CÓ
THỂ CHÚNG TA CHƯA BIẾT HẾT
Trong bài viết này, tôi đề cập
đến một số địa điểm trong thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc mà hiện nay dấu vết
của chúng đã bị xóa chỉ còn trong ký ức của những người thời đó còn sống đến
hôm nay hay vẫn còn đó nhưng cũng thay đổi hình dáng theo thời gian. Đương
nhiên trong các địa điểm được nói dưới đây có những địa điểm chúng ta đã biết
hoặc chỉ biết sơ lược: những địa điểm còn tồn tại tôi chỉ nói sơ qua, những địa
điểm không còn tồn tại sẽ đi vào chi tiết hơn. Rất tiếc thành phố Sài Gòn sẽ đẹp
hơn nhiều nếu những công trình đã mất này còn tồn tại (trừ những tượng đài đại
diện cho chính quyền thực dân).
1. Caserne des marins
Nằm ở góc cảng Argonne de
Saigon (một phần của bến Bạch Đằng) và quảng trường Rigault-deGenouilly (công
trường Mê Linh). Xưa là trại lính hải quân của Pháp, thời VNCH là Bộ Tư lệnh Hải quân.
Tình trạng: Giờ vẫn còn là doanh trại Bộ tư lệnh Hải quân.
Tình trạng: Giờ vẫn còn là doanh trại Bộ tư lệnh Hải quân.
Thời VNCH nơi này là Bộ tư lệnh Hải Quân
2. Tòa nhà DE-LA-GRANDIÈRE
(Văn phòng, tuyển dụng, tòa án quân đội, trại Công Binh thuật, Sở pháo thủ):
Nằm ở số 15 đường Espagne
(Lê Thánh Tôn) cực Đông Bắc đầu đại lộ Luro (Cường Để/Tôn Đức Thắng). Năm 1910
cái tên DE-LA-GRANDIÈRE được đặt cho tòa nhà này.
Tình trạng: Không còn.
4. Trại des Mares:
Một khẩu pháo kéo ra từ sở Pháo thủ trên đại lộ Luro
3. LE LIÈVRE: Trại Hiến binh.
Nằm ở đường La-Grandière giữa
đường Catinat và Pellerin, trước các văn phòng chính quyền Nam Kỳ (đối diện
phía sau tòa Đô Chánh). Xây dựng năm 1874.
Tình trạng: Ngày nay là doanh trại QĐND.
Trụ sở Hiến Binh, trên đường De La Grandière
(cạnh Thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ)
Vị trí Sở Hiến Binh
4. Trại des Mares:
Khu tứ giác bao gồm các đường
Arras, Frère-Louis, de Nancy và đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho.
Khu này vào thời đó có một
cái chùa (một dạng đền người An Nam) nằm ở trung tâm và có hai cái đầm
(ao) trong đó có hai con cá sấu linh
thiêng. Ngôi đền đó là đền Hiển Trung mà người Pháp gọi là pagode de la Fidelite Eclatante do vua Gia Long lập để tưởng nhờ những vị công thần. Trước khi trở thành khu trại nơi này là một trang trại thí nghiệm.
Tình trạng: Không còn. Thời VNCH là Tổng nha cảnh sát rồi bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia. Sau 1975 là Văn phòng 2 Bộ Công an.
Đường Bùi Thị Xuân phía trước là thành Ô Ma
5. MARTIN-DES-PALLIÈRÉS: Trại
Trung đoàn 11 bộ binh thuộc địa.
Nằm ở đại lộ Norodom giữa đường
de Massiges và đường Rousseau hay Angier
cãnh Thảo cầm viên.
Trại bắt đầu xây năm 1870 và
hoàn thành năm 1873.
Tình trạng: Còn một vài hạng
mục. Thời VNCH là thành Cộng Hòa, về sau là khu đại học và đài truyền hình.
6. VIRGILE. Trại Pháo thủ
thuộc địa (Trung đoàn 5).
Nằm ở đường Pnom-Penh (Chu Mạnh Trinh) phía sau đường
băng qua của tuyến đường sắt. Không có thông tin gì về trại này.
Tình trạng: Không còn.
7. Bệnh viện toàn khoa DEJEAN-DE-LA-BÂTIE:
Cuối đại lộ Bonard (Lê Lợi)
cạnh quảng trường Cuniac (Quách Thị Trang). Còn được gọi với cái tên bệnh viện
Chú Hỏa, xây dựng năm 1930.
Tình trạng: giờ là bệnh viện đa khoa thành phố.
8. Bệnh viện GRALL:
Trong khu vực giới hạn bởi
các đường La-Grandière, Paul-Blanchy Mossard, Lafont (Gia Long/Lý Tự Trọng, Hai
Bà Trưng, Chu, Mạnh Trinh). Xây dựng khoảng năm 1870, đầu tiên là bệnh viện hải
quân rồi sau đó giao cho bộ binh.
Tình trạng; Giờ là bệnh viện
Nhi đổng 2.
9. Nhà thương thí KRAUTHEIMER:
Nằm ở góc đường Chasseloup-Laubal
và Verdun (Hồng Thập Tư/Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Văn Duyệt/Cách mạng tháng 8)
trong khu vực vườn Maurice-Long (Tao Đàn).
Đầu tiên nơi đây là viện dục
nhi năm 1917. Năm 1932, phần phía tây được giao cho hội Hồng thập tự. Năm sau
đó, viện dục nhi không còn và nơi này một phần trở thành sở Y tế ngày 1 tháng 5 năm 1933 và phần còn lại ngày
18 cùng năm là Nhà thương thí KRAUTHEIMER.
Tình trạng: Thời VNCH là trụ sở Bộ Y tế và hội
Hồng thập tự. Sau 1975 là trụ sở sở Y tế thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét