ĐƯỜNG SỐ 41
ĐƯỜNG
VASSOIGNE
ĐƯỜNG
TRẦN VĂN THẠCH
ĐƯỜNG
NGUYỄN HỮU CẦU
Hồi còn nhỏ, có một ông bạn của ba tôi
có hỏi: ‘’Tôi đi ngang chợ Tân Định thấy
người ta đặt tên đường Trần Văn Trạch, ủa, ổng còn sống sao mà người ta đặt
tên?”. Mọi người cùng cười. Ba tôi nói: “Không
phải đó là Trần Văn Thạch, Thạch chứ không phải Trạch”
Con đường này hồi thời Pháp thuộc có tên
là đường Vassoigne và nó đã hiện diện vào đầu
thế kỷ 20 bên cạnh chợ Tân Định trước khi ra đời của chợ này được xây dựng quy
mô vào năm 1926.
Con đường này nằm theo
trục Bắc Đông Bắc – Tây Tây Nam nối đường Paul-Blanchy (Hai Bà Trưng) với đường
Paul Bert (Trần Quang Khải). Xưa là đường số 41. Ngày 30 tháng 3 năm 1906, hội
đồng thành phố đặt tên Vassoigne cho con đường này.
Bản đồ 1920
Bản đồ 1942
Bản
đồ 1958 là đường Trần Văn Thạch
Jules, Jean, Pierre DE VASSOIGNE là một tướng người Pháp. Vào giữa tháng 2 năm
1861, ông được giao nhiệm vụ chuẩn bị tấn công mặt đất trên đường tới Ki-Hoa
Ngày 27 tháng 2 năm 1861, tấn công các pháo đài của Ki-Hoa, ông ta bị thương nặng
bởi một mũi tên.
Cuối những nâm 1950,
chính phủ quốc gia Việt nam đổi tên lại là Trần Văn Thạch (1905-1945)
một cây bút chống bạo quyền áp bức, tư tưởng và hoạt động một trí thức Đệ
Tứ tại Sài Gòn, thời thuộc địa Pháp. Trần Văn Thạch sinh ngày 15-10-1905 tại
Thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Học sinh giỏi trường Chasseloup-Laubat, ông thi đậu
bằng Tú tài Pháp hạng ưu năm 1925.
Pierre DE VASSOIGNE
Trần Văn Thạch
Đây là con đường buôn bán sầm uất của
khu vực Tân Định. Đặc biệt là có số lượng người Hoa cư trú trên con đường này.
Cụ thể là các dãy tiệm bán đồ ăn ở góc Trần Văn Thạch – Hai Bà Trưng và nối tiếp
là các tiệm buôn, tiệm thuốc bắc dài tới khu rạp Moderne (Kinh Đô) và một phần
gần giáp với đường Trần Quang Khải.
Nếu đi từ đầu nhìn về bên trái là hông
chợ, điều đặc biệt là hông chợ Tân Định là một dãy hàng rào sắt chứ không có
vách như những chợ khác. Ở đây bên ngoài là những xe bán sâm bổ lượng, hủ tiếu,…một
thời nổi tiếng Sài Gòn. Khoảng hơn phân nửa chợ bên trong hàng rào là các sạp
bán thuốc rê Gò Vấp, bên ngoài là chổ bán cá kiểng đủ loại.
Phía sau lưng chợ là con đường Mã Lộ vì
hồi xưa là bến đậu của các loại xe ngựa. Không biết người người Pháp nghĩ sao
khi đặt tên Tả quân Lê Văn Duyệt cho con đường này?
Bên trong chợ và phía sau Tân Định
Tại đây ở góc giáp với đường Trần Văn Thạch
khi xưa là nơi buôn bán hàng bông và rau cải. Thời đó có hai bà: một bà chuyên
bán nước trà tươi và một bà chuyên cắt giác. Hồi nhỏ ba tôi dẫn tôi đi cắt giác
tại đây. Để làm việc này người ta dùng
miễng sành để cắt, nhìn máu me đỏ lòm chảy xuống cống đến giớ tôi vẫn còn cảm
giác ghê sợ. Qua giữa thập niên 1960 thì hai cái nghề bán trà lá và cắt giác
này cũng mai một đi.
Đi tới là đến rạp Moderne (Kinh Đô), rạp
thuộc hạng bình dân, ngồi coi phim coi chừng chuột cống chạy qua chân. Bên
ngoài lối vào rạp có một tiệm sách tên là Yiễm Yiễm thư quán của nhà thơ Đông Hồ
làm chủ (Yiễm Yiễm thư quán chứ không phải Yễm Yễm thư quán như nhiều người lầm
tưởng). Bên phía bên kia lối vài là một nhà bán thuốc tây.
Rạp Moderne (Kinh Đô).
Chổ góc trái có tấm bảng Kinh Đô là tiệm sách Yiễm Yiễm thư quán
Đối diện xéo với rạp là một con hẽm lớn,
đi vào khoảng 50 thước về bên trái là ló luyện ca sĩ của Tùng Lâm. Những nữ ca
sĩ có tên bắt đầu bằng chữ Trang đều xuất thân từ đây.
Đi tiếp qua khỏi miếng đất có rào kẽm
gai là tới ngả ba với đường Lý Trần Quán. Ở đây khi xưa là một dãy nhà trệt
liên kế, nhìn qua đối diện là các tiệm buôn của người Hoa và người Việt. Trong
đó có một tiệm tạp hóa lớn tên Thế Giới của ông chủ người Hoa kiêm thêm nghề bán tem sưu tầm.
Và cuối đường giáp với Trần Quang Khải
có một tiệm của người Bắc chuyên môn bán các loại bánh Phu thê (xu xê), bánh cốm,
bành dầy, chả lụa,…
Cũng không quên nói là đầu hông chợ còn
một xe bán bánh mì nổi tiếng thời đó là xe bánh mì Bé Bự của bà chủ có dáng vóc
nặng cả trăm ký.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét