LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN
(Phần tiếp theo)
Hector OHIER
Bản đồ 1958 là đường Hàn Thuyên
Đô đốc PAGE
Don Carlos PALANCA Y GUTTIEREZ
Pierre PASQUIER
Louis Pasteur
(Phần tiếp theo)
OHIER. Hướng Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam đường ngắn nối đại lộ Charner (trước
tòa justice de paix) với đường Pellerin.
Đầu tiên
là đường số 9. Theo đề nghị của đô đốc DUPRÉ, cái tên OHIER được đặt cho con đường
này vào ngày 18 tháng 7 năm 1871.
Marie,
Gustave, Hector OHIER
sinh ở Mondoubleau (Loir-et-Cher) ngày 5 tháng 8 năm 1814. Ông vào hải quân năm
1830. Là thiếu uý ngày 20 tháng 10 năm 1831 và chấm dứt sự nghiệp khi đang là
chuẩn đô đốc.
Ngày 4 tháng 4 năm 1868, ông đến Nam kỳ
để thay thế cho đô đốc DE LA GRANDIÈRE đi về Pháp. Ông mất tại Saint-Louis par
Fayence (Var) ngày 30 tháng 11 năm 1871.
OLIVIER. Đường Victor. Hướng Bắc – Nam, đường ngắn nối thẳng góc với đường Vincensini
phía nam và đổ ra đường Eudel phía bắc (khu vực Khánh Hội).
Đường này dài 30 mét nằm trên mảnh đất lấp
vào năm 1928. Tên đầu tiên của nó là Victor-Olivier vào ngày 3 tháng 5 năm
1929. Nhưng thành phố Sài Gòn đã có một con đường tên Olivier từ năm 1865: đó
là con đường dọc theo con kênh cùng với con đường khác là Pellerin. Khi con
kênh này được lấp vào năm 1870, con đường Pellerin chiếm luôn tên của con đường
này.
Victor,
Joseph, Cyriaque, Alexis OLIVIER DE PUYMANEL còn gọi là đại tá OLIVIER. (1768 tại Carpentras- 1799 tại Malacca), còn có
tên là Nguyễn Văn Tín là một sĩ quan công binh và hải quân, một nhà
phiêu lưu người Pháp, người có một vai trò khá quan trọng trong lịch sử Việt
Nam. Ông đóng vai trò chủ chốt trong việc người Pháp giúp hiện đại hóa lực lượng
của Nguyễn Ánh.
Olivier de Puymanel là một
người tình nguyện hạng hai trên chiến thuyền Pháp Dryade. Năm 1788 ông bị
bỏ rơi ở Pulo Condor. Sau đó ông được Giám mục Pigneau de
Behaine vận động tham gia vào lực lượng tình nguyện của người Pháp
giúp Nguyễn Ánh.
Olivier de Puymanel là người
giám sát thi công tòa thành Bát Quái theo thiết kế của kỹ sư người
Pháp Théodore Lebrun.
Ông còn huấn luyện các lực
lượng người việt cách thức sử dụng hỏa khí hiện đại và đưa phương pháp tiến
hành chiến tranh bộ binh châu Âu vào trong lực lượng của Nguyễn
Ánh. Năm 1792, Oliver de Puymanel chỉ huy 600 quân được huấn luyện qua kỹ
thuật quân sự châu Âu.. ông còn là người xây dựng Diên Khánh để phòng
thủ chống Tây Sơn cùng với Pigneau de Behaine và hoàng tử Cảnh. Năm
1793, ông tham gia vào cuộc tấn công giành lấy Nha Trang của quân
Nguyễn.
Puymanel được ghi nhận là đã
huấn luyện cho hơn 50.000 quân Nguyễn, còn Jean Marie Dayot thì
lo về thủy quân. Kết quả của nó là việc du nhập kỹ thuật quân sự Châu
Âu vào Việt Nam.
ORMAY. Đường D’.
Hướng Đông Bắc – Tây Nam. Đường ngắn nối với đại lộ Charner và đường Paul-Blanchy.
Đầu tiên
gọi là đường de l’Église vì nó đổ ra cây cầu vượt qua kênh Charner tới nhà thờ Immaculée
Conception xây năm 1863 về sau là tòa justice de Paix. Tên mới này được đặt
theo quyết định ngày 8 tháng năm 1879.
Bản đồ hiện tại là đường Mạc Thị Bưởi
Bác sĩ Marie, Jules, Élie LALLUYAU D'ORMAY sinh 15 tháng 4 năm
1824. Ông vào trường y hải quân ở Toulon năm 1845.
Năm 1861, khi Đô Đốc Charner cùng đoàn
tùy tùng của ông tham gia vào cuộc viễn chinh đến Sài Gòn, ông làm trong bộ
tham mưu trên chiếc tàu Persévérante với vai trò như bác sĩ phẫu thuật hạng nhất.
Ông vẫn ở Sài Gòn cho đến năm 1874, làm giám đốc Sở Y tế tại Nam kỳ mà trước đó
là bác sĩ trưởng của hải quân.
Ông rời Sài Gòn trong tháng 8 năm 1874.
Ông về Pháp và chuyển đến Toulon nơi ông qua đời ngày 16 Tháng 6 năm 1878.
PAGE. Đường Admiral. Hướng Đông Bắc
– Tây Nam nối đường Mac-Mahon với mặt Tây nam của nhà thờ.
Việc vạch
ra con đường này là vào năm 1871 và có thể khởi công sau đó ít lâu.tên của nó
lúc đó là đường Hong-Kong. Với quyết định ngày 24 tháng 2 năm 1897 tên đường được
đổi lại là Amiral-Page.
Bản đồ 1958 là đường Hàn Thuyên
Đô đốc PAGE sinh ở Vitry-le-François (Marne)
ngày 31 tháng 3 năm 1807. Ông
là thống đốc quân sự ở Đông Dương thuộc Pháp . Phó đô đốc trong
tháng 8 năm 1861, ông trở về Pháp cùng Charner.
PALANCA. Đường thứ cấp nối đường Lafont mặt đông
bắc của bệnh viện tới đường Dr. Angier mặt trước thảo cầm viên.
Cái tên này được đặt cho hai con đường.
Đầu tiên năm 1865, đô đốc DE LA GRANDIÈRE đặt cho phần tây nam hướng Chợ Lớn của
con đường Espagne. Nhưng con đường này lại mang tới ba cái tên: Palanca,
Isabelle-Il, Sainte-Enfance. Khi nền cộng hòa được thiết lập tại Pháp thì nó một
tên duy nhất là Espagne. Trong khi đó theo
lời đề nghị đã có từ ngày 27 tháng 1 năm 1871, thì đến ngày 26 tháng 8 năm 1897
cái tên Palanca mới thay thế cho tên đường Shanghai.
Don Carlos PALANCA Y GUTTIEREZ sinh ở Valence
ngày 24 tháng 3 năm 1819. Ông là một nhà quân sự, ngoại giao người
Tây Ban Nha tham gia cùng quân Pháp đánh chiếm Nam kỳ và Sài Gòn.
PARENT. — Đường Marcel. Hướng Đông Bắc
– Tây Nam. Đường Ngắn nối đường Boresse với đại lộ Kitchener, khoảng giữa đại lộ
Galliéni và rạch Bến Nghé.
Con đường lúc trước không có tên và
không quan trọng. Tên Marcel PARENT được
đặt vào năm 1920.
Marcel PARENT là con của quan chức hành
chánh dân sự ờ Đông Dương. Sinh ở sài Gòn ngày 25 tháng 4 năm 1898. Hy sinh
trong trận chiến tranh thế giới.
PASQUIER. Lộ đất Pierre. Hướng Tây Nam - Đông Bắc. Đây là đoạn nối tiếp đại lộ
Norodom băng qua thảo cầm viên. Nó ngăn cách bảo tàng Blanchard-de-la-Brosse và
đền Souvenir indochinois.
Pierre
PASQUIER sinh ở Marseille
ngày 25 tháng 1 năm 1876. Ông là Toàn quyền Đông Dương từ
năm 1928 đến 1934.
Pierre PASQUIER
PASTEUR. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường La
Grandière với cảng Argonne (sông Sài Gòn).
Được vạch ra ít lâu sau cuộc
chinh phục Sài Gòn với cái tên là đường số 12. Với quyết định của đô đốc DE LA
GRANDIÈRE ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 thì nó mang tên là đường de l’Hôpital.
Ngày 24 tháng 2 năm 1897 nó chính thức mang tên là Pasteur.
Bản đồ hiện tại là đường Thái Văn Lung
Louis
Pasteur (27 tháng
12 năm 1822 - 28 tháng 9 năm 1895), nhà hóa
học, nhà vi sinh vật học người Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc
của tiêm chủng, lên men vi sinh. Ông thường được biết đến qua những
nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh, và những
khám phá đó của ông đã cứu sống vô số người kể từ đó. Ông giảm tỷ lệ tử
vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh
than.
PELLERIN. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đường dài chạy
qua thành phố. Nó bắt đầu từ cảng Belgique trước cầu Messageries maritimes và
chấm dứt ở đường Arfeuille.
Đường Pellerin bắt đều từ phầm đất thấp
của thành phố. Nó nằm trên một con kênh đã lấp vào năm 1870. Con kênh này nối
kênh Gallimard (về sau là đại lộ Charner) với kênh Bến Nghé. Hai con đường bao
bọc quanh con kênh này tới năm 1886 có tên là đường số 24. Trong thời gian này,
đô đốc DE LA GRANDIÈRE với quyết định ngày 1 tháng 2 năm 1886, đặt tên cho con
đường bên trái là đường Pellerin và con đường bên phải là đường Olivier. Sau
khi con kênh bị lấp, cái tên Olivier không còn mà thế vào đó là tên Pellerin.
Bản đồ 1870 cho thấy tên hai con đường
Bản đồ 1873 cho thấy con kênh đã bị lấp
Bản đồ 1878 cho thấy con đường chỉ kéo dài tới đường Mois (Phan Đình Phùng)
Bản đồ 1898 cho thấy con đường vươn tới đường Du Marché về sau là Arfeuille
Bản đồ 1958 là đường Pasteur
Bản đồ 1958 là đường Pasteur
Đức
cha François, Marie, Henri, Agathon PELLERIN sinh ngày 20 tháng 02 năm 1813 tại Locmaria, giáo xứ
Saint-Corentin ở Quimper (Finistère). Ngày 08 tháng 11 năm 1843 cha Pellerin
nhận được quyết định đi Đàng Trong.
PHAN-THANH-GIAN. Đường hình vòng cung hướng Đông Tây nối
với giao lộ các đường Verdun, La Grandière, Lacote, Frère-Louis cạnh nhà ga với
đường Duranton.
Năm 1937, theo lới đề nghị của ông Lê
Văn Ngọc là thay đổi con đường Audouit thành đường Phan Thanh Giản. Nhưng lời đề
nghị này không được chấp thuận. Đến năm 1939, một nhóm gồm 4 người An Nam nêu đề
nghị này một lần nữa là lấy một phần đường Lacote để đặt tên Phan Thanh Giản.
Cuối cùng lời đề nghị này được chấp thuận.
Bản đồ 1958 là đường Ngô Tùng Châu
Bản đồ hiện tại là đường Lê Thị Riêng
Phan
Thanh Giản. Danh sĩ, đại
thần triều Nguyễn, tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Lương Khê, Ước Phu, biệt hiệu Mai
Xuyên, sinh năm 1796 tại Bảo Thạnh, huyện Bảo An, Vĩnh Long (nay là huyện Ba
Tri, Bến Tre), tự tử ngày 04-08-1867 tại Vĩnh Long, sau khi Pháp chiếm thành do
ông trấn giữ.
Phan Thanh Giản
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét