ĐƯỜNG TÂY NINH
ĐƯỜNG ROUSSEAU
ĐƯỜNG Dr. ANGIER
ĐƯỜNG NGUYỄN BĨNH KHIÊM
Con đường này khi xưa là một trong những con đường có nhiều cây
xanh nhất của Sài Gòn và cũng là một trong những con đường xưa nhất. Nó xưa vì
lý do ở cái tên của nó khi mới được đặt là đường số 2, khi chưa xuất hiện đường Norodom giao với nó và vào thời mà thảo cầm viên chỉ có diện tích phần phân nửa và có con đường Taberd đi xuyên qua.
Trong bản đồ năm 1859 một năm sau khi Pháp chiếm Sài Gòn
đã thấy xuất hiện con đường này rồi.
Đường số 2 trong bản dồ sài Gòn năm 1867
Ngày
2 tháng 6 năm 1871 Pháp đổi tên lại là đường Tây Ninh và tên này tồn tại 26 năm
sau đó.
Đường Tây Ninh trong bản đồ năm 1878
Năm 1897 đổi là đường Rousseau.
Đường Rousseau trong bản đồ năm 1898
Ngày 21-4-1936, cắt đoạn
giáp với xưởng Ba Son tới giao lộ với đường Chasseloup Laubat và đặt tên đường
Docteur Angier.
Đọan đường Docteur Angier trong bản đồ thập niên 1940
Ngày 23-1-1943 Pháp bỏ tên đường Rousseau và nhập lại lấy tên là Docteur
Angier.
Ngày 22-3-1955, chính phủ quốc
gia Việt Nam đổi là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và tên đường tồn tại cho tới nay.
Đường Nguyễn Bĩnh Khiêm dài khoảng
1200 mét bắt đầu từ hông xưởng Ba Son kéo dài tới chân cầu Phan Thanh Giản (Điện
Biên Phủ). Là con đường tương đối yên tĩnh nhất là đoạn từ xưởng Ba Son đến khu
vực hai trường Trưng Vương và Võ Trường Toản vì rất ít xe lưu thông (trước năm
1975).
Trở lại việc Pháp quyết định đặt tên đường là Docteur Angier để nhớ công lao của vị bác sĩ này đã thành lập bệnh viện mang tên ông vào năm 1908 tại khu vực đâu lưng với tu viện Saint Paul và kế cận trường Institution municipale de filles à Saigon sau là trường nữ trung học Trưng Vương và Võ Trường Toản.
Trở lại việc Pháp quyết định đặt tên đường là Docteur Angier để nhớ công lao của vị bác sĩ này đã thành lập bệnh viện mang tên ông vào năm 1908 tại khu vực đâu lưng với tu viện Saint Paul và kế cận trường Institution municipale de filles à Saigon sau là trường nữ trung học Trưng Vương và Võ Trường Toản.
Vị trí vòng tròn màu tím là bệnh viện Docteur Angier
Bệnh viện Docteur Angier
Đến năm 1939 bệnh viện
ngưng hoạt động chuyển qua bệnh viện Saint Paul mới thành lập. Khu đất này sau
đó được chuyển giao cho trường Institution
municipale de filles. Như vậy suy ra địa chỉ của bệnh viện là số 1.
Còn địa
chỉ số 2 nằm ở đâu, điều này theo suy luận của bạn đọc cũng biết là nó nằm bên
thảo cầm viên. Thật vậy bảo tàng Blanchard de la Brosse trong thảo cầm viên
thời đó mang địa chỉ như trên sau khi dời từ vị trí đầu tiên của nó nằm tại
cuối đường Docteur Angier về sau này chổ này là trung tâm
lưu trữ hồ sơ.
Năm 1955 trường Sư Phạm
Nam Việt di chuyễn về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Thảo Cầm Viên, sau nầy là
trường Trung học Võ Trường Toản.
Tổng
Nha Trung, Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, và Nha Khảo Thí đều tọa lạc giữa trường Trung học Võ Trường Toản và trường nữ trung học Trưng Vương.
