Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)



LARÉGNÈRE. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Chasseloup-Laubat ở hướng Đông Nam (vườn Tao Đàn) với rạch Thị Nghè hướng Tây Bắc.
Xưa là đường du Jardin. Tên mới này được đặt theo quyết định ngày 24 tháng 2 năm 1897.


Bản đồ 1898


Bản đồ 1958 là đường Đoàn Thị Điểm

Éléonore, Étienne JOUHANNEAU-LARÉGNÈRE sinh ngày 18 tháng 11 năm 1832. Ông vào hải quân năm 1850, chuẩn úy ngày 1 tháng 8 năm 1852. Ông tới Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1861. Trong trận đánh đồn Chí Hòa ông là thiếu úy và chết trong trận này.


LEFÉBVRE. Hướng Đông Bắc –Tây Nam song song với kênh Bến Nghé, nối đại lộ Kitchener với đường Guynemer.
Xưa là đường số 1. Quyết định của đô đốc DE LA GRANDIÈRE ngày 1 tháng 2 năm 1865 đặt tên là Le Fevre.


Bản đồ 1878



Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Công Trứ

Ngài Dominique LEFÉBVRE sinh ở Courtonne-la Meurdrac trong địa phận Bayeux (Calvados) ngày 1 tháng 8 năm 1810. là một nhà truyền giáo người Pháp của Hội Truyền giáo nước ngoài Paris. Ông đến An Nam ngày 15 tháng 3 năm 1835. Ông trở thành Giám mục hiệu tòa Isauropolis và Khâm mạng tòa thánh An Nam năm 1842 rồi đệ nhất Khâm mạng tòa thánh ở Động Dương năm 1844. Ông bị bắt giam tại Huế (1844) sau đó được phóng thích. Ông là người lập ra bệnh viện Chợ Quán.


LEGRAND DE LA LIRAYE. Hướng Đông Bắc –Tây Nam nối đường Rousseau cận với rạch Thị Nghè Verdun (nối tiếp là  đường Général-Lizé đi vào Chợ Lớn.
Đường này lúc đầu chi ở khoảng đại lộ Albert-1er với đường Paul Blanchy dưới cái tên là đường số 29. Rồi theo quyết định ngày 2 tháng 6 năm 1871 đổi tên là đường Bà Rịa và tên nêu trên được đặt theo quyết định ngày 26 tháng 8 năm 1897.


Bản đồ 1878


Bản đồ 1898



Bản đồ 1973 là đường Phan Thanh Giản

          Théophile, Marie LEGRAND DE LA LIRAYE còn gọi là Liraille sinh ở Mauves thuộc quận Ancenis (Loire-Inférieure) ngày 25 tháng 7 năm 1819. Phụ phó tế vào Chủng Viện M.-E. 14 tháng 10 năm 1841, ngài được thụ phong linh mục ngày 23 tháng chín năm 1843 và khởi hành vào 26 tháng 12 năm sau tới Bắc kỳ. Ông làm việc ở La-Fou (tỉnh Quảng Đông), và tại các tỉnh Hà Nội, Nam Định và Ninh-Bình. Ông qua đời ngày 07 tháng tám 1873 tại bệnh viện quân đội Sài Gòn.


          LÉMAN. Đường Général. Hướng Đông Bắc –Tây Nam nối đường Arras với đường Nguyên Tân-Nghiêm.
Xưa tên là đường Abattoir de Caukho. Tên mới theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.


Bản đồ 1898 là đường Abattoir de Caukho


Bản đồ 1943 là đường Léman



Bản đồ 1958 là đường Cao Bá Nhạ

          Mathieu LÉMAN, vị tướng người Bỉ sinh ở Liège. Tốt nghiệp trường quân sự Bruxelles. Năm 1912 thành trung tướng, tham gia trận Liège năm 1914 và bị quân đức bắt làm tù binh. Trốn thoát qua Thụy Sĩ năm 1917. Ông là biểu tượng của sự kháng cự của người Bỉ trong trận chiến tranh thế giới.



Mathieu LÉMAN


        LE-MYRE-DE-VILERS. Cảng. Hướng Bắc Nam chạy dài theo sông Sài Gòn nối cảng Belgique với quảng trường  Rigault-de-Genouilly.
Cảng này thay đổi tên nhiều lần. Thời kỳ mới can thiệp thì cảng mang tên cảng Donnaï. Năm 1865 nó trở thành cảng Napoléon. Năm 1870, nó lại mang tên là cảng Commerce. Năm 1896, mang tên là cảng Francis-Garnier và sau hết là ngày 26 tháng 4 năm 1920 là cảng Le-Myre-de-Vilers.


          Charles, Marie LE MYRE DE VILERS sinh ở Vendôme (Loir-et-Cher) ngày 17 tháng 2 năm 1833.  là thống đốc Nam Kỳ (1879-1882) và tổng thư ký của Madagascar (1886-1888, 1894-1895). Ông là thành viên của Quốc hội Pháp từ năm 1889 đến năm 1902.



