NHỮNG BÀI HÁT ĐI THEO NĂM THÁNG TUỔI HỌC TRÒ
Đến
khi trường Jean Jacques Rousseau được trả về cho phía Việt Nam, chúng tôi được
học những bài hát Việt. Tôi nhớ những năm đó khi đang học lớp năm, giờ học nhạc
lớp tôi do cô Hồ Ngọc Tùng dạy (chương trình tiểu học lúc đó chỉ có một thầy
giáo phụ trách một lớp giảng dạy tất cả môn học). Cô Tùng dạy chúng tôi hát và
đệm bằng cây đàn mandoline. Hồi thời đó, thầy giáo dạy nhạc khi dạy thường sữ
dụng đàn guitare hay đàn mandoline; việc dạy đàn đòi hỏi người thầy phải có
kiến thức tốt về lĩnh vực này. Không phải như bây giờ, vì tôi cũng có tham gia
giảng dạy cho mấy em sư phạm âm nhạc nên tôi rất rành. Mấy em bây giờ dạy cho
tiểu học đã có cây đàn keyboard (organ) hỗ trợ rất nhiều. Những bài hát trong
chương trình đã được làm sẳn chỉ cần bấm vào nút start là tự động sẽ phát ra
hoặc những bài hát được làm thành nhạc beat nằm sẵn trong đĩa CD. Cho nên mấy
em bây giờ dạy nhạc rất khỏe hơn thế hệ trước rất nhiều.
Những bài hát Việt từ bài dân ca đến các thể
loại khác đã dẫn chúng tôi vào một Việt Nam đầy thơ mộng và tự hào như những
bài học lịch sử. Tôi nhớ buổi văn nghệ đầu tiên của trung tâm giáo dục Lê Quý
Đôn là vào dịp xuân năm 1969, sân khấu được dựng bên hông phòng tập thể dục
phía bên khu tiểu học (sau này phòng tập thể dục được phá đi xây dựng thành hội
trường). Trong buổi văn nghệ này những bài như Học sinh hành khúc, Bạch Đằng
giang, hội nghị Diên Hồng, Việt Nam Việt Nam, v.v.. đã vang lên. Sau này lên
trung học những bài trên cũng được thầy Trần Anh Linh sữ dụng lại dạy cho chúng
tôi song song đó cũng có những bài mới nhưng những bài đó vẫn còn âm hưởng
trong lòng chúng tôi không bao giờ quên. Những cây mùa xuân mỗi dịp tết đến
trên sân khấu của trường chúng ta lúc nào cũng phải có những bản nhạc này. Đó
là những bản nhạc của thời học sinh của chúng ta đã học từ lúc mấy bước
chân vào tiểu học đến khi cất bước rời xa trường.
BẠCH ĐẰNG GIANG
VIỆT NAM! VIỆT NAM
HỌC SINH HÀNH KHÚC
KHỎE VÌ NƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét