh trường Chasseloup Laubat.



49. GASTON ĐỖ VĂN ĐIÊM, sinh năm 1879 tại Châu Đốc, Đốc phủ sứ. Học sinh trường Chasseloup Laubat.



50. Nguyễn Ngọc Diệm, sinh năm 1891 tại An Hòa, Sa Đéc,Đốc-Phủ-Sứ. Học sinh trường Chasseloup Laubat.



51. Huỳnh Long Hương,sinh năm 1872 tại Phú Hưng, Bến Tre, Đốc-Phủ-Sứ.Học sinh trường Chasseloup Laubat. 

52. Huỳnh Văn Đẩu, sinh năm 1870 tại Tân An, cán bộ giáo dục công cộng. Học sinh trường Chasseloup Laubat.



53. Nguyễn Ngọc Chơn, sinh năm 1879 tạMỹ-Phước, Long Xuyên. Nguyên Chủ tịch và là thành viên sáng lập của Liên minh Nông nghiệp tỉnh Long Xuyên. Học sinh trường Chasseloup Laubat.

54. Hồ Văn Nhựt, sinh năm 1905 tại làng tân Quy Đông, Châu Thành, Sa Đéc. Là một bác sĩ y khoa đã sáng lập hội Hồng Thập Tự Nam phần Học sinh trường Chasseloup Laubat.




Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn














1. Lê Phong Sơn, bác sĩ tim mạch nổi tiếng tại Mỹ



2. Nguyễn Hải Bằng, tiến sĩ, giảng nghiệm viên trường Đại Học Y Khoa Stanford ở miền Bắc tiểu bang California.


3. Dương Nguyệt Ánh, nữ khoa học gia người Mỹ gốc Việt, Giám đốc An ninh Biên giới và Lãnh hải của Bộ Nội an Hoa Kỳ


5. Trần Tử Lành, chủ tịch tập đoàn EDES (Executive Decision Export Services Group)


6. Kiều Nga, ca sĩ, em gái Evis Phương


7. Lê Thị Phương Dung, thạc sĩ ngành âm nhạc, nhạc viện tp HCM




8. Huỳnh Hữu Đoan, nhạc sĩ guitare classique, cựu giảng viên nhạc viện tp HCM




        9. Lâm Thanh Mỹ Châu, Trung Tá Hải Quân (Navy Commander) và là người phụ nữ 

đầu tiên tốt nghiệp từ trường sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ (US Naval Academy). 




10. Luật sư Từ Huy Hoàng, chủ tịch phòng thương mại,  tổng giám đốc điều hành tổ hợp văn phòng luật sư thành phố Fountain Valley, Hoa Kỳ,


Danh sách các học sinh trên đây vẫn còn thiếu nhất ở phần Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn còn được tiếp tục bổ sung sau.

                                                               (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...