LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN
(Phần tiếp theo)
Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1870
(Phần tiếp theo)
MAC-MAHON.
Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Đây là một trong những con đường chánh của Sài Gòn nối cảng Belgique với phi
trường Tân Sơn Nhứt.
Sau khi chinh phục, người Pháp đặt cho
nó cái tên là đường số 26. Ngày 1 tháng 2 năm 1865, đô đốc LA GRANDIÈRE lại đặt
cho nó cái tên là đường Impératrice. Khi đế quốc Pháp bị lật đổ, ngày 9 tháng
11 năm 1870, người ta đế nghị đổi tên lại là đường France nhưng đô thống soái DE
CORNULIER-LUCINIÈRE muốn tên đường là Mac-Mahon để vinh danh vị tướng này.
Thời
đầu con đường chỉ tới rạch Thị Nghè (khu vực Chùa Vĩnh Nghiêm bây giờ).
Ngày 28 tháng 10 năm 1938, toàn quyền BRÉVIÈ cho khởi công tiếp tục vượt qua Tour
de I'lnspection hướng về phi trường.
Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1878
Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1937
đã thấy con đường được kéo dài lên Tân Sơn Nhất
Marie,
Edme, Patrice, Maurice Bá tước de MAC-MAHON, công tước MAGENTA, sinh ra tại Sully (Saône-et-Loire) năm
1808. Là một chính trị gia và tướng
lĩnh Pháp,
mang quân hàm Thống chế Pháp. Ông là người thuộc Đảng Bảo hoàng.
Ông giữ chức tổng thống Đệ tam Cộng hoà Pháp giai
đoạn từ ngày 24 tháng 5 năm 1873 đến khi từ chức vào ngày 30 tháng 1, 1879. Ông
đã từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ tổng thống.
MANGIN. Hướng Bắc Nam nối đại lộ Paul Bert với
rạch Thị Nghè.
Con đường này cùng với những con đường
cùng khu vực được xây dựng năm 1928 bởi Compagnie foncière d'Indochine trên mảnh
đất sở hữu của họ.
Bản đồ 1943
Bản đồ 1958 là đường Trần Khắc Chân
Charles,
Marie, Emmanuel MANGIN sinh
ở Sarrebourg năm 1866. Sau khi ra trường Saint-Cyr, ông gia nhập Trung
Đoàn 19 Bộ Binh 77. Năm 1888, Ông gia nhập Trung Đoàn 1 Bộ Tư Lịnh Thủy
Quân Lục Chiến Cherbourg và phục vụ tại Soudan. Sau chiến tranh thế giới, Mangin
trở thành thành viên của Hội đồng Chiến tranh Tối cao và Tổng thanh
tra của các thuộc địa Pháp.
MANUEL.
Đường Matelot. Hướng Bắc Đông Bắc – Tây Tây
Nam nối đường Jean-Eudel (ở góc cùi chỏ) với kênh dérivation (Kênh Tẻ).
Là một con đường dành cho xe thổ mộ rất
xưa được nhập vô thành phố Sài Gòn được xây dựng. Tên đường này được đặt theo
quyết định ngày 16 tháng 8 năm 1907.
Bản đồ 1958 là đường Tôn Đản
Thủy
thủ MANUEL (tên Việt
Nam gọi là Mạn Hòe) là một anh hùng người Pháp trong cuộc chiến chống quân Tây
Sơn của Nguyễn Ánh. Ông chết trong trận sông Ngả Bảy Cần Giờ.
MARCHAISSE.
Hướng Tây Bắc – Đông
Nam nối đại lộ Gallieni khu vực nhà ga với cảng BeIgique.
Xưa là đường số 34. Tên mới được đặt
theo quyết định của đô đốc DUPERRÉ ký ngày 14 tháng năm 1877.
Bản đồ 1958 là đường Ký Con
MARCHAISSE
(Jean, Ernest) sinh ở
Rochefort (Charente-Inférieure) ngày 5 thánh 5 năm 1814. Chức vụ là trung tá bị giết tại Tây-Ninh vào ngày 14 Tháng Sáu năm 1866.
MARNE.
Cảng De la. Hướng Tây Bắc – Đông Nam chạy
dài bên mạn phải của kênh Bến Nghé tới cầu quay (Khánh Hội). Bắt đầu từ đường
Jean-Eudel và chấm dứt tại một con
lộ ở rạch Ông Lớn.
Trước gọi là cảng Khánh Hội, còn tên Marne
là từ năm 1906.
Bản đồ 1920 gọi là cảng Khánh Hội
Bản đồ 1958 là bến Vân Đồn
Marne là con sông dài 526 km nơi xảy ra hai
trận đánh lớn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
MARTIN. Đường Guillaume. Hướng Tây Bắc – Đông Nam tiếp nối con đường Vincensini
và tới cảng Marne (Khánh Hội).
