Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

TRẠI DAVIS




Khi nói đến trại Davis không phải người Sài Gòn nào cũng biết về sự hiện diện của nó. Đúng vậy, chỉ có những ai làm việc kế cận nó, trong phi trường Tân Sơn Nhứt và nhứt là các dân con buôn đồ PX là biết nhiều về nó.
Tôi còn nhớ cái ngày đặt chân vào nó, lúc đó vào khoảng tháng 12 năm 1972, bốn tháng sau sự kiện Nguyễn Thái Bình cướp chiếc Boeing 747, để tham quan chiếc máy bay này. Khi chiếc xe car chở tụi tôi vào cổng trại Davis, cảm tưởng của tụi tôi là như đặt chân lên một nơi nào đó của nước Mỹ. Trái ngược với những con đường đầy bụi bặm, đất cát và rác của bên ngoài là những con đường tráng nhựa thẳng tắp với đèn xanh đỏ mỗi ngả tư, cứ mỗi tiếng là có xe hút bụi; hai bên lề đường được thãm cỏ và trồng hoa rất đẹp mắt và những dãy nhà bằng cây sơn trắng. Chỉ có một điều cho biết là còn ở Việt Nam là từng đoàn xe lam của các buôn hàng PX chạy tự tung tự tác bên trong đó mà thôi.





Trại Davis cũng như bao trại khác của quân đội Mỹ rồi cũng chìm vào quên lãng nếu không có sự kiện đặc biệt là nó được sử dụng làm nơi ở phái đoàn Bắc Việt và Mặt trận giải phóng miền Nam vào năm 1973.
Vậy trại Davis là gì? Nên nhớ Davis chứ không phải là David như nhiều người từng tưởng.




Cơ quan An ninh Quân đội Hoa Kỳ (ASA) là chi nhánh tình báo của Lục quân Hoa Kỳ đã hỗ trợ lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thập niên cuối 1950 và đầu 1960 bằng cách đưa Nhóm Tư vấn Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ và giúp đào tạo đội quân Nam Việt Nam. Ngày 13 tháng 5 năm 1961, đơn vị đầu tiên của nhân viên Cục An ninh Quân đội đến Nam Việt Nam thành lập một trại tại một khu đất trống phía Tây Nam căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất dưới mật danh là 3rd Radio Research Unit (Tổ Viễn thám số 3); phụ trách về việc thu thập và giải mã các tín hiệu, cũng như xác định vị trí điện đài của đối phương, ngoài ra còn làm công tác cố vấn và hỗ trợ chuyên môn cho Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa.










Trại có khoảng 45 căn nhà để ở rộng 5m, dài 15m, mái lợp tôn xi măng, được thiết kế theo kiểu nhà sàn gỗ cách đất khoảng nửa mét với diện tích khoảng 33.000m2. Ngày 10 tháng 1 năm 1962, các nhân viên trong Tổ đã đặt tên trại cư trú của mình theo tên một thành viên của Tổ Viễn thám số 3 là Hạ sĩ chuyên viên (Specialist FourJames Thomas Davis (1936-1961) bị quân du kích Cộng sản phục kích và giết chết tại vùng Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa . Họ cũng dựng một khu tưởng niệm Davis nho nhỏ ở trong trại.


Khu tưởng niệm James Thomas Davis bên trái của hình



Bia tưởng niệm James Thomas Davis tại nghĩa trang quê nhà


Davis và dụng cụ dò tìm sóng truyền tin tại một bờ ruộng.


Davis và một quân nhân miền Nam VNCH.


Đơn vị 3 Viễn Thám cư trú ở đây cho đến năm 1966 thì được thay thế bởi đơn vị 509th Radio Research Group-RRG (Nhóm Viễn thám 509). Đơn vị này chỉ huy ba tiểu đoàn và đơn vị hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc được phân bổ cho tất cả các sư đoàn của Quân đội. Một trong số tiểu đoàn phụ của tiểu đoàn thứ 509 là Tiểu Đoàn Không 224 (Radio Research), tiên phong trong việc đưa SEMA (Special Electronic Mission Aircraft) vào chiến trường. Vào thời đỉnh cao của chiến tranh, nhóm nghiên cứu radio 509 đã chỉ huy khoảng 6.000 nhân viên ASA trong nước. Trong khi đó, bản thân cơ quan này đã mở rộng đáng kể, đạt đến sức mạnh 30,000 và đạt được vị trí của một đạo luật quân đội lớn vào năm 1964. Cuối năm 1972 đơn vị 509th RRG rút về nước, trại bị bỏ hoang.



Ngày nay mấy chục năm sau chiến tranh, vết tích của trại đã không còn, những người từng tham gia 2 phái đoàn trong Trại Davis còn lại mong muốn phục hồi làm di tích còn những người thuộc VNCH thì chẳng ai muốn nhắc tới nó làm gì.



Trại Davis năm 2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...