LE MYRE DE VILERS


         LESÈBLE. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đường ngắn nối đường Mayer với Foucault ở Đa Kao gần đại lộ Maréchal-Foch.
         Xưa là đường số 36. Tên mới theo quyết định ngày 30 tháng 3 năm 1906.



Bản đồ 1942



Bản đồ 1958 là đường Lý Văn Phúc

      LESÈBLE là chuẩn úy hạng 2 trên tàu Renommée, tham gia vào trận đánh đồn Chí Hòa.


           LÊ-VAN-DUYÊT. Hướng Tây Tây Bắc – Nam Đông Nam. Đường nhỏ chạy dài phía sau chợ Tân Định nối đường Vassoigne với đường Frostin.
Đường này được lập khi xây chợ Tân Định năm 1928. Lúc đó có ý kiến đề nghị lấy tên là đường Grand Eunuque nhưng không được hồi đáp.


Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Mã Lộ

          LÊ-VAN-DUYÊT. Còn gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, quân sự tài ba người Việt Nam. Ông được biết đến khi tham gia phò tá Chúa Nguyễn Ánh, trong cuộc chiến với quân Tây Sơn.


Lê Văn Duyệt



           LIZÉ. Đường Général. Hướng Đông Bắc – Tây Nam tiếp nối đường Legrand-de-la-Liraye ở khu vực đường Verdun và đi vào Chợ Lớn xuyên qua cánh đồng Mả. Nó chạm tới giới hạn của thành phố ở Vườn Bà Lớn.
Xưa gọi là đường Polygone. Tên mới này là vào năm 1920.


Lucien Lizé

          LIZÉ tên đầy đủ là Lucien Lizé Sinh năm 1864 tại Angers. mất 5 tháng 1 năm 1918 tại Galliera, Ý . Tướng Pháo Binh.


           Louis. Đường Frère. Đường hơi cong nhưng hướng Đông Bắc – Tây Nam nối giao lộ Verdun, La Grandière, Lacote, Krantz với đường Nancy.
Lúc đầu đường Frère-Louis là một phần của đường La-Grandière ngày 22 tháng 6 năm 1922. Nhưng kiến nghị của các cựu học sinh trường Taberd là phải dành riêng cho một con đường.



Bản đồ 1943



Bản đồ 1958 là đường Võ Tánh


Bản đồ hiện tại là đường Nguyễn Trãi nối dài

          Louis GAUBERT sinh năm 1844 ở Montfa thuộc địa phận Albi (Tarn). Là một trong những người sáng lập trường Taberd.


         LOUVAIN. Hướng Tây Tây Bắc – Nam Đông Nam. Đường thứ cấp nối đại lộ Galliéni với cảng Belgique. Đường song song và rất gần đại lộ Kitchener.
Đường trước đó không có tên, quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920 đặt tên nêu trên cho nó. Vê sau quyết định của hội đồng thành phố ngày 23 tháng 1 năm 1943 lại đặt tên là Dixmude cho phần sau của con đường này từ đại lộ Galliéni đến đường Colonel Grimaud.


Bản đồ 1942


Bản đồ 1943



Bản đồ 1958 là đường Đề Thám

          Louvain là tên một thành phố của Bỉ (Brabant) vùng Dyle, đã bị quân Đức chiếm ngày 19 tháng 8 năm 1914. Khi quân Bỉ phản công chiếm lại, quân đức đã đốt phá hầu như tất cả các công trình của thành phố.


            LURO. Đại lộ . Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đại lộ Norodom trước thành Martin-des-Pallières tới cảng Argonne. Chạy dài theo công xưởng và các tòa công trình của Hải Quân ờ phần Đông Nam.
Đại lộ này trước đó là một con đường của người An Nam ở Sài Gòn, đi từ sông lên tới thành Gia Định và cũng là con đường đã dẫn quân Pháp chiếm thành ngày 17 tháng 2 năm 1859.
Tên đường được đặt vào năm 1901 theo đề nghị của thị trưởng và các ủy viên thành phố lúc đó.



Bản đồ 1870 cho thấy con đường chạy vào thành Gia Định


Bản đồ 1878 cho thấy con đường  có tên là đại lộ Citadelle


Bản đồ 1942 cho thấy con đường  có tên là đại lộ Luro



Bản đồ 1958 cho thấy con đường  có tên là đại lộ Cường Để


Bản đồ hiện tại cho thấy con đường  có tên là đường Tôn Đức Thắng

        Jean-Baptiste, Éliacin LURO sinh ở Gers, Blousson-Sérian ngày 2 tháng 8 năm 1837. Vào hải quân năm 1855. Chẩn úy hạng 2 ngày 1 tháng 8 năm 1857. đại úy hải quân ngày 2 tháng 9 năm 1861. Thiếu tá hải quân ngày 29 tháng 9 năm 1866. Trong những năm 1870 là thanh tra ngoại giao bản địa ở Nam kỳ và hiệu trường trường cao đẳng thực tập sinh ở Sài Gòn (1873). Ông là tác giả cuốn Le pays d'Annam nghiên cứu về chính trị và xã hội người An Nam.


Jean-Baptiste, Éliacin LURO

                                                        (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...