Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014


Đường D'Arfeuille
ĐƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỀU, TÂN ĐỊNH



                 
          Con đường này bắt đầu từ ngả ba Hai Bà Trưng và kết thúc tại giao lộ Trương Minh Giảng - Hiền Vương. Đây là một đoạn đường ngắn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, nó đã bị lấy mất tên để đặt cho đường Phan Đình Phùng và trám vào đó là tên Trần Quốc Toản lấy của con đường đi qua quận 11, quận 10 và quận 3 từ bùng binh Cây Gõ đến công trường Dân Chủ để thế vào đó là tên 3 tháng 2. Đường này vào năm 1906 thời Pháp thuộc được đặt tên là D'Arfeuille (Mourin d’Arfeuille , Charles Hippolyte Marie, 1837-1909) là tên một sĩ quan hải quân Pháp. Thời VNCH đường được đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu. Hiện giờ con đường tôi kiếm trên mạng không có hình ảnh nào về nó chỉ có hai tấm hình; một là đoạn đầu đường, một cuối đoạn đường.
         

                                            Đoạn đầu đường Nguyễn Đình Chiểu





                   Đoạn đầu giáp chợ Tân Định, hai bên đường có hai quán bán đồ ăn của người Hoa, trong đó tôi nhớ có một tiệm chuyên bán phá lấu. Đi tới một đoạn bên phải đường là trường Trần Lục. Trước năm 1975 nơi đây có lớp bình dân học vụ dạy về điện lạnh và điện nhà. Đối diện ta có tiệm bán xe đạp và phụ tùng cũng của người Hoa. Tới nữa có ngả ba Huỳnh Tịnh Của - Nguyễn Đình Chiểu, bên góc phải là trưởng tiểu học Đồ Chiểu. Qua đường có một biệt thự, tôi nhớ vào năm 1983 có anh Bình trước ở tại đây sau là việt kiều có về VN quay video chương trình hội diễn ca múa nhạc ở nhà Hát lớn (trụ sở Ha Nghị viện cũ). Anh quay bằng chiếc camera mà lúc đó ở VN chưa có. 


Trưởng tiểu học Đồ Chiểu giờ là trường Nguyễn Thị Diệu

                       Bên trái có một con đường hẽm ăn thông qua ngả sau nhà thờ Tân Định và trước trường Lasan Đức Minh trước khi đi ra giao lộ Hiền Vương - Duy Tân. Kê bên hẽm có căn nhà của ban nhạc trẻ The Peanut Company. Ra đời năm 1967 tại Sài Gòn với 4 thành viên là anh em ruột trong gia đình gồm Bernard Tâm (guitar solo, ca sĩ, có biệt tài chơi đàn bằng răng), Francois Thiện (trống), Michel Chí (guitar bass, ca sĩ) và Patrick Trung (keyboards, ca sĩ). Trong suốt 2 thập niên 60 - 70, Peanut là 1 trong 2 ban nhạc chơi rock nổi tiếng nhất Sài Gòn và sau năm 1975 đổi tên là Sao Sáng.


Ban nhạc Peanut trình diễn tại khách sạn Palace Saigon


Depot rác hông viện Pasteur

                    Đi tới một chút là ngả ba Pasteur - Nguyễn Đình Chiểu, Bên trái là khu phở Pasteur nổi tiếng, bên phải là trường Anh văn Khải Minh nằm trong hẽm lớn. Qua ngả ba bên trái là hông của viện Pasteur kéo dài tới ngả tư Công Lý - Nguyễn Đình Chiểu. Còn bên phải ta có công ty vận tải Cosara của Phạm Hòe. Qua ngả tư là khu vực của các nhân viên tình báo cao cấp Mỹ. Khu này đã bị chận bằng các cổng ra vào tại đường Đoàn Công Bữu, đoạn Nguyễn Đình Chiểu - Công Lý và Nguyễn Đình Chiểu - Trương Minh Giảng từ những năm 70 vì lý do an ninh. Trong khu vực này có các nhà dân, một building của Mỹ dài tới ngả ba Đoàn Công Bữu. Góc ngả ba này có cô nhi viện An Lạc đây là một cô nhi viện do Mỹ bảo trợ. Những ngày cuối cùng của tháng tư năm 1975 các cô nhi ở đây được Mỹ không vận đem đi. qua ngả ba này bên tay trái là một khu nghỉ của các linh mục, bên phải là biệt thự của vợ chồng Nguyễn Xuân Oánh - Thẫm Thúy Hằng. Kế bên là nhà in của báo tin sáng của Tôn Thất Đính.


Ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Công Lý


Logo hãng xe Cosara Phạm Hòe




Đường Đoàn Công Bữu


                  Cuối cùng là giao lộ Trương Minh Giảng - Hiền Vương, bên phải là một building của Mỹ, trước mặt bên kia đường là kho bãi của quân đội Mỹ trước đó là sân mayer.



Giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Trương Minh Giảng ( Trần Quốc Toản - Trần Quốc Thảo) hiện nay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...