Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017


CÓ THỂ CHÚNG TA CHƯA BIẾT HẾT



18. CUNIAC.
Nẳm ở trung tâm chợ Bến Thành, nhà ga, đường xe tramway, đầu đại lộ de la Somme, Văn phòng sở hỏa xa, đầu đại lộ Bonard.
Quảng trường Cuniac có cùng lúc chợ Bến Thành hình thành. Được khởi công từ  năm 1912 và hoàn thành năm 1914 và được mở cho công chúng vào hạ tuần tháng ba năm 1914.



Xem thêm:                         QUẢNG TRƯỜNG EUGÈNE CUNIAC
QUẢNG TRƯỜNG DIÊN HỒNG
QUẢNG TRƯỜNG QUÁCH THỊ TRANG

24/02/2016


Eugene Baptiste Francois CUNIAC sinh ở Lalinde (Dordogne) ngày 16 tháng 3 năm 1851, bản địa cũ của Quercy.
Ngày 26 tháng 12 năm 1883, ông đến ở Nam kỳ với chức danh là thẩm phán chủ tọa tòa ở Châu Đốc. Năm 1885, ông rời hệ thống tư pháp vào giữa tháng 4. Cùng năm đó, ông được bổ nhiệm làm cố vấn thuộc địa và ông trở thành Phó Chủ tịch.
ông tham gia vào tòa thị trưởng và bốn lần bầu làm thị trưởng của thành phố: từ ngày 23 tháng 11 năm 1890 đến ngày 09 tháng 12 1891; từ ngày 01 tháng 5 năm 1892 đến 26 tháng 4 năm 1895. Vào thời điểm đó, ông xích mích với Paul Blanchy (cuộc tranh cãi này sẽ kéo dài trong hai năm) và ông đã từ chức ủy viên hội đồng thuộc địa và ủy viên hội đồng Thành phố. Ông lại trở thành thị trưởng trong thời gian từ 14 tháng 1 năm 1902 đến ngày 05 tháng năm năm 1906 và sau đó, từ ngày 14 tháng năm năm 1914 đến ngày 23 tháng 1 năm 1916. Ông mất tại Nice.


19. FORAY
Phần mở rộng của đường Catinat giữa nhà hát thành phố với quảng trường FrancisGarnier.
Quảng trường này vẫn không mang một cái tên nào. Cái tên Augustin FORAY được đặt sau một sự lộn xộn. Viên quan chức hành chánh vùng Sài Gòn – Chợ Lớn yêu cầu trong bức thư số n° 1-S. A. ngày 11 tháng 1 năm 1935 rằng cái tên của vị cựu thị trường này được đặt quảng trường phía sau nhà hát thành phố. Nhưng hội đồng thành phố, trong phiên họp ngày 27 tháng 2, trả lời rằng đề nghị này là “thời điểm mất của ông ta còn quá cận” để chấp nhận cho vinh dự này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 8 cùng năm, một ủy viên hội đồng đáp nhận lời đề nghị này bằng thư. Trong khi vị thị trưởng vắng mặt, đệ nhất phó thị trưởng đưa lá thư cho hội đồng và yêu cầu có ý kiến về việc đặt tên FORAY cho quảng trường đã có của nhà hát  và lời yêu cầu được chấp nhận.



Vị trí quảng trường Foray được đề nghị lần đầu.


Bản đổ 1943



Bản đồ 1954

Augustin FORAY sinh Lyon (Rhône) ngày 19 tháng 5 năm 1869. Ông là luật sư biện hộ ở Sài Gòn và tham gia làm chính trị. Ra ứng cử chức ủy viên hội đồng thuộc địa và ủy viên hội đồng. Ông tập sự thị trưởng với chức danh đệ nhị phó thị trưởng từ 9 tháng 5 đến 26 tháng 7 năm 1906 rồi thành thị trưởng từ ngày 10 tháng 8 năm 1916 đến ngày 14 tháng 6 năm 1922. Ông mất ở Hà Nội ngày 23 tháng 12 năm 1932.


20. JOFFRE. — Maréchal
Nằm trong trục của đường Catinat và nhà thờ Đức Bà tính luôn một phần các con đường Blancsubé, Garcerie và  một phần Larclause, Testard.
(Ghi chú: Đường Catinat lúc xưa khi chưa có nhà thờ Đức Bà kéo dài qua con đường Blancsubé và Garcerie)
Vòng xoay này khi xưa có một đài nước cung cấp cho thành phố. Nó đã bị phá hủy vào năm 1921 và một quảng trường đã hình thành và tên của nó là quảng trường du Château-d'eau. Nhưng rồi cũng năm 1921, tên quảng trường Maréchal Joffre đã thay thế tên cũ. Phải thực hiện gấp vì theo lời đề nghị của hội đồng thành phố và được sự chấp thuận của toàn quyền trước khi viên thống tướng này tới Sài Gòn.
Thống tướng Joffre tới Sài Gòn ngày 9 tháng 12 năm 1921.
Năm 1927, tượng đài tưởng niệm các binh sĩ hy sinh trong trận 1914 – 1918 được dựng lên ở trung tâm quảng trường và được khánh thành ngày 11 tháng 11 năm 1927.



Xem thêm:        

Những công trình trong ký ức

Đài nước đầu tiên của Sài Gòn
                                             Quảng trường Thống chế Joffre            

07/02/2016

                                               Những công trình trong ký ức
Đài chiến sĩ trận vong
08/02/2016


Joseph Jacques Césaire Joffre (12 tháng 1 năm 1852 - 3 tháng 1 năm 1931) là Thống chế Pháp gốc Catalan, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pháp từ 1914 đến 1916 trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, vào tháng 8 năm 1914, quân Pháp dưới sự thống lĩnh của ông đã liên tiếp bị quân Đức đánh cho tơi tả, đưa nước Pháp đến bờ vực thảm họa. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1914, ông đã lập nên chiến công tuyệt đỉnh của mình Trận sông Marne lần thứ nhất, một trận ác chiến bất phân thắng bại về mặt chiến thuật nhưng lại là chiến thắng quyết định về mặt chiến lược của Liên quân Anh - Pháp. Qua đó, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc, là vị tướng lĩnh Pháp đầu tiên đánh thắng được người Đức trong thế kỷ thứ XX. Thậm chí nhân dân Pháp còn tôn vinh ông là "Cha Joffre" (Papa Joffre) sau thắng lợi vẻ vang này.


Maréchal Joffre 

21. PIGNEAU DE BÉHAINE
Nằm trước nhà thờ Đức Bà.
Quảng trường này là sự nối tiếp của quảng trường Đồng hồ lập ra bởi các đô đốc vào thời gian đầu chiếm đóng. Nhưng quảng trường Đồng hồ chỉ kéo dài tới đường La-Grandière.
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng vào năm 1877 còn quảng trường thì đã có trước thời gian đó. Hình dạng của nó thay đổi qua nhiều lần. Đầu tiên là một khu vườn nhỏ rồi lại bị dẹp bỏ rồi cuối cùng năm 1893 thì lại khôi phục.
Năm 1920, quảng trường de la Cathédrale được đổi lại là quảng trường Pigneau-de-Béhaine.



            Xem thêm:                        NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
                                                             24/02/2015

Giám mục Bá Đa Lộc Bỉ Nhu hay Bách Đa Lộc (còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, thường viết là Pigneau de Behaine (Pi-nhô đờ Bê-hen); sinh 2 tháng 2 năm 1741 - mất 9 tháng 10 năm 1799) là một vị giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18. Ông được phong làm giám mục hiệu tòa Adran nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adran.


Pigneau de Behaine

22. RIGAULT DE GENOUILLY.
Quảng trường hình bán nguyệt ngăn cách sông Sài Gòn với cảng Argonne và đóng khung một bên với trại lính hải quân và một bên là trụ sở cảnh sát quận 1.

Quảng trường Rigault-de-Genouilly đầu tiên có tên là quảng trường Rond-Point cho tới khi người ta đặt bức tượng của vị đô đốc này (1879). Đây là khu vực lịch sử. Nó đã được vạch ra vào thời kỳ đầu chinh phục Sài Gòn làm tâm điểm đề xây dựng một thành phố kiểu châu Âu. Nhiều con đường đổ về đây nhưng có một con đường chánh, cùng với đường Pnom-Penh nối Sài Gòn với vùng phụ cận. 


          
            Xem thêm: Đường phố, quảng trường nổi tiếng của Sài Gòn: 
Quảng trường Mê Linh
12/01/2016


Charles Rigault de Genouilly , (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1807 , Rochefort , Pháp-chết ngày 4 tháng 5 năm 1873 , Barcelona ), đô đốc, người khởi xướng cuộc xâm lược Pháp vào năm 1858 và cuộc chinh phục Nam kỳ.


Charles Rigault de Genouilly

                                                                   (Còn Tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...