CÓ THỂ CHÚNG TA CHƯA BIẾT HẾT
10. DOUMER. Quảng trường
Paul.
Phần tứ giác giới hạn bời những
con đường Pellerin, Testard, Mac-Mahon và Richaud (Pasteur, Trần Quý Cáp/Võ Văn
Tần, Công Lý/Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Phan Đình Phùng/Nguyễn Đình Chiểu).
Khu tứ giác này không được
xây dựng vì nó nằm giữa một trạm bơm nước sinh hoạt của thành phố nhưng một phần
lại dùng cho thể thao, nằm ở rìa của đường Mac-Mahon và đường Richaud. Phần còn
lại (ở góc các đường Testard và Pellerin) thì bị bỏ hoang. Cuối năm 1938, mảnh
đất này được dùng làm vườn trẻ (công viên Vạn Xuân sau này).
Đầu tháng 2 năm 1939, cái
tên Paul-DOUMER được đặt cho nơi này bởi chính quyền Nam kỳ.
Bản đồ 1923 cho thấy rõ vị trí của khu tứ giác lập quảng trường Paul Doumer
Bản đồ 1935 cho thấy khu tứ giác bị cắt phần lớn
cho khu sinh hoạt thể thao và phần còn lại là công viên
Xem thêm: CÔNG VIÊN CHI LĂNG VÀ CÔNG VIÊN VẠN XUÂN (02 tháng 01 năm 2015)
Paul Doumer, tên gọi đầy đủ Joseph Athanase Paul Doumer (Aurillac, Cantal, 22 tháng
3 1857 - Paris, 7 tháng 5 1932) là một chính trị gia người Pháp. Ông là Toàn
quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 và Tổng thống Pháp từ 1931 đến 1932.
Paul Doumer
11. GARNIER. Quảng trường Francis.
Nằm trước nhà hát thành phố nằm cách bởi
đường Catinat (Tự Do/Đồng Khởi).
Quảng trường này nằm trên con kênh Gallimard
đã bị lấp. Được xây dựng vào năm 1886 trên những những con đường đất cát bao bọc
bởi những bụi tre cao 0m30.
Xem thêm: Những công trình trong ký ức
Quảng trường Francis Garnier
Quảng trường Lam Sơn
Công viên Lê Lợi
Công viên Lê Lợi
(13 tháng 3 năm 2016)
Marie Joseph François (Francis) Garnier (25
tháng 7 năm 1835 – 21 tháng 12 năm 1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời
là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868 tại
khu vực Đông Nam Á, cũng như vì chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm
1873 và bị giết ở đó.
Sử Việt cũ thường phiên âm tên Garnier
là Ngạc Nhi.
Marie Joseph François (Francis) Garnier
12. LONG. Công viên Maurice (còn gọi là khu vườn thành phố [Tao Đàn})
Công viên này là phần kế tiếp của công
viên của dinh toàn quyền Norodom (dinh Độc lập) và được ngăn cách bởi đường Miss
Cavell (Huyển Trân Công Chúa). Ngoài ra nó còn bị ngăn cách bởi các đường Chasseloup-Laubat,
Verdun và Taberd (Hồng Thập Tự/Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Văn Duyệt/Cách Mạng
Tháng 8 và Nguyễn Du).
Trong công viên còn có Cercle sportif
saïgonnais nằm bên đường Chasseloup-Laubat.
Khu vườn lớn này được biết dưới cái tên
là “công viên Maurice Long” trước đó là
bộ phận của khu vườn bao quanh dinh toàn quyền. Nhưng vào năm 1869, chuẩn đô đốc
OHIER muốn tạo sự thoải mái cho cư dân Sài Gòn, đã dành tặng cho họ một nơi dạo
mát một phần lớn khu vườn này. Thành phố coi việc này như là sự hào phóng, một
nguồn mới cho việc chi tiêu. Riêng chuẩn đô đốc đặt một vài điều kiện: Đường Taberd
phải được phóng ra tận đường Verdun (thời gian này còn gọi là đường Thuận Kiều)
và ba cửa để ra vào vườn; một ở đường Taberd, một ở đường Verdun, một ở đường ChasseloupLaubat
và công việc gìn giữ vườn, người bảo vệ,…Những điều kiện này thành phố cảm thấy
không hài lòng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đất đã được thực hiện và việc xây
dựng khu vườn mới diễn ra. Trong ba mươi năm, khu vườn đã trải qua những ngày
thịnh vượng.
Nhưng năm 1899, khu vườn thành phố không
còn được ai quan tâm. Người ta bắt đầu phân lô để bán. Liền sau đó, Société
philharmonique (Trường Quốc gia âm nhạc/Nhạc viện thành phố sau này) được dựng
lên (1896), Loge maçonnique sở hữu phần đất để xây ngôi đền (về sau thời VNCH
là bộ phát triễn sắc tộc) năm 1897. Cùng thời gian này con đường Miss Cavell
cũng được hoàn thành. Năm 1900, một người đi khai khẩn muốn mướn tất cả khu vườn
trong thời hạn mười lăm năm để trồng cây va ni nhưng vẫn để lưu thông tự do cho
cư dân thành phố băng qua vườn.Tuy nhiên
thành phố đã từ chối lời đề nghị này.
Năm 1902, Cercle sportif được hình thành
từ nơi trước đó là hội đua xe đạp nhượng lại sau khi đã xây dựng một đường đua.
Mỗi cư dân Sài Gòn đều biết tương lai xáng lạn của Cercle sportif đem lại đã
đưa khu vườn này sức sống mà trước đó mọi người đều không thích nó.
Trong phiên họp ngày 26 tháng 2 năm
1923, hội đồng thành phố đặt tên cho khu vườn này là công viên Maurice-Long.
Trong bản đồ 1867 khu jardin de ville nằm chung khu đất của Palais Norodom
Bản đồ 1873 cho thấy jardin de ville được tách ra bởi con đường Poulo Condor
Bản đồ 1898 cho thấy khu jardin de ville bắt đầu có phân lô để bán như đường đua xe đạp tiền thân của Cercle sportif và poste de police tiền thân của Institut de puériculture.
Bản đồ 1923 khu vườn được đặt tên là Maurice Long
Xem thêm: CÔNG VIÊN TAO ĐÀN (VƯỜN BỜ RÔ) (29 tháng 10 năm 2014)
Maurice Long (sinh 15 tháng 3 năm 1866 tại
Crest - mất 15 tháng 1 năm 1923 tại Colombo) là một luật sư, chính trị gia người Pháp. Ông từng giữ chức bộ
trưởng năm 1917 trong chính phủ của Paul Painlevé và là Toàn quyền Đông Dương từ
tháng 2 năm 1920 đến tháng 4 năm 1922. Maurice Long cũng là nghị sĩ của Drôme từ
năm 1910 cho tới khi mất vào năm 1923.
Maurice Long
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét