140 năm trên làng Xuân Hòa có một ngôi trường
(tiếp theo)
(tiếp theo)
Kiến trúc và cấu trúc của trường Chasseloup
Laubat được xây theo hình chữ khẩu và cũng giống như một số ngôi trường ở Sài
Gòn về dáng vẻ các lớp, hành lang, balcon,...và chính giữa là hai sân ngăn cách
bởi phòng tập thể dục với hai đầu là dãy phòng vệ sinh. Một điểm nữa là trong
khu vực trường còn có hai khu: một dành cho hiệu trưởng, tổng giám thị,..ở; khu
này nằm tại góc Hồng Thập Tự - Lê Quý Đôn về sau thời VNCH trở thành trung tâm
nghiên cứu giáo dục, giờ thì bị phá bõ và các phòng trên dãy lầu ngó ra ngả tư
Trần Quý Cáp - Công Lý, một phòng trên dãy lầu trên phòng hiệu trưởng (thời
Pháp); hai là khu vực cho lao công trường ở là dãy nằm theo đường Công Lý giờ
cũng bị phá
bõ xây mới.
Trường được xây dựng buổi đầu cuộc khai phá của người Pháp nên vật liệu quan trọng mang từ Pháp sang còn lại sử dụng vật liệu tại chổ như gạch, ngói, gạch Tàu, cát. Những dãy lầu hành lang, các lớp học đều được lát gạch bông màu đen và trắng còn phía tầng trệt lối đi đều lót gạch tàu, trừ dãy lớp học dưới phòng học hội họa (Lớp 11B và 12B TTGD LQĐ) thì lót gạch tàu. Nóc của trường lợp bằng ngói.
Trường được xây dựng buổi đầu cuộc khai phá của người Pháp nên vật liệu quan trọng mang từ Pháp sang còn lại sử dụng vật liệu tại chổ như gạch, ngói, gạch Tàu, cát. Những dãy lầu hành lang, các lớp học đều được lát gạch bông màu đen và trắng còn phía tầng trệt lối đi đều lót gạch tàu, trừ dãy lớp học dưới phòng học hội họa (Lớp 11B và 12B TTGD LQĐ) thì lót gạch tàu. Nóc của trường lợp bằng ngói.
Hành lang tầng lầu lát gạch bông
Hành lang tầng trệt lát gạch tàu
Những ô màu đỏ là khu cho hiệu trưởng, tổng giám thị và lao công
Đây là bức hình chụp từ vệ tinh vào khỏang năm 2006, chúng ta thấy số 4 là khu lao công ở đã bị phá đi, kề trên số 2 là khu phòng thí nghiệm, giảng đường nhỏ cũng bị phá ra xây mới, số 7 xưa là phòng tập thể dục năm 1970 tân trang lại thành khu sân khấu và đánh bóng bàn.
1) Entrée principale sur la cour d’honneur (Cổng chánh quay ra đường Chasseloup Laubat - Hồng Thập Tự có một khoảng sân cây và bãi cỏ mà hồi xưa gọi là cour d’honneur. Ngay tại cổng có hai phòng: một cho gác dan, một cho thầy cô nghỉ sau mổi giờ dạy)
2) Entrée des élèves piétons (en cours de disparition, selon T. Ducoutumany JJR 64 sur place cet été 2006) (Là cổng phụ bên đường Barbe - Lê Quý Đôn dành cho học sinh tiểu học ra vào)
Chổ học sinh tụ tập là cổng phụ bên đường Barbe - Lê Quý Đôn. Dãy phòng thí nghiệm vật lý, hóa học ở chổ hai xe màu trắng, kế bên là giảng đường.
Chổ học sinh tụ tập là cổng phụ bên đường Barbe - Lê Quý Đôn. Dãy phòng thí nghiệm vật lý, hóa học ở chổ hai xe màu trắng, kế bên là giảng đường.
Một lớp học dãy đi ra cổng phụ bên đường Barbe - Lê Quý Đôn
3) Entrée des vélos et cyclomoteurs (Là cổng chính dành cho xe gắn máy của bên tiểu học nằm ở đường testard - Trần Quý Cáp, cổng này cũng được xây mới)
Cổng dành cho xe gắn máy bên đường Testard - Trần Quý Cáp (chổ chiếc xe màu xanh)
Cổng chính dành cho xe gắn máy của bên tiểu học
Cổng chính dành cho xe gắn máy của bên tiểu học
Hình các học sinh tiểu học, phía sau là dãy nhà dẫn ra cổng đường Trần Quý Cáp. Chúng ta thấy bên phải hình là văn phòng tiểu học. Bên trên là hành lang nối khu tiểu học với trung học ở đó có mấy phòng dành cho nhân viên nhà trường. Bên trái hình phía trên lầu là dãy lớp học liền kề chỉ ngăn bằng vách gỗ, năm lớp 5 tôi học ở đây và lớp 6 học ở đằng cuối dãy này một phòng riêng biệt nhìn ra ngả tư Lê Quý Đôn - Trần Quý Cáp.
4) Nouveau bâtiment maintenant terminé (Đây là khu lao công ở có hai cổng bằng sắt kín mặt dẩn ra đường Mac Mahon - Công Lý. Đường đi khu này vẫn còn lót pavé bằng đá hộc. Ở cửa nhỏ dẫn ra sân bên trung học là một chổ bán nước giải khát và bánh mì cho học sinh. Tôi nhớ là ông Tám lao công phụ trách việc này; bánh mì là bánh mì pate với muối tiêu ngoài ra không được bỏ thứ gì khác và bọc trong một bao giấy, nước ngọt là nước ngọt chai ướp lạnh hoặc không, uống bằng ống hút).
Hình các học sinh trung học phía sau là cửa vào khu lao công, kế bên cửa là chổ bán nước giải khát và đồ ăn thời JJR. Phòng số 58 về sau là phòng học của lớp tôi 12B.
Các lớp 11B và 12B thời TTGD LQĐ. về phía trái hình là một cửa vào một khoảng trống nhỏ là nơi thầy Hải vạn vật lập vườn thực vật.
Dãy số 4 theo hình chỉ dẫn giờ không còn
Hình các học sinh trung học phía sau là cửa vào khu lao công, kế bên cửa là chổ bán nước giải khát và đồ ăn thời JJR. Phòng số 58 về sau là phòng học của lớp tôi 12B.
Phía trên là phòng học hội họa, phí dưới chổ mấy tấm panneau là căn tin thời TTGD LQĐ
Học sinh Chasseloup Laubat trong giờ học vẽ
Các lớp 11B và 12B thời TTGD LQĐ. về phía trái hình là một cửa vào một khoảng trống nhỏ là nơi thầy Hải vạn vật lập vườn thực vật.
5) Bureau du proviseur (Văn phòng hiệu trưởng. Thời ông Rousseau làm hiệu trưởng thì văn phòng dời qua phần số 6. Thời TTGD Lê Quý Đôn thì số 5 này là văn phòng trường và phòng hiệu trưởng).
6) Ancien lieu de la remise des livres avant la rentrée (Là nơi học sinh trả các sách mượn sau mỗi năm học, phòng nằm kế phòng hiệu trưởng Rousseau. Hồi xưa các trường Tây và ta thường có cho học sinh mượn các sách học và cuối năm trả lại nhất là bậc tiểu học)
7) Emplacement de l’ancienne salle de musique (Phòng học nhạc đây là phòng nằm trong khu tập thể dục là nơi bầu ban đại diện học sinh đầu tiên của TTGD LQĐ).
Phòng tập thể dục ở phía sau các học sinh năm 1933. bên trái hình phía sau là phòng học nhạc, bên phải hình phía sau là phòng bán đồ ăn và nước giải khát.
Phòng tập thể dục hồi năm 1970 khu chưa sửa sang lại. Đây là đợt triển lãm bích báo đầu tiên của TTGD LQĐ.
Phòng tập thể dục hồi năm 1970 khu chưa sửa sang lại. Đây là đợt triển lãm bích báo đầu tiên của TTGD LQĐ.
Ở hai đầu của phòng tập thể dục (Hội trường sau này) là hai dãy phòng vệ sinh một của tiểu học, một của trung học)
Phía sau là nhà vệ sinh
8) Emplacement de l’ancienne buvette-sandwiches (Đây là chổ giải khát và ăn thời Chasseloup Laubat sau dời sang chổ số 4).
9) Cour du petit lycée (classes primaires) (Sân tiểu học)
Hình học sinh primaire phía sau là các lớp làm phòng thí nghiệm vật lý, kho trữ hóa chất và dụng cu thí nghiệm. Phía sau bên trái là giảng đường nhỏ xây theo hình bậc thang. Về sau là phòng học môn gia chánh của Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.
Hình học sinh primaire phía sau là các lớp làm phòng thí nghiệm vật lý, kho trữ hóa chất và dụng cu thí nghiệm. Phía sau bên trái là giảng đường nhỏ xây theo hình bậc thang. Về sau là phòng học môn gia chánh của Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.
10) Emplacement de l’ancien tam-tam supprimé en 1957 (Chổ đặt trống báo, chổ này là phòng y tế của TTGD LQĐ do cố Yến trông coi)
11) Emplacement de l’ancienne salle de sciences naturelles (Đây là chổ cầu thang lên tầng trên dãy đường testard - Trần Quý Cáp. Sau này làm phòng đề vật dụng môn địa lý và vạn vật thời TTGD LQĐ).
12) Emplacement du bureau de M. Giuntini dit Bù Lêt ( Thời TTGD LQĐ là phòng giám học và phòng giám thị)
Phía sau là phòng giám học
13) Emplacement du muret (différence de niveau du sol dans la cour des classes primaires) (chổ bức tường trước văn phòng tiểu học LQĐ sau này và đoạn này cao hơn trong sân tiểu học)
A) Rue Nguyên Thi Minh Khai (ex-Hông Thâp Tu ex- Chasseloup-Laubat)
B) rue Lê Quy Dôn (ex- Barbé)
C) rue Vo Van Tân (ex Trân Quy Cap, ex-Testard)
Phía sau bên phải là phòng học môn philo và bên phải là thư viện TTGD LQĐ sau này
Sân trường trung học
Phía sau hình là dãy lớp bên đường Trần Quý Cáp. Phía trên lầu kết cấu lớp cũng giống như bên tiểu học là dãy lớp học liền kề chỉ ngăn bằng vách gỗ.
Cột cờ thời TTGD LQĐ, poteau bóng rổ sót lại thời JJR
Giờ tập thể dục của trường Chasseloup Laubat. Tôi thấy các học sinh tập trên một diện tích đất lớn có thể là phía bên sân sau này gọi là sân Phan Đình Phùng cách trường trăm mét.
Ảnh vệ tinh mới nhất về trường
Tư liệu tham khảo:
1. Bài Học Lưu Vong và Phục Quốc - GS Lâm Lễ Trinh, Thủy Hoa Trang
2. Di sản giáo dục, y học và y tế thời Pháp thuộc - PGS.TS. Trần Xuân Mai
3. Histoire de la Cochinchine française : des origines à 1883 / P. Cultru
4. Histoire parallèle des lycées C.-L./ Jean-Jacques Rousseau et Marie Curie - Nguyễn cao Đức.
5. Kiến Trúc Việt-Vietnam Architecture: SAIGON
vietnamarchitecture-nguyentienquang.blogspot.com/2013/05/saigon.htm
6. La Cochinchine scolaire - Hanoi 1931
7. L’Amicale de notre lycée en 1928 - http://aejjrsite.free.fr
8. La Pagode des clochetons et la pagade Barbé, contribution à l'histoire de Saïgon- Cholon , par P. Midan...
9. L' ecole francais au Vietnam de1945 a 1975: de la mission civilisatrice a la diplomatie culturelle - Thuy-PhuongNguyen
10. http://indomemoires.hypotheses.org/author/indomemoires
10. http://indomemoires.hypotheses.org/author/indomemoires
11. Saigon en 4 dates.- Nguyễn Minh Hoàng
12. Saigon et ses environs - Trương Vĩnh Ký.
13. VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Hoành Linh Đỗ Mậu
Rất quí công trình tham khảo của bạn về ngôi trương xưa nầy.
Trả lờiXóa