Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016


Những công trình trong ký ức


Sân Phan Đình Phùng
Công viên Vạn Xuân


Ngày nay đối với người dân thành phố mỗi lần đi ngang qua khu này - nhà thi đấu Phan Đình Phùng- không thể hình dung đã có một thời nơi đây có một sân vận động và một công viên nho nhỏ. Thật vậy khi sử dụng một diện tích rộng lớn nằm trong của bốn con đường Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp), Pasteur, Nam kỳ khởi nghĩa (Công Lý) và Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng) để xây nhà thi đấu, người ta đã xóa hết dấu vết của một nơi đã là kỷ niệm của người dân lớn tuổi của thành phố.


Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng mới

Trở về lịch sử của khu này, đầu thế kỷ 20, chính quyền thuộc địa Pháp tại Sài Gòn đã quyết định lấy toàn bộ khu đất này tức là cạnh bốn con đường Mac Mahon - Testard - Pellerin - Richaud để làm một công viên dành cho trẻ em. Tháng 2 năm 1939 công viên được đặt tên là công viên Paul Doumer theo tên của viên Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 Tổng thống Pháp từ 1931 đến 1932. Về sau chính quyền Pháp cắt một phần lập ra khu phức hợp thể thao dành riêng cho học sinh trường Chasseloup Laubat sau là Jean Jacques Rousseau tập dợt (về sau Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn cũng mượn nơi này cho học sinh). Vì vậy diện tích của công viên Paul Doumer bị rút lại.
Năm 1955 chính quyền quốc gia Việt Nam đặt tên là công viện Vạn Xuân và sân phức hợp thể thao được gọi là sân Phan Đình Phùng và tên đó tồn tại đến ngày hôm nay.
Trong khu vực công viên Vạn Xuân khi xưa tồn tại một trạm biến thế của công ty CEE. Trạm này đã bị bỏ phế và trở thảnh nơi du hí của các cặp tình nhân hay gái mãi dâm. 



Trạm biến thế của công ty CEE


Công viên Paul Doumer trên bản đồ 1923


Công viên Paul Doumer trên bản đồ 1946 đã bị cắt bớt




Công viên Vạn Xuân từng là nơi sinh hoạt hướng đạo


Quang cảnh đường Pasteur với công viên Vạn Xuân bên trái và đại học kiến trúc bên phải


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...