Cái tên Guillaume MARTIN đã được đặt cho
một con đường ở Tân Định nằm giữa hai đường Paul-Blanchy và Garcerie nhưng sau
khi được tiết lộ đó là con đường tư nhân; lập tức tên đường được chuyển cho một
con đường không tên ở khu Khánh Hội ngày 17 tháng 3 năm 1922.
Bản đồ 1943
Bản đồ 1958 là đường Lê Quốc Hưng
Guillaume
MARTIN sinh ngày 17
tháng 4 năm 1899 ở Saint-Denis de la Réunion, sang Đông Dương lập nghiệp cùng với
gia đình. Khi chiến tranh thế giới xảy ra, ông tình nguyện tham gia quân đội
nhưng không được chấp nhận vì chưa tới tuổi. Ông trống sáng Pháp năm 1915 và bị
bắt tại Verdun sau đó ông trở về Sài Gòn. Ngày 17 tháng 4 năm 1916, ông tham
gia vào trung đoàn thứ 11 quân bộ binh thuộc
địa khi 17 tuổi. Một năm sau đó ông lên đường sang Pháp và hy sinh tại
đây.
MARTIN-DES-PALLIÈRES. Đường. Hướng Bắc Nam, băng qua nó suốt
chiều dài là con đường xe tramway, nối đại lộ Albert-1er với rạch Thị Nghè (khu
Đa Kao).
Trước đó là đường số 27. Cái tên MARTIN
DES PALLIÈRES có được do quyết định ngày 30 tháng 3 năm 1906.
Bản đồ 1942
Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Văn Giai
Charles,
Gabriel, Félicité MARTIN DES PALLIÈRES
sinh ở Courbevoie (Seine) ngày 22 tháng 11 năm 1823. Đào tạo tại Trường Quân sự
đặc biệt của Saint-Cyr. Mất 10 tháng 11
1876 tại Palaiseau (Seine-et-Oise). Ông tham gia vào chiến
dịch tại An nam và Nam kỳ với vai trò chỉ huy.
MASSIGES. Đường De. Hướng Tây Bắc
– Đông Nam nối đường Lucien-Mossard (Phía sau bệnh viện Grall) vời đường Legrand-de-la-Liraye
(phía cổng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi).
Đầu tiên là đường số 10. Ngày 27 tháng 1
năm 1871, đô đốc DUPRÉ quyết định đặt tên là đường Bangkok. Cuối cùng năm 1920
là đường de Massiges theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.
Bản đồ 1943
Bản đồ 1958 là đường Mạc Đĩnh Chi
Massiges
là một xã của vùng Marne cách Sainte-Ménehould 18 km, là nơi xảy ra trận chiến
khốc liệt giữa quân Pháp và Đức trong trận chiến tranh thế giới.
MASSOULARD. Đường Roger. Nối đường Chasseloup-Laubat với giao lộ các đường Frère-Louis
và colonel Boudonnet ở khu vực nhà ga. Đường sắt bắt đầu ở điểm giao lộ 3 đường
và băng qua đường Massoulard sau khi qua đoạn cong.
Xưa là đường
số 2. Tên nêu trên là từ năm 1910.
Bản đồ 1943
Bản đồ 1958 là đường Lương Hựu Khánh
MASSOULARD là con của một nhân viên
bưu điện sinh ra tại Sài Gòn ngày 3 tháng 11 năm 1900. Hy sinh trong trận chiến
tranh thế giới.
MAYER. Đường. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đại lộ Maréchal-Foch
(Đa Kao) với đường Verdun (gần thành pháo binh).
Việc mở
con đường này không biết vào thời điểm nào, trong khi phần đường giữa đường Mac-Mahon
và Verdun thì hoàn tất năm 1908.
Đầu tiên
tên nó là đường số 30. Năm 1880, được đặt tên là đường Gò Vấp (20/5/1880). Còn
tên mới này tuy không có ngày tháng chính xác nhưng là vào năm 1886.
Abraham BEER, gọi là Albert MAYER sinh ngày 3 tháng 6 năm
1836 ở Lyon, là thầu khoán cho các bưu điện thành phố Sài Gòn. Ông vào hội đồng
thành phố từ 1877-1879 với chức vụ là phó thị trưởng. Thị trưởng, LAMY rời nhiệm
vụ của mình năm 1878, ông tạm thời thay thế cho đến khi việc bổ nhiệm thị trưởng
mới.
Ông qua đời
tại Sài Gòn, ngày 03 tháng 11 1886 lúc 10 giờ 30 sáng.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét