Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018



Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975
Y Nguyên Mai Trần

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn viên Jardin de la ville (Parc Maurice Long-vườn Bồ Rô) cùng một lúc với hai sân quần vợt và vòng đua điền kinh (thay thế vòng đua xe đạp có trước-Vélodrome). Sau khi học được các luật lệ và nguyên tắc kỹ thuật chơi bóng tròn, người Việt theo sau, trong khoảng 1907-1910 lập ra hai đội đầu tiên, đội Gia Định Sport và đội Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue). Năm 1922, hai đội này được xáp nhập lại với tên mới “Ngôi sao Gia Định” (Étoile de Gia Định) . Tuy thế mải đến giai đoạn VNCH (1954-1975) túc cầu Nam Việt Nam mới trở thành thời kỳ cực thịnh , trong khu vực Đông Nam Á, và cả làng bóng quốc tế, với những tên tuổi Phạm Văn Rạng, Phạm văn Mỹ, Đổ Thới Vinh, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lâm Hồng Châu…
Cũng nên nhắc lại trước 1975 , VNCH dù trong hoàn cảnh khó khăn, luôn giương cao màu cờ sắc áo trong tất cả các Thế Vận Hội, các cuộc tranh hùng ở Đông Nam Á, Á Châu, World Cup . Người miền Nam vẩn còn nhớ tên tuổi sáng chói như Phan Hữu Dỏng bơi lội; anh em Võ Văn Thành, Võ văn Bảy quần vượt; Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết bóng bàn; Lê thành Các , Nguyễn văn Châu, đua xe đạp, Phạm Lợi Nhu Đạo, đội tuyển bóng tròn Việt Nam được giới túc cầu quốc tế kính nể . Thời này túc cầu Việt Nam ngang ngữa với Nam Hàn, Hương Cảng còn Nhật thì chỉ mới bắt đầu khởi sắc. Sân Tao Đàn và Sân Cộng Hoà là nơi chứng kiến những trận thư hùng tranh giải hay giao hửu giữa các đội banh tuyển, nổi tiếng ở Saigon và các đội banh đến từ châu Á, Anh, Pháp, Áo, Úc, Peru, Brasil, Hungary, Mỹ…
Lại cũng thời kỳ này môn bóng tròn hay túc cầu được mọi người ham mộ nhiệt thành.Nhất là lứa tuổi thanh niên, học sinh trung, tiểu học, đại học. Sau những buổi tập thể dục, thường ở lại sân để chơi thể thao mà môn thể thao dể hoà nhập với bạn bè, không tốn tiền nhiều là môn đá banh. Chính phong trào bóng tròn cuối thập niên 50s và thập niên 1960s của các trường trung học công cũng như tư trên toàn miền Nam, đã là môi trường nuôi dưỡng, trui rèn sản xuất ra cầu thủ cho nền bóng tròn huy hoàng thời VNCH.
Bài viết này dùng hai từ bóng tròn hay túc cầu thay vi bóng đá (trong miền Nam, hai từ bóng đá chỉ dùng sau 1975). Môn đá banh, bóng tròn, túc cầu , chỉ cần một quả banh tròn , một số bạn bè và một sân banh kề cận, nhiều khi cũng không cần ai chỉ bảo, dạy dổ tuổi trẻ tự do phát triển theo năng khiếu tự nhiên của từng cá nhân hay theo bước chân cha, anh, bạn bè. Ở tuổi tiểu học, những năm đầu trung học thì đá chân không, ngực trần, đôi khi có áo thun, quần đùi, lớn lên những năm cuối trung học thì đá giày, banh tùy mình mang đến sân, hoặc có thể được trường cung cấp, nhất là trong các cuộc giao đấu tranh giải học đường.
Nói chung, tuy điều kiện tối thiểu, sân banh hay khoảng đất trống, giày hay chân không, thanh, thiếu niên vẩn đam mê miệt mài đến trời chạng tối mới về. Khuyến khích bởi những phong trào thể thao học đường để đào tạo mầm non, tuổi trẻ có cơ hội phát triển năng khiếu bóng tròn đóng góp vai trò quan trọng trong thời kỳ vàng son của túc cầu Việt.

Hinh 1: Đội banh chân không của trường trung học Mỹ Tho 1944. 
Inset ̣-ảnh nhỏ: tuổi thơ trong xóm.

Nhà người viết ở gần sân banh Lê Văn Duyệt ở đường Trung Dũng- quận Gò Vấp, mổi chiều chỉ cần bạn bè rủ rê là cả đám ôm banh, len lỏi theo đường mòn trong xóm ra đến sân banh, chọn một phần sân rồi chia phe nhau đá, lớn lên đá cả sân nhưng không có lưới. Khi nào bị kẹt sân thì ngồi đợi cho tới khi sân trống thì “nhào vô”.
Sân Lê Văn Duyệt còn là sân vận động thể thao, thể dục của trường trung học Hồ Ngọc Cẩn (nằm trên đường Lê Quang Định, gần chợ Bà Chiểu, bây giờ là trường tiểu học Nguyễn đình Chiểu) Sân này còn chứng kiến những trận tranh giải giữa các trường trung học và cũng là sân chủ của đội banh nổi tiếng Gò Vấp.
Cùng hoài niệm về sân banh và bóng tròn mà bạn bè dù xa nhau ngàn dặm vẩn còn nhớ, cùng nhau kể chuyện năm xưa với mối thâm tình thuở trước. Thời ấy hình như bóng tròn là bóng dáng của tuổi thơ, đi đâu cũng thấy có sân sân banh, sân vận động , đội banh này đá với đội banh kia , giới hâm mộ ngồi quanh nghe Huyền Vủ trực tiếp truyền thanh, tường trình những trận đá banh lớn , nhờ thế mà ai cũng biết đến những đội banh lớn như Quan Thuế, Tổng Tham Mưu, Đội Cảnh Sát Quốc Gia, AJS, (Association để là Jeunesse Sporttive), Không Quân, Hải Quân…
Viết thêm về Huyền Vũ, gia đình ông trước 1975, cư ngụ cùng xóm với người viết, xóm Gà, cư xá Thanh Bình 2, đường Ngô Tùng Châu, Gia định-nay là khu nhà đối diện với chùa Pháp Vân, đường Nguyễn văn Đậu, Bình Thạnh. Huyền Vũ sang định cư và mất tại Hoa Kỳ năm 2005 , hưởng thọ 91 tuổi.
Huyền Vũ tên thật là Nguyễn Ngọc Nhung, người Phan Thiết, chủ bút tạp chí thể thao hàng tuần và báo Nguồn Sống trước năm 1975, còn là một ký giả thể thao nổi tiếng qua những bài tường thuật cũng như bình luận các trận cầu quốc tế tại sân cỏ. Nghe ông tường thuật người ta cãm thấy như mình đang xem trận đấu trên sân cỏ, đây là khả năng thiên phú cộng vói sự hiểu biết về môn bóng tròn và sự theo dỏi sát sao khả năng của từng cầu thủ. Huyền Vũ là biểu tượng-icon của nền túc cầu VNCH đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quãng bá môn bóng tròn, một thiên tài khó có người thay thế.


Hinh2: Ký giả Huyền Vũ

Bài viết này mời người đọc cùng đi tìm lại sân bóng tròn xưa vùng Sài Gòn Gia Định, một số tên đã chìm trong quên lảng. Dùng không ảnh và bản đồ xưa định vị sân banh cho đúng hơn, chỉnh sửa một số chi tiết thông tin không đúng trên mạng cùng gợi lại một chút hoài niệm thân thương của một thời tuổi trẻ.
Sân banh nhưng cũng gọi là vận động trường nếu sân có cả phương tiện cho những môn thể thao điền kinh,
Trước 1975, thành phố Sài Gòn và vùng phụ cận Gia Định có khoảng 12 sân bóng tròn. – Tao Đàn, Cộng Hoà, Hoa Lư, Quân Độị (Tổng Tham Mưu), Mayer (Hiền Vương) , Lam Sơn (Pétrus Ký), Lê Văn Duyệt, Chí Hoà (Hòa Hưng), Nguyễn văn Học (Viện Ung Thư Gia Định) , Sân Marine gần sát bệnh viện Saint Paul và trước 1950 có sân của Đội Saigon Sport gần trường Áo Tím Gia Long và sân Phú De hay sân Lò heo (Fourrière) trước lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Sau 1975 sân Tao Đàn , Hoa Lư giử tên cũ. Sân Cộng Hòa đổi tên Thống Nhất. Các sân khác đã bị đổi tên, biến dạng hoặc biến mất. Nói chung phần lớn, các sân còn tồn tại cũng đã biến dạng theo xu hướng thương mại hóa, chia năm xẻ bảy biến thành “mini-bóng đá” để thoã mản nhu cầu thể dục thể thao của học sinh-thanh niên . Thực tế ngày nay người Việt nói chung không hứng khởi, mặn mà, nhiệt thành với môn bóng tròn như xưa vi nhiều lý lẽ trong đó có lý do kinh tế gia đình, sân bãi thiếu thốn, không đủ tiêu chuẩn, kỷ năng nhà nghề chưa cao, cơ cấu quản trị chưa minh bạch, áp lực kinh tế lấn áp khả năng quản trị-điều hành sân cỏ-nhiều sân mini thảm cỏ nhân tạo , sân vận động biến thành khu giải trí, thiếu chiến lược nuôi dưỡng và phát triển mầm non từ các phong trào thể thao ở các học đường.
Điều này được phản ảnh qua hiện tình bóng tròn hiện nay không khởi sắc, không so bì được với nền túc cầu VNCH đã từng làm mưa gió trong những cuộc tranh tài Á Châu, Đông Nam Á.

Hình 3: Đội tuyển VNCH , huy chương vàng SEAP Games 1959


Hình 4: Đội tuyễn VNCH tham gia giải vô địch thế giới FIFA World cup 1974.
VNCH được xếp vào group 1 cùng với Hương Cảng và Nhật, thua cả hai, bị loại vòng ngoài.

Vị trí các sân bóng tròn xưa trước 1975.

Thời Pháp trước 1954, các sân lớn hiện còn như Sân Tao Đàn có tên là Camp de football Jardin de la Ville, Sân Hoa Lư là Citadelle, sân Cộng Hoà- Thống Nhất là Rénault

Hinh 5. Vị trí các sân banh vùng Saigon Gia định trên bản đồ 1968

Tham khảo hình 5.
1-Sân Lê Văn Duyệt (đường Trung Dũng, Gò Vấp, nay Nguyên Hồng) bị chính quyền địa phương “biến” thành khu dân cư sau 1975.
2-Sân Nguyễn Văn Học nay không còn nữa.
Sân này xưa nằm trong khu Viện Ung Thư nằm sát bên bệnh viện Nguyễn Văn Học (sau đó người Mỹ giúp xây dựng lại đổi thành bệnh viện Gia Định). Sân banh Nguyễn Văn Học chỉ tồn tại cho tới khi sân bị trưng dụng làm bệnh viện khoảng giữa thập niên 1960s
3-Sân Fourrière nằm phia trước Lăng Tả Quân, nơi đây có khoảng đất trống, thời Pháp dùng là phú de và trại lính mã tà tập luyện. Sân này cũng là nơi “luyện tập cuả đội banh nức tiếng Ngôi Sao Gia Định của những thập niên trước 1950s,
4-Sân Citadelle (còn gọi là Hào Thành), nay Hoa Lư vẩn còn vị trí củ
5-Sân Tao Đàn-nay vẩn còn ở vị trí củ
6-Sân Quân Đội – nằm phía sau cổng chánh vào Tổng Tham Mưu- là nơi “dụng võ” của đội banh Tổng Tham Mưu- nằm trên đường Võ Tánh, Phú Nhuận trên đường lên sân bay Tân Sơn Nhứt- Hiện sân này vẩn còn với tên sân vận động quân khu 7.
7-Sân Mayer-Hiền Vương-không còn nữa
8-Sân Marine-nằm cạnh nhà thương St Paul, không còn nữa
9-Sân Saigon Sport-nằm cạnh trường Gia Long, không còn nữa.
10-Sân Cộng Hòa –sau 1975, đổi tên Thống nhất, vẩn còn.
11-Sân vận động Lam Sơn – thu hẹp lại nhưng vẩn còn
12-Sân Chí Hòa, gần khám Chí Hòa-không còn nữa.


Hinh 6: Vị trí sân banh Nguyễn văn Học và Fourriere (sân Lò heo ?) ngày xưa.


Sân Fourrière

Thời Pháp đi từ phía Saigon qua Cầu Bông đến Lăng Tả Quân, trước khu mặt tiền của Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt là khu sân tập của trại lính “mả tà” cảnh sát, phát âm trại từ tiếng Pháp matraque (dùi cui, một loại vủ khí cảnh sát đeo lủng lẳng bên hông)(14). Trước đó đây là khu phú de (tiếng Pháp fourrière, là nhà kho, chổ nhốt chó, bò vô chủ) được Pháp biến thành sân banh gọi là sân banh Fourrière là bản doanh, sân tập dượt của đội banh người Việt – Ngôi Sao Gia Định, một trong những đội banh nổi tiếng nhất miền Nam, đoạt rất nhiều giải thưởng thời bấy giờ.
Ngôi sao Gia Định được coi là một trong “tứ hùng” gồm Stade Millitaire, Cercle Sportif Saigonnais, Saigon Sport. Sau này Cercle Sportif Saigonnais và Cercle Sportif Annamite lập ra ủy ban liên câu lạc bộ gọi là Commission Sportive Interclubs (C.S.I) để tổ chức các giải như giải vô địch Nam kỳ.
Ngôi sao Gia Định đã đoạt chức vô địch Nam kỳ trong các năm 1932, 1933, 1935, 1936. Cùng lúc này có rất nhiều hội đá banh hoạt động mạnh như Cercle Sportif , Gia Dinh Sport, Commerce, Govap Sport , Cho Lon Sport, Khanh Hoi Sport, Chi Hoa Sport, Paul Bert Sport, Saigon Sport …(15)
Ngôi sao Gia Định tạm giải tán vào năm 1954, các cầu thủ gia nhập vào các đội AJS (Association de la Jeunesse Sportive) và Cảnh sát. Cuối thập niên 1950, nhiều đội banh nổi tiếng trước đây ở Sài Gòn- Chợ Lớn dần biến mất hay sáp nhập với các đội banh có nhiều tài chính hơn thuộc các cơ sở thương mại hay cơ quan chính quyền như đội Tổng tham mưu, Việt Nam thương tín, Cảnh sát, Quan thuế…( Phụ Lục 5).


Hinh 7: Đội banh Gia Định Sport-Ngôi Sao Gia Định


Từ lăng Ông đi về phía trường Vẽ, bây giờ là trường Đại Học Mỹ Thuật TP.HCM, quẹo phải vào đường Nơ trang long. Đi về phía ngã Tư Bình Hòa-trước khi đến khu rạp chiếu bóng và hồ tắm Đại Đồng , là Viện Ung Thư gần sát bên nhà thương Nguyễn Văn Học (sau đổi tên Bệnh viện nhân dân Gia Định), phía trước khu nhà xác. Khu đất Viện Ung Thư một thời là vị trí của sân banh Nguyễn văn Học Gia Định – vì đường Nơ trang long , thời trước 1975 có tên Nguyễn Văn Học .
Cũng nên biết ông Học sanh ra với họ Trần, là tướng thời vua Gia Long, ông được nhà vua cho phép đổi họ Trần thành Nguyễn. Đường Nguyễn Văn Học là con đường lớn chạy dài từ trường Vẻ đến hướng cầu Bình Lợi trên trục Quốc Lộ 1- Thiên Lý-đi đến Thủ Đức, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa… Sau 1975 đổi thành đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh.



Hinh 8: Bản đồ Trần Văn Học 1815 là bản đồ do người Việt Nam vẽ đầu tiên với 

hiệu đính địa danh lấy từ cuốn Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức. (16)


Sân Lê Văn Duyệt





Hinh 9: Trường Mỹ Nghệ Thực Hành đầu đường Nguyễn Văn Học 1960


         Từ trường Mỹ Nghệ đi xuống ngả Tư Bình Hòa rồi đến ngã Năm Bình Hòa, quẹo trái vào đường Phan Văn Trị , tiếp tục lần theo đường Phan văn Trị cho đến khi quẹo phải vào đường Trung Dủng trước 1975 (còn gọi là vùng chợ Cây Thị) nay có tên Nguyên Hồng, Gò Vấp.
Sân Lê Văn Duyệt cửa chính nằm trên đường Trung Dủng, sân có một khán đài nhỏ nằm bên tay phải, vòng đua điền kinh bao quanh sân banh, hai đầu sân vận động là nơi đặt phương tiện tập điền kinh, có nhà người giữ sân nằm ở góc sân. Một kỹ niệm đặc biệt cho người viết , nơi đây được nhìn thấy dung nhan của nghệ sĩ Cải Lương Thanh Nga – con gái ông Bầu Thơ chủ nhân gánh hát nổi tiếng Thanh Minh-Thanh Nga thời bấy giờ, hình như cô đến dự buổi khánh thành khán đài gì đó – trong chiếc áo dài màu hồng ,mặt hoa da phấn , rất đẹp nhưng hơi nhỏ người. Sự kiện đặc biệt xảy ra trong thời gian xảy ra cuộc đảo chánh không thành công của Đại tá Nguyễn chánh Thi và nhóm Nguyễn triệu Hồng, Vương văn Đông ngày 1/11/60 muốn lật đổ Tổng Thống Diệm

Hình 10: Bản đồ 1968 cho thấy vị trí của Sân Lê Văn Duyệt – nay không còn nữa

Sau 30/4/1975. Sân banh bị “quy hoạch” biến thành khu dân cư – Cư xá Nguyên Hồng

Hinh 11: Sân banh Lê Văn Duyệt ngày nay là cư xá Nguyên Hồng 
đường Nguyên Hồng.(Trung Dũng xưa)


Sân Quân Đội

Từ trường Vẽ, theo thời gian lại có nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ rồi bây giờ sau 75 là trường ĐH Mỹ Thuật. Cổng chánh vào trường nằm ở đầu đường Nguyễn văn Học có hàng điệp, phượng vĩ xen lẫn với me. Đường Chi Lăng nay Phan đăng lưu nằm phía trước trường về đi về hướng Phú Nhuận . Đường Chi Lăng năm xưa có hàng cây keo, nên tên dân gian là đường Hàng Keo.
Đường Chi Lăng đi thẳng xuống ngã Tư Phú Nhuận quẹo trái vào đường Vỏ Di Nguy- đường nối dài của Hai bà Trưng (thời Pháp là đường Paul Blanchy ) sau 1975 Vỏ di Nguy đổi thành Phan Đình Phùng). Quẹo phải vào đường Vỏ Tánh nay là Hoàng văn thụ chạy thẳng lên phi trường Tân sơn Nhất . Ngã ba Vỏ Tánh và Cách Mạng ( khúc đường nối dài của đường Công Lý khi qua cầu rạch Nhiêu Lộc bây giờ là đường Nguyễn văn trổi) có cổng chính vào doanh trại bộ tổng tham mưu VNCH nằm phía mặt nếu đi từ hướng Phú Nhuận-Saigon trên đường lên sân bay Tân Sơn Nhất. Sân vận động Quân Đội-còn gọi là sân vận động Tổng Tham Mưu nay là sân vận động quân khu 7. Đây là sân chủ, nơi tập luyện của đội banh nổi tiếng Tổng Tham Mưu.

Hinh 12: Sân Quân Đội –Tổng Tham Mưu



Hinh 13 : Không ảnh Sân Quân Đội- Tổng Tham Mưu 1969 (17)


Sân chủ của đội banh Tổng Tham Mưu , một trong những đội banh nổi tiếng thời VNCH với “ lưởng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng là thủ môn khét tiếng miền Nam và Đông Nam Á thời bấy giờ.


Hình 14: Trận đấu banh bầu dục Rugby giao hữu trên sân quân Đội giữa thủy thủ Úc của chiến hạm HMAS Quiberon và đấu thủ của hội Cercle Sportif (Saigon Sports Club) trước đám khán giả cổ vỏ trên khán đài từ trại Davis-1963 (18)


Hình 15: Sân vận động Quân Đội -1965, lính Mỹ gọi sân này Pershing Field Ball Park (theo tên của một quảng trường nổi tiếng ở tiểu bang New Jersey- Pershing Field Park, Pershing là tên của một vị tướng nổi tiếng Mỹ.


Hinh 16: trận đấu giao hữu giữa đội banh truyền tin Mỹ 69th Signal BN và đội truyền tin Quân Đội VNCH 19/11/1967


Cũng nên biết trại Davis nằm trong khu Tổng Tham Mưu ỏ Tân Sơn Nhất là nơi đặt trụ sở của hai phái đoàn đại biểu quân sự Cộng sản -Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định Paris 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.Tuy nhiên, hiệp định này không bao giờ được thi hành vì miền Bắc quyết tâm dùng võ lực đánh chiếm Miền Nam.


Hinh 17: Trại Davis trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu-Tân Sơn Nhất và sỉ quan Bắc Việt trong trại 1973

Qua khỏi cầu Bông, ngày xưa có thể quẹo trái vào đường Đinh Tiên Hoàng (đường Albert 1er, thời Pháp) , bây giờ là đường một chiều, chạy đến gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Hồng Thập Tự nay là Nguyễn thi minh khai, phía bên trái là sân Citadelle , còn gọi là sân Hào thành thời Pháp , thời VNCH đổi thành sân Hoa Lư.


Sân Hoa Lư-Citadelle


Hinh 18: Sân Citadelle-Hào Thành-Hoa Lư -bản đồ 1968.(19)
Hinh 19 : Khu vực sân Citadelle và công xưởng Hải Quân Ba Son và kho đạn của quân Nhật bị máy bay Mỹ ném bom tháng 4-1945 trong thời kỳ Nhật chiếm SG thời Đệ nhị Thế chiến. source:fold3.com

Hình 20 : Không ảnh sân Hoa Lư chụp ngày 29/3/1950
Hinh 21: Vị trí sân Hoa Lư, thời Pháp gọi là sân Citadelle (còn gọi là Hào Thành) nằm trọn trong khuôn viên thành Phụng -Gia đình thành
 (xem bản đồ của ông Trần Văn Học phụ lục 5.) (20)

Sân Hoa Lư còn là nơi hội họp và tập luyện của môn phái VOVINAM- cũng nên biết VOVINAM thời ấy có hai vỏ đường luyện tập là sân Hoa Lư và Sân Lam Sơn gần trường Petrus Ký nay là trường Lê Hồng Phong
Hinh 22: Môn sinh VOVINAM tại sân Hoa Lư 1966 (21)


Sân Mayer

Sân Hiền Vương – Mayer
Theo dòng lịch sử thì sân Mayer được thành lập vào ngày 19 tháng 1 năm 1929 bởi tổng cục thể thao An Nam ( la Commission Interclubs Annamite (C.I.A). Tham khảo bản đồ Pháp năm 1947 hình 23 trong bài viết, sân banh nằm trong khu vực của các đường Mayer (Hiền Vương/ Võ Thị Sáu), Lareynière (sic: Larégnère (Đoàn Thị Điểm–Trương Định), Champagne (Yên Đổ/ Lý Chính Thắng) và Pierre Flandin (Bà Huyện Thanh Quan) . Lúc đầu diện tích sân rất lớn với sức chứa khoảng 6000 người vào năm 1930 so với sân Tao Đàn khoảng 3000 người về sau bị xén cắt bớt, thay vào đó là những biệt thự, khu dân cư rồi biến hẳn luôn.
Hinh 23 : Vị trí sân Mayer, sân Marine, sân Saigon-Sport trên bản đồ 1947.

 
Hình 23a: Vị trí Sân Mayer, Sân Marine, sân Saigon Sport trong bản đồ 1952-1955


Tham khảo bản đồ Saigon năm 1947 và 1952, sân Mayer, sân Marine nằm cạnh bệnh viện Saint Paul và sân của đội banh Saigon Sport nằm cạnh trường Gia Long Áo Tím (sau 1975 đổi thành Nguyen thi minh khai), Sân Maurice Long (Tao Đàn) và Sân Citadelle –Hào Thành (Hoa Lư thời VNCH)
Hinh 24: Bản đồ Sài Gòn Chợ Lớn 1960.

Tham khảo bản đồ 1960 , vị trí của sân Mayer vẩn còn nằm trong khu tứ giác –Hiền Vương, (Võ thi sáu) Đoàn Thị Điểm(Trương Định), Bà Huyện Thanh Quan và Yên Đổ (Lý chinh thắng).
Hinh 25: Bản đồ 1968


Tham khảo bản đồ 1968 : Sân cỏ trống, Sân Mayer và sân Marine và Sân Saigon Sport đã biến mất trên bản đồ, thế vào đó là nhà ở, chung cư hay cơ quan công lập

Hình 26: Không ảnh vùng sân banh Mayer 2017


Sân Mayer là nơi chứng kiến sự thành công ban đầu của nền bóng tròn Nam kỳ với trận thư hùng của hai đội nam nữ. Tuy bóng tròn xuất hiện cuối thế kỹ 19, đầu thế kỹ 20, Sài Gòn vẩn chưa có bóng đá nữ. Khoảng năm 1932, ở Cần Thơ mới xuất hiện đội bóng nữ Cái Vồn (Equipe Feminine de Cai-Von), Cái Vồn là một quận thuộc tỉnh Cần Thơ trước 1975 cũng là quê hương của hai nhân vật nổi tiếng ở miền Nam, ông Trần Văn Soái tự Năm Lửa thủ lãnh Hoà Hảo và ông Phan Khắc Sửu (quốc trưởng Việt Nam Cộng Hòa 1964-1965) . Ông Sửu là người sáng lập ra đội banh nữ Cái Vồn. Trong trận thư hùng lịch sữ nam nữ đầu tiên trong lịch sữ bóng tròn Việt, đội Cái Vồn – đã thủ hòa 2-2 với đội nam Paul Bert (Paul Bert Sport) (22) .
Hinh 27: Đội túc cầu nữ đầu tiên của Việt Nam –Đội Cái Vồn-Cần Thơ (28)


Theo tác giả Pháp A Larcher-Goscha (Du Football au Vietnam (1905-1949) có ba đội banh nữ ở Nam Kỳ Cochinchine là Đội Huỳnh Kỳ, Đội Thủ Dầu Một và đội Cái Vồn. (Xem Phụ Lục 2).
Hiên nay Cái Vồn là một phường thuộc quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long chỉ cách Cần Thơ qua chiếc cầu Cần Thơ.
Từ ngày 28 tháng 12 năm 1935 đến ngày 1 tháng 1 năm 1936, tại sân Mayer, tổng cuộc hướng đạo Nam kỳ tổ chức trại họp mặt huynh đệ quốc tế với sự tham dự của đoàn hướng đạo Bắc, Trung kỳ, Pháp, Trung Hoa, Cam Bốt nhân dịp lễ giáng sinh năm 1935 và năm mới 1936.
Năm 1957, đoàn trượt băng nghệ thuật Holiday on Ice của Mỹ cũng đã đến biểu diển tại đây.

Hinh 28: Holiday-on Ice souvenir program 1957- Chương trình lưu niệm 1957


Năm 1962, đoàn cirque Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đức) cũng biểu diễn tại sân này.

Sân Marine

Từ sân Mayer băng ngang đường Hiền Vương-Vỏ thị sáu, thời Pháp đường- Mayer là sân Marine. Sân Marine nằm trong diện tích bao quanh bởi các đường Hiền Vương (rue Mayer) -Tú Xương(rue Thévenet) Nguyễn Thông (rue des Eparges) và đường bà Huyện thanh Quan (rue Pierre Flandin).
Sân Marine nằm kế cận nhà thương Saint Paul –bây giờ 2017 là bệnh viện Mắt TPHcm, sân này không còn nữa (xem ảnh 26).

Sân Tao Đàn

Bóng tròn được người Pháp du nhập vào miền Nam trước rồi sau đó mới lan ra miền Bắc và miền Trung. Sau khi sân bóng tròn được xây dựng bởi Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais) năm 1906 (cùng lúc với hai sân quần vợt ) trong Jardin de la Ville (hay vườn Ông Thượng, nay là Công viên Tao Đàn). Sân được người ngoại quốc-phần đông là Pháp (Công chức, sĩ quan, thương gia ở Câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS hay Cercle, Xẹc) đã thường xuyên chơi môn bóng tròn ở đây vì đáp ứng tiêu chuẩn và tiện nghi tối tân thời bấy giờ. Sau đó có thêm đội Infanterie gồm các lính lê dương đánh thuê (tập ở sân Hào Thành, tức sân Hoa Lư ngày nay) và đội Marine là lính thủy Pháp tham gia.(23)
Hinh 29 : Sân Tao Đàn trên bản đồ 1968


Sân Tao Đàn là sân duy nhất có đèn và cũng là sân banh có chiều dài lịch sử vì là sân đầu tiên được thiết lập đúng tiêu chuẩn đã chứng kiến những cuộc thư hùng giao hữu với các đội bóng tròn da trắng trên thế giới trong bầu không khí mát mẻ về đêm.
Sân tọa lạc phía sau vườn ông Thượng vườn Bồ Rô, nguyên khu đất này thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue Verdun phía tây, và rue Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô
Sau đó thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu Nhạc (Société philharmonique) năm 1896, Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais) được thuyên chuyển vào vườn năm 1902, năm 1906 với sự giúp đở tài chính của thành phố, câu lạc bộ cho xây dựng hai sân quần vợt, sân bóng tròn và vòng chạy đua (athletics track) trên vòng chạy xe đạp (vélodrome) củ. Năm 1926 Cercle xây thêm 8 sân quần vợt nửa, và đến năm 1933, xây một hồ bơi tầm cở quốc tế thời bấy giờ. (25)

Hinh 30: Tuần Dương Hạm Anh Quốc King Alfred (26)


Trận đá banh đầu tiên trong thời kỳ thuộc địa là vào năm 1905 trên sân banh Parc de Maurice Long- tuy sân chưa được hoàn thành. Đó là trận đấu giữa trung đoàn thủy quân lục chiến Pháp với binh lính của tàu tuần dương Anh “Vua Alfred” sau chuyến cập bến tại Nam kỳ.
Hinh 31: Jardin de Ville camp de football (39).


Hình ảnh sân Tao Đàn trong thập niên 1910s, 1920s là sân vận động duy nhất có phương tiện cho những trận giao hữu giữa các đội banh ngoại quốc đến viếng Việt Nam. Ảnh trên cho thấy sân có gôn cho những trận đấu banh bầu dục (rugby) –giữa cầu thủ Pháp Cercle Sportif (Saigon Sports Club) và cầu thủ Anh.
Hinh 32: Trò chơi cổ truyền nhân dịp Tết trên sân Tao Đàn năm Mậu Ngọ 1918.(18)


Hinh 33: Sân Tao Đàn long trọng đón vua Xiêm (Siam, Thái Lan) ngày 14-16 tháng 4 năm 1930. (36)  

http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/ulysse/resultats?q=roi+du+siam+&coverage=Indochine&date=&from=&to=&type=Photographie&mode=list&page=4&hpp=10


Hinh 34: Hội tuyễn Tonkin-Bắc Kỳ dự giải vô địch Đông Dương 1940-41


Hinh 35 : Trận đấu giao hữu giữa Hội Tuyển Sàigòn và Thái Lan 5-6-1949 (37)


Hinh 36: Thủ hiến Nam Việt ông Trần Văn Hửu bắt tay cầu thủ Việt Nam trên sân Tao Đàn 5-6-1949
Hinh 37: Tuyển thủ hai đội Việt, Thái trên sân Tao Đàn.1949


Hinh 38: Sân có trang bị đèn duy nhất để đá đêm.


Hinh 39: Thủ Hiến Trần Văn Hửu trao Cup cho thủ quân hội tuyển túc cầu Việt Nam tại sân Ông Thượng-Tao Đàn tháng 6-1949

Kỹ niệm sân Tao Đàn không dể phai mờ trong tâm trí người miền Nam, nhất là dân Saìgòn Gia Định vì sân Tao đàn vì màu cỏ xanh mướt, chứng kiến bao nhiêu trận thư hùng giữa tuyển thủ VNCH và tuyển thủ quốc tế trong tiếng cổ vỏ vang rền trong ánh đèn, gió mát về đêm . Người viết được ba thỉnh thoảng chở trên chiếc Mobylette đi từ Xóm Gà đến sân Tao Đàn để xem những trận đá đèn, nhớ nhiều nhất và vẩn còn đeo đẳng mãi đến ngày nay là trận đấu giữa đội banh Weiner, nước Áo và đội A.J.S (Association de la Jeunesse Sportive) Trời mát về đêm, khung cảnh thanh lịch- Đội Áo cầu thủ da trắng to con, mặc áo đỏ, quần trắng, chạy nhanh, đưa banh chính xác cuối cùng khống chế đội AJS mặc áo vàng chơi như để rồi không còn được chơi nữa nhưng AJS thua, không nhớ tỉ số. Trên đường về, cha con ghé lại quán chè khuya-ăn ly Xâm Bảo Lượng-kỹ niệm xưa nhớ mấy cho vừa.


Sân Renault-Cộng Hòa-Thống Nhất

Tọa lạc trong vị trí giữa đường Tân Phước và Đào duy Từ, quận 10 Saigon. Năm 1931, sân vận động được hoàn thành và được gọi là sân Renault, theo tên của Philippe Oreste Renault, tham biện hạng nhất , chủ tịch Ủy hội Thành phố Chợ Lớn kiêm chủ tỉnh Chợ Lớn. Ban đầu, sân chỉ mới có khán đài chính, chưa có các khán đài phụ. Tất cả đều theo kiến trúc mới như các sân bên Pháp, mái che được đúc bằng xi măng, cốt thép, có trên 20 bậc ngồi , từ dưới lên cao trông rất quy mô, đó là chưa kể những hàng ghế xếp riêng trong một khu vực đẹp dành cho quan chức. Sân được xem là một công trình thể thao đồ sộ, được coi như lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

Hinh 40 :Bản đồ 1968 Sân vẫn nằm ở vị trí củ.


Năm 1959, sân được chỉnh trang, nâng cấp lớn lại theo tiêu chuẩn quốc tế thời bấy giờ. Khán đài chính được nới rộng thêm, các khán đài phụ cũng được bổ sung, nâng sức chứa của sân lên 16.000 người, trang bị giàn đèn chiếu sáng hiện đại. Công việc cải tạo nâng cấp mãi đến tháng 10 năm 1960 mới hoàn thành. Sân cũng được đổi tên thành sân vận động Cộng Hòa. Theo nhiều tài liệu ghi nhận, trong trận cầu đầu tiên sau khi sân mới được khánh thành, nữ nghệ sĩ Thanh Nga được mời đá quả bóng đầu tiên trước khi trận thi đấu giữa hai đội bóng đá Quan thuế và AJS . Hình ảnh này sau đó được lan truyền trên các báo, được cho là góp phần làm tăng thêm danh tiếng cho nữ nghệ sĩ này.
Năm 1967, sân một lần nữa được cải tạo và nâng cấp. Suốt thời gian từ 1955 đến 1975, đây là địa điểm thi đấu của các giải khu vực, châu lục, tiếp đón nhiều đội danh cầu quốc tế đến để học tập và trao đổi kinh nghiệm. Sân cũng chứng kiến nhiều trận thi đấu lịch sử của nền bóng đá Việt Nam Cộng hòa như  giải túc cầu vô địch Thiếu niên châu Á lần thứ 6 – 1964 (từ ngày 18 tháng 4 đến 28 tháng 4)
Trận thi đấu vòng loại bóng tròn trong kỳ Thế vận hội Mùa hè 1974, đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng hòa thắng Thái Lan 1-0 nhưng thua Nhật 4-0 và thua Hương Cảng 1-0 và bị loại.
Sân Cộng Hoà cũng là nơi trận túc cầu đầu tiên của 2 đội bóng nữ Nam Phương và Nhị Trưng (3-0) vào ngày 23 tháng 6 năm 1974. (38)
Năm 1966 sau khi đội tuyển Việt Nam Cộng hòa đoạt giải đá banh Merdeka ở Malaysia thì cúp vô địch bằng vàng được lưu trữ ở trụ sở Tổng cuộc Túc cầu trong sân vận động Cộng Hòa. Cúp này thất lạc sau khi sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 , và cho đến ngày nay vẫn chưa xác định lưu lạc ở đâu.(24)
Sân Cộng Hoà cũng là nơi đội bóng Úc lần đầu tiên đem danh dự cho nền túc cầu Úc khi thắng giải Quốc Khánh 1967- Giải này có tám nước tham dự Úc (Australia), Hương Cảng (Hong Kong), Mã Lai (Malaysia), Tân Tây Lan (New Zealand), Tân Gia Ba (Singapore), Đại Hàn (South Korea) và Thái Lan (Thailand) và Việt Nam Cộng Hòa (South Vietnam)
Hinh 41 : Đội túc cầu Úc diển hành trên sân Cộng Hòa (4 tháng 11, 1967) (29)


Hinh 42: Úc đá bại Tân Tây Lan (áo đen) ở nhóm một 5-3 (5/11/1967) trên sân Cộng Hòa.(30)
Hình 43: Đội túc cầu Úc với chiếc Cup sau khi thắng Đại Hàn với tỉ số 3-2 trong trận chung kết. Việt Nam đứng thứ ba sau khi đá bại Malaysia 4-1 (31).


Sau giải Quốc Khánh một tháng, sân vận động Cộng Hòa vào giữa tháng 12/1967 là nơi có hai trận đấu giao hửu, giữa đội Mỹ Dallas Tornado, trận thứ nhất gặp Hội tuyển Thanh niên ngày 14/12/1967 và trận thứ nhì ngày 16/12/1967 gặp Hội tuyển Sài Gòn. Trận gặp đội tuyển có tới 20.000 khán giả đến chật kín sân vận động và kết quả 2 đội hòa nhau 1-1.
Hinh 44: Bích chương quảng cáo trận đấu giao hữu Việt Mỹ 12/1967 (32)

 
Hinh 45: Không ảnh sân Cộng Hoà 1960s.


Hinh 46: Vị trí sân Cộng Hòa 1960s




Hinh 47 : Đá banh trên Sân Cộng Hoà 1970 (33)


Lần đầu tiên , đội bóng Bình Thuận, đã đoạt chức vô địch Túc Cầu toàn quốc, sau khi hạ đội Mỹ Tho với tỷ số 2-1 tại sân vận động Cộng Hoà. Đây là giải vô địch toàn miền Nam năm 1971, với sự tham dự của 43 đội từ các tỉnh thành thị và 4 quân khu.


Sân Lam Sơn

Quay về quá khứ, sân Lam Sơn vốn được người Pháp xây dựng trong khuôn viên trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT Lê Hồng Phong) với diện tích hơn 1,5ha. Sau năm 1975, UBND Q.5 giải tỏa người dân lấn chiếm để phục hồi sân và giao sân cho Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) Q.5 quản lý từ năm 1978. Tuy nhiên, tranh chấp “chủ quyền” sân đã nổ ra giữa Trường Lê Hồng Phong và Trung tâm TDTT Q.5 khiến các hoạt động thể thao ở sân Lam Sơn dần trở nên manh mún.
Nỗi buồn thể thao TP.HCMTrich http://tuoitre.vn/san-lam-son-xua-va-nay-513898.htm
>>Ở đây, chúng tôi không bàn chuyện ai đúng ai sai mà chỉ thấy đau trước thực trạng TP.HCM đang ngày càng thiếu những sân bãi dành cho hoạt động thể thao, thì một chỗ quá đẹp như sân Lam Sơn lại bị chia năm xẻ bảy. Vì diện tích bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ, sân Lam Sơn không còn duy trì được hoạt động thể thao phong trào phong phú. Thật đáng buồn khi nơi đây từng là nguồn cung cấp cầu thủ cho nhiều đội bóng hàng đầu TP.HCM (chỉ thua Tao Đàn), nhưng giờ đây không có nổi đội bóng phong trào cho ra hồn. Các đội năng khiếu Q.5 từ lâu đã bị giải tán vì sân Lam Sơn “đóng băng” theo cuộc tranh chấp nói trên.
Cựu danh thủ bóng đá Phạm Huỳnh Tam Lang tâm sự: “Tôi xuất thân từ sân bóng đá Lam Sơn rồi may mắn có được căn hộ nhỏ nằm gần sân này. Nhưng giờ thì tôi không còn nhận ra được đó là nơi mình từng mải mê rượt đuổi theo quả bóng tròn bất kể thời gian. Thật đáng buồn khi cái sân bóng đầy ắp kỷ niệm ngày nào đã biến dạng hoàn toàn…”.
>>Tâm sự của ông Tam Lang cũng chính là câu chuyện buồn của sân Lam Sơn nói riêng và thể thao TP.HCM nói chung- hết trích

Hinh 48: Sân đá banh Lam Sơn trên bản đồ 1968.
Hinh 49: Quang cảnh trường trung học Petrus Ký trong cuối thập niên 1920s

Hinh 50: Không ảnh trung tâm bóng tròn Lam Sơn ngày nay.


Sân Chí Hòa – Hòa Hưng


Hinh 51: Không ảnh 1969 : Khám Chí Hoà và sân đá banh Chí Hòa. (34)


Đây là sân chủ của đội banh Chi Hòa -Chihoa sport. Sân Chí Hòa cũng là nơi hành quyết ông Ngô Đình Cẩn, bào đệ của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, sau cuộc đảo chánh 1/11/1963. Ông Ngô Đình Cẩn bị băt sau đảo chánh và bi xử tử hình, biệt giam trong khám Chí Hoà.̃
Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ “quốc phục” Việt Nam (ngày ấy chính quyền Ngô Đình Diệm quy định “quốc phục” của Việt Nam Cộng hòa là quần trắng, áo dài đen, đội khăn xếp).
Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế. Rồi ông cũng nói với mọi người là ông tha thứ cho những người đã giết ông.
Yêu cầu của Ngô Đình Cẩn được đáp ứng, những viên cai ngục giúp ông thay quần áo. Rồi thiếu tá Nguyễn Văn Đức ra lệnh cho 2 nhân viên xốc nách dìu ông Cẩn ra khỏi phòng giam và xuống cầu thang. Vì Ngô Đình Cẩn không thể đi được, nên người ta phải đặt ông lên một chiếc băng ca và đẩy đi suốt hành lang này qua hành lang khác. Ra khỏi khu “lò bát quái”, Ngô Đình Cẩn được chuyển sang một băng ca khác do 4 người cai ngục khiêng, chiếc băng ca được khiêng ra giữa sân có cắm một chiếc cọc thì cả đoàn người dừng lại…
Thiếu tá Đức ra lệnh cho đám cai tù xốc nách đỡ Ngô Đình Cẩn dậy, dìu ra cột. Khi Cẩn được dìu tới cột gỗ thì một người lính trong đội hành quyết nói nhỏ với Cẩn là xin phép được trói hai tay ra đằng sau, hai tay được đặt lên một thanh ngang giống như cây thánh giá mục đích là để người bị tử hình không tụt được xuống. Một người lính cai ngục lấy chiếc khăn đen bịt mắt tử tội thì Ngô Đình Cẩn lắc đầu liên tục và nói: “Tôi không chịu bịt mắt. Tôi không sợ chết”. Nhưng người ta vẫn buộc khăn vào một cách vụng về, vì vậy không chỉ bịt mắt mà bịt gần hết khuôn mặt ông Cẩn.
Đội hành quyết có 10 người và đội mũ lính quân cảnh có in 2 chữ MP, chia làm 2 hàng. Hàng trước 5 người quỳ, hàng sau 5 người đứng. Trong 10 người thì có 1 người được sử dụng khẩu súng mà trong đó lắp 1 viên đạn mã tử (không có đầu đạn mà chỉ bịt giấy).
Đúng 18h20, phút hành quyết đã tới, Nguyễn Văn Đức giơ tay ra lệnh thi hành. Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết hô lớn: “Bắn!”. Một loạt súng nổ, Ngô Đình Cẩn giũ người xuống ngay lập tức. Máu từ trên ngực chảy loang xuống chiếc quần trắng. Ngay sau đó viên chỉ huy đội hành quyết chạy đến gí khẩu súng colt 12 ly vào tai Ngô Đình Cẩn và bắn phát ân huệ. Bác sĩ pháp y chạy ra dùng ống nghe gí vào ngực Ngô Đình Cẩn nghe ngóng, vạch mắt ra xem, rồi quay lại gật gật đầu ra ý là Ngô Đình Cẩn đã chết.

Trung tá Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa ra lệnh cho mấy viên cai ngục cởi trói hạ xác Ngô Đình Cẩn đặt vào băng ca rồi khiêng vào Khám Chí Hòa để khâm liệm và cho thân nhân nhận xác mang về chôn cất. Xác Ngô Đình Cẩn được đưa về an táng tại nghĩa trang chùa Phổ Quang, tức nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế gần sân bay Tân Sân Nhất. (Nguồn Internet )

Phụ lục 1.

Lịch Sữ túc cầu Việt Nam
Từ năm 1906, người Pháp bắt đầu sang Việt Nam vừa phổ biến “luật bóng đá” vừa tổ chức lại câu lạc bộ đầu tiên đã ra đời trước đó là Cercle Sportif Saigonnais” theo mô hình tại “chính quốc”. Nhiều CLB khác tiếp tục ra đời: như Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Tabert Club,…Các giải đấu bóng đá cũng bắt đầu được tổ chức khá thường xuyên từ đó.
Về phía người Việt, từ năm 1907-1910, sau khi học hỏi, nắm bắt được luật và kỹ thuật chơi bóng cũng như cách tổ chức từ người Âu, đã tự lập nên các đội