Hai ngọn tháp bằng kim loại của
Nhà thờ chính tòa Sài Gòn
(Tiếp theo)
(Tiếp theo)
Những cái cuối cùng
này hoàn toàn bằng kim loại, nhà sản xuất đã sắp xấp loại kẽm số 14 được đặt
thành dải rộng khoảng 0m85. Mỗi dải này hợp lại với các dải kế bên bằng một
khớp có gờ phủ rộng 0m10 để ngăn nước mưa xâm nhập. Sự nối kết giữa các dải trên
xà nhà được thực hiện bằng cách đóng đinh cặp đạc biệt bằng đồng cho phép độ
giản nở tự do của mái chuông. Những mối nối trên các gờ được phủ bởi những bộ
rẻ sườn nhô ra bằng kẽm rập nổi, thêm vào những phần đầu cong để phá đi sự đơn
điệu của những đưởng thẳng. Cuối cùng để kết nối với mái, ở phần nền là hình
kim tự tháp còn có những gờ của đầu cột bằng đá được thực hiện với dải kẽm số
16 bề rộng 0m 60 (h. 4, pl. I).
Trong hai phần ba
chiều cao của mái hình mũi tên có bốn cửa sổ trần bằng kẽm trong đó cung cấp
thông gió của các phần trên của tòa nhà. Một hệ thống thang đặt bên trong của
mỗi mái hình mũi tên và đi từ bộ nan hoa này qua bộ nan hoa khác từ mái bằng
thấp hơn cho phép sự bảo dưỡng của thợ bảo trì của tất cả các bộ phận công
trình tời tận cây thánh giá.
Để cô lập các vật kiệu
bằng kẽm và sắt có thể làm hỏng đi nhanh chóng, người ta trát vào sườn mái một
lớp nhựa hắc ín trên chất sơn chống sét, cũng vì lý do đó mà tất cả các định
cặp bằng kẽm phải được phủ đồng trên các mè.
Để tính toán các yếu
tố khác nhau của sườn mái này người ta sử dụng phương pháp đồ họa bằng cách cho
các tải trọng tối đa bình thường do gió một giá trị là 200 kg. mỗi mét vuông,
tương ứng với gió bão với tốc độ 45 mét mỗi giây, giới hạn tối đa cho gia công
kim loại là 8 kg. mỗi milimet vuông; Cuối cùng, người ta hình dung ba giả
thuyết liên tục trong đồ án thiết lập: 1. rằng gió bình thường hoạt động trên mỗi
bề mặt; thứ 2 là gió ở một trong các góc, thứ 3 là gió ở mặt nghiêng. Mỗi mái
hình mũi tên nặng 31 tấn, trong đó 28 tấn rưỡi bằng sắt và 2 tấn rưỡi bằng bằng
kẽm lợp.
Để tránh bất kỳ sự bất
tiện trong lắp đặt, nhà thiếi kế, ông Michelin đã cẩn thận làm trong các xưởng
một mô hình hoàn chỉnh của mái hình mũi tên. Sự phân bố của các khớp ở các vì
kèo là dưới 1 mét quanh các bộ nan hoa, vì vậy mà mỗi tầng có thể được gắn kết
một cách riêng biệt. Mỗi bộ nan hoa đã trở thành, trong khi lắp ráp, trên mái
bằng mà trên đó nó có thể dựng lên an toàn để leo lên tầng trên. Các vật liệu được
lấy từ chân nhà thờ chính tòa bằng cần trục đặt thành giàn trên các mái bằng và
được đưa lên vào trong tháp bằng một cái tời.
Ngoài ra, công nhân
cần được bảo vệ khỏi bị cháy nắng bởi những túp lều rơm gắn liền với giàn giáo
có thể tháo rời và lắp lại trong quá trình thi công. Về vấn đề lắp đặt các
thanh giá, đó là công việc hết sức nguy hiểm và phải tinh tế, thợ lắp ráp phải cần
thêm hai thợ phụ trách dây dợ của hải quân. Công việc đòi hỏi hai tiếng đồng hồ
cho mỗi thánh giá.
Nhờ vào những sắp xếp khéo
kéo này, việc lắp ráp được thực hiện rất nhanh chóng dưới sự chỉ đạo của một
giám sát viên duy nhất, đặc biệt gửi từ Paris, và với sự giúp đỡ của công nhân bản
địa, mà không có xảy trục trặc nào. Khởi công ngày 26 tháng 12 năm 1894 và hoàn
thành ngày 28 tháng hai năm 1895.
Albert BUTIN
Kỹ sư ngành nghệ thuật và chế tạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét