LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN
(Phần tiếp theo)
Bản đồ 1943
Bản đồ 1958 là đường Đặng Dung
Ngài Jean-Claude MICHE
Lucien MOSSARD
Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Xuân Ôn
Ghi chú: Con đường về sau không còn vì nằm trong cảng Sài Gòn
Bản đồ 1958 là đại lộ Thống Nhất
Bản đồ hiện tại là đường Lê Duẫn
NORODOM 1er
(Còn tiếp)
(Phần tiếp theo)
MAZET. Hướng Đông – Tây nối đường général
Mangin với một đường đất không tên bên bờ của dãy đất trống (khu vực Tân Định).
Con đường này cùng với những con đường
cùng khu vực được xây dựng năm 1928 bởi Compagnie foncière d'Indochine trên mảnh
đất sở hữu của họ.
Bản đồ 1958 là đường Đặng Dung
Jean MAZET là quan chức của Société des
Distilleries và C.F.I.
MÉKONG. Đường. Hướng Đông Bắc – Tây Nam . Đường của
tư nhân được mở có thể vào năm 1920.
Mékong là tên một con sông lớn chảy
qua 7 nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.
MICHE. Hướng
Tây Bắc – Đông Nam nối đường Chasseloup-Laubat với đường Legrand-de-la Liraye đổ
ra vách của nghĩa trang.
Năm 1877, một quyết định của đô đốc DUPRÉ
cho lập con đường này với đặt tên là MICHE. Đầu năm 1892, người ta nghĩ nó sẽ
chạm tới đại lộ Norodom. Nhưng câu hỏi này đã được bỏ qua, rồi được nhắc lại từ
năm 1907 – 1908 khởi đầu là các chủ đất ven sông. Hội đồng thành phố chấp nhận
nhưng với một điều kiện: Tiền để xây dựng lại trường nghề cùng hai phí tổn để
xây một bức tường cùng hàng rào cho các công trình quân sự 10.800 đồng dành cho
bên kiên nghị phải đóng. Không ai chấp nhận điều kiện này và dự án bị bải bỏ.
Ngài Jean-Claude MICHE sinh ở Bruyèresen-Vosges, giáo phận
Saint-Dié ngày 9 tháng 8 năm 1805 và qua
đời vào ngày 01 tháng 12 1873 tại Sài Gòn, là một nhà truyền
giáo người Pháp là
MONCEAUX. Hướng
Tây Bắc – Đông Nam nối đường Arfeuille với kênh Thị Nghè.
Trước
là đường số 46. Tên MONCEAUX được đặt vào năm 1906
Bác
sĩ Eugène HÜE-MONCEAUX sinh
ở Paris tháng 12 năm 1852 và mất ở Vũng Tàu 22 tháng 1 năm 1903. Ông đến Nam kỳ
năm 1881 là bác sĩ phục vụ cho hội đồng thành phố.
MONLAÜ.
Hướng Đông – Tây nối đường Mac-Mahon với quảng trường Cuniac.
Đường này rất hẹp tiếp nối đường Đỗ Hữu Vị về hướng nhà ga.
Đường này trước đó gọi là Ancienne rue
latérale Nord du Chemin de fer. Tên mới là vào năm 1922.
Jean
MONLAÜ sinh Corté
(Corse) năm 1893, chuẩn úy tiểu đoàn 3 lính Alpe. Hy sinh ngày 25 tháng 3 năm
1915 trong trận chiến tranh thế giới.
MOSSARD. Đường Lucien. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối quảng trường Pigneau-de-Béhaine
với đường Dr. Angier.
Đường này
là một trong những con đường đầu tiên của Sài Gòn dưới cái tên là đường số 21. Năm
1865, đô đốc DE LA GRANDIÈRE đổi là là đường TABERD. Năm 1920, hội đồng thành
phố quyết định phần Đông Bắc của con đường này tới nhà thờ Đức Bà đặt tên là MOSSARD.
Lucien MOSSARD sinh ở Dampierre-sur-Doubs
gần Besançon ngày 24 tháng 10 năm 1861. Ông đến Nam kỳ tháng 2 năm 1876. Đại
diện Tông tòa Giáo phận Tây Đàng Trong từ 1899 đến 1920.
MOUSQUET. Đường Du. . Hướng Bắc Đông Bắc – Nam Tây Nam nối đường Jean-Eudel tới cảng
Yser khu vực hảng des Chargeurs réunis.
Ban đều là đường du cimetière de Xom-Chiêu.
Đáng lý nó nhận tên mới là Magellan (Ngày 7 tháng 2 năm 1920) nhưng cuối cùng
cái tên Mousquet được chọn.
Bản đồ 1943
Ghi chú: Con đường về sau không còn vì nằm trong cảng Sài Gòn
Mousquet
là tên môt ngư lôi đĩnh
của Pháp bị chìm trong trận Pénang của chiến tranh thế giới.
NANCY. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam nối
đường Chasseloup-Laubat đoạn cắt ngang của đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho với đại
lộ Galliéni. Là ranh giới giữa Sài Gòn và Chợ Lớn.
Xưa gọi là đường Tân Hoà và sau đó là đường
Limite. Tên sau được đặt vào ngày 26 tháng 4 năm 1920.
Theo một quyết định của toàn quyền ngày
23 tháng 1 năm 1943, tên Nancy được đặt cho phần đường Grand-Couronné tiếp nối
đại lộ Galliéni tới kênh Bến Nghé.
Bản đồ 1923
Bản đồ 1943 nhập đường Grand-Couronné chung với Nancy
Bản đồ 1958 là đường Cộng Hòa
Bản đồ hiện nay là đường Nguyễn Văn Cừ
Ghi chú: Đường Grand-Couronné có thời kỳ đặt là đường Khải Định và Nguyễn Thị Tấn
NANCY
là tên của một thành phố
của Pháp thuộc tình Lorraine. Trong trận chiến tranh thế giới đã bị quân Đức
oanh tạc nặng nề.
NGUYÊN-DU. Đường nhỏ. Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Theo hướng Đông Nam nó đổ ra đường Legrand-de-la-Liraye gần căn nhà số 114. Con
đường này theo dự án là phải giáp với đường Mayer và dừng lại ở một khu nhà hỗn
tạp, tạo nhánh với đường Paulus-Cua đi theo hướng bắc đồ ra đầu quảng trường Foch
đả có từ năm 1943 ở Đa Kao.
Xưa là đường số 8. Quyết định của toàn
quyền ký ngày 23 tháng 1 năm 1943 đặt tên là Nguyễn Du.
Nguyễn
Du là một thi hào nổi
tiếng của Việt Nam với tác phẩm Truyện Kim Vân Kiều.
NGUYÊN-VAN-DUOM. Hướng Bắc Đông Bắc – Tây Tây Nam. Chạy
dọc theo mặt Nam Bắc của chợ Tân Định và nối với đường Paul-Blanchy và đường Le-van-Duyêt
.
Trong phiên họp cùa hội đồng thành phố
ngày tháng 26 năm 1926, một thành viên hội đồng là ông Nguyễn Văn Đỗ đòi hỏi phải
có tên những người đồng sự Việt Nam được đặt cho các con đường Sài Gòn trong đó
có tên của Nguyễn Văn Đượm. Nguyên tắc của việc này được chấp thuận nhưng phải
chờ đến ba năm sau mới thực hiện được. Ngày 27 tháng 2 năm 1929, một thành viên
khác là ông Nguyễn Văn Thơm nhắc lại đề nghị trên. Ông đòi hỏi con đường mang
tên Nguyễn Văn Đượm, trong khu vực Cầu Kho được đặt cho phần cuối của đại lộ Galliéni
với con đường Frère-Louis. Điều đó được chấp thuận nhưng tên đường Nguyễn Văn
Đượm lại đặt tại Tân Định chứ không phải ở Cầu Kho.
Nguyễn
Văn Đượm sinh ở Chợ
Quán là một thân hào người An Nam, tước hiệp sĩ Lê Dương danh dự, sống tại khu
vực Cầu Kho được sự quý mến của những người đồng hương. Ông là ủy viên hội đồng
thành phố suốt 25 năm. Ông mất tại sài Gòn ngày 22 tháng 6 năm 1922 thọ 73 tuổi.
NGUYÊN-TAN-NGHIEM. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Frère-Louis
tới cảng Belgique sau khi băng đại lộ Galliéni.
Đường khi xưa là đường dành cho xe ngựa.
Nó được đổ đá và đặt tên là đường Caukho. Hội đồng thành phố trong phiên họp
ngày 10 tháng 8 năm 1916 đạt tên lại là Nguyễn Tấn Nghiêm.
Nguyễn Tấn Nghiêm sinh khoảng năm 1860 ở
Long Điền Bà Rịa. Chỉ vài tháng sau khi ông được sinh ra thì gia đình phải trốn
đi vì là người công giáo. Họ đến sống tại Vĩnh Hội. Lớn lên Nguyễn Tấn Nghiêm
sang cầu Kho sinh sống và làm việc.Tại đây ông tham gia chính quyền: bốn lần là
ủy viên hội đồng thành phố và hai lần là ủy viên thuộc địa. Ông mất ngày 29
tháng 6 năm 1913.
NOËL.
Hướng Nam Bắc nối với đại lộ Allbert-1er và đường Gallimard
gần song song với rạch Thị Nghè.
Đầu tiên là đường số 30. Tên Noël được đặt
vào ngày 30 tháng 3 năm 1906.
NOËL sinh khoảng năm 1840 là thiếu úy hạng 1
trên tàu Impératrice Eugénie, tham gia vào trận đánh đồn Kỳ Hòa.
NORODOM. Đại lộ. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối với đường Mac-Mahon và đường Rousseau.
Đại lộ
này được xây dựng từng phần. Phần thứ nhất nối với đường Mac-Mahon và đường Catinat
lúc nhà thờ Đức Bà chưa có theo quyết định của đô đốc DUPERRÉ ngày 27 tháng 1
năm 1871. Tên NORODOM được đặt vào lúc khởi công đại lộ này. Năm 1886, thị trưởng
thành phố đề xuất đại lộ này phải được kéo dài nhưng chưa biết đi tới đâu.
Những
giai đoạn xây dựng: tới đường Catinat (1871), tới đường Paul-Blanchy (1886), tới
đường Rousseau (1912) và đây là ngoại ô thành phố và nó được chiếu sáng bằng
đèn dầu hỏa còn ở khu trung tâm thì chiếu sáng bằng đèn điện.
Bản đồ 1878 cho thấy đại lộ Norodom chưa hoàn chỉnh
Bản đồ hiện tại là đường Lê Duẫn
NORODOM
1er còn có tên là Ang Vody (Norodom
là tên hiệu khi lên ngôi, sách sử cũ của Việt Nam gọi Ang
Vody là Nặc Ông Lân hoặc Nặc Lân), là vua Cam Bốt từ năm 1860 đến năm 1904. Ông là
con trai của vua Ang Duong (Nặc Đôn), là anh trai cùng cha khác mẹ với hoàng
tử Sivotha cũng như vua Sisowath.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét