Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016


ĐƯỜNG DE LA PÉPINIÈRE
ĐƯỜNG MISS CAVELL 
ĐƯỜNG HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA


Đây là con đường nhỏ, thầm lặng với tổng chiều dài khoảng 450 mét; bắt đầu từ ngả ba Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai) và chấm dứt ờ giao lộ với đường Nguyễn Du. Nói nó thầm lặng thì cũng có nhiều lý do mà tôi sẽ đề cập sau. Thuở xa xưa khi chưa xuất hiện dinh toàn quyền (Dinh Độc Lập – Thống Nhất) và vườn Maurice Long (Tao Đàn) là vùng đất cao bao gồm cả trường Chasseloup Laubat (Lê Quý Đôn) là mảnh đất của tả quân Lê Văn Duyệt còn gọi là vườn ông Thượng. Về sau khi người Pháp, sau đánh chiếm Nam kỳ, đã quyết định xây dựng tại đây một dinh làm việc cho toàn quyền. Năm 1868 công trình khởi công và đến năm 1869 thì người Pháp mới cắt khu đất trên ra làm 2, phần phía sau dinh (Khu vực vườn Tao Đàn) được dùng làm khu vườn cho dinh trong đó có khu ươm cây. Đến năm 1897 giữa 2 phần, người Pháp lập một con đường nhỏ mang tên là La Pépinière theo tiếng Việt là vườn ươm cây. Từ đó khu vườn này không còn trực thuộc dinh toàn quyền nữa mà trở thành một khu vườn thuộc thành phố Sài Gòn và nó mang tên về sau là Maurice Long. Khoảng sau năm 1915 con đường này được đổi tên là Miss Cavell theo tên một nữ y tá người Anh hy sinh ngày 12 tháng 10 năm 1915 vì đã tổ chức đào thoát cho hàng trăm binh sĩ đồng minh của Bỉ trong trận đệ nhất thế chiến.
Năm 1955, chính phủ quốc gia Việt Nam đổi tên lại là Huyền Trân Công Chúa.


Bản đồ năm 1878 cho thấy vẫn chưa có con đường cắt ngang 2 khu vực


Bản đồ năm 1896 con đường La Pépinière đã hình thành nhưng khu vườn chưa mang tên Maurice Long.



Những bản đồ từ năm 1920 về sau mới thấy tên đường Miss Cavell


Cô Edith Cavell

Con đường này đặc biệt là không có nhà dân sự vì một bên đường chiếm hết chiều dài là dinh toàn quyền, một bên là thuộc về cercle sportif saigonnais và vườn Maurice Long. Ở khoảng giữa bên khu vườn có một cổng vào sát sân vận động. Duy nhất chỉ có một căn nhà số 2 mà về sau thuộc quyền quản lý của sở điện lực Sài Gòn.  
Về phía giao lộ với đường Nguyễn Du vào thời VNCH có 2 địa điểm đáng nhớ là về phía dinh Độc Lập là căn nhà của đội phòng vệ dinh và bên kia là bộ Phát triễn sắc tộc xưa là tòa nhà  Hôtel de la Loge Maçonnique Le Réveil de l’orient .


Sau năm 1968 vì lý do an ninh, con đường này bị " giam lại" không cho xe lưu thông.
Năm 1975 một quả rốc kết đã trượt qua nóc dinh rơi xuống khu gia binh bên đường  Huyền Trân Công Chúa trong vụ đánh bom dinh Độc Lập,
Sau 1975 con đường này có một thời gian bị "ô danh" vì nạn mãi dâm đứng đường.


Đường Huyền Trân Công Chúa nhìn từ 
đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai) 


Đường Huyền Trân Công Chúa nhìn từ
đường Nguyễn Du



Đường Huyền Trân Công Chúa ngày nay


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...