Trường nữ trung học Trưng Vương
Trường namTrung học Võ Trường Toản
Thảo cầm viên Sài Gòn và viện bảo tàng ở giao lộ Docteur Angier - Norodom (Nguyễn Bĩnh Khiêm - Thống Nhất)
Đoạn từ đầu đường đến giao lộ với Norodom
có ba giao lộ với các đường Espagne (Lê Thánh Tôn), Palanca (Nguyễn Trung Ngạn)
và Taberd - Lucien Mossard (Nguyễn Du).
Qua giao lộ với Norodom, ta thấy về bên phải khi thảo cầm viên chưa được mở rộng là khu Magasins généraux. Nơi này có nhà và thánh đường của Cha Cả (Pigneau de Béhaine) phía sau viện bảo tàng.
Bên tay trái là khu đất của thành 11ème (Cộng Hòa). Về sau được cắt ra thành lập trường Lamartine với phòng chiếu phim trực thuộc Centre culturelle và hồ tắm Nguyễn Bĩnh Khiêm. Xin nói thêm trường Lamartine bị phá hủy trong cuộc đảo chánh 1/11/1063 vì nó nằm sát thành Cộng Hòa. Ở góc Nguyễn Bĩnh Khiêm - Hồng Thập Tự thời Chính phủ Ngô Đình Diệm là khu xưởng may của cư xá Thành Tín.
Tại ngả tư này phía trái bên kia khi xưa là champ de manoeuvre có thể đây là trường bắn của thành 11ème về sau thời VNCH ở góc của khu đất này là phòng bán tem (những ai có chơi tem đều biết nơi này). Về phía phải là khu Pyrotechnic tức là kho đạn, nơi đây ngày 8 tháng 4 năm 1946, Việt Minh đã đốt phá và cũng là nơi sản sanh ra nhân vật Lê Văn Tám. Về sau thời VNCH nó là một phần của nhà in offest của cục tâm lý chiến với giàn máy in tối tân nhất thời đó.
Tại ngả tư này phía trái bên kia khi xưa là champ de manoeuvre có thể đây là trường bắn của thành 11ème về sau thời VNCH ở góc của khu đất này là phòng bán tem (những ai có chơi tem đều biết nơi này). Về phía phải là khu Pyrotechnic tức là kho đạn, nơi đây ngày 8 tháng 4 năm 1946, Việt Minh đã đốt phá và cũng là nơi sản sanh ra nhân vật Lê Văn Tám. Về sau thời VNCH nó là một phần của nhà in offest của cục tâm lý chiến với giàn máy in tối tân nhất thời đó.
Ngả tư Nguyễn Bĩnh Khiêm - Hồng Thập Tự thập niên 1960
Ngả tư Nguyễn Bĩnh Khiêm - Hồng Thập Tự thập niên 1970
Ngả tư Nguyễn Bĩnh Khiêm - Hồng Thập Tự năm 1990
Qua ngả tư này là chúng ta tới giao lộ với đường Richaud (Phan Đình Phùng-Nguyễn Đình Chiểu), ở góc ngả tư này chúng ta thấy đài Phát thanh Sài Gòn mà tiền thân của nó là Radio Saigon.
Hình Radio Saigon bị hư hại trong vũ đốt phá
kho đạn Pyrotechnic ngày 8/4/1946
Qua ngả tư này chúng ta thấy hai bên đường là các biệt thư của người Pháp và khu dân cư người Việt kéo dài cho tới giao lộ với đường Mois - Marcel Richard - Sohier (Tự Đức - Nguyễn Văn Thủ). Tại đây chúng ta thấy trung tâm lưu trữ hồ sơ thời VNCH và tại góc ngả tư có đình Tân An.
Đình Tân An số 26 Nguyễn Bĩnh Khiêm
Qua khỏi đây là khu dân cư lao động kéo dài tới giao lộ với đường Legrand de la Liraye (Phan Thanh Giản - Điện Biên Phủ). Ở dốc cầu Phan Thanh Giản có một tòa nhà xưa là bộ cải tiến nông thôn của VNCH.
Tòa nhà này khi xưa gọi là Office Indochinois du riz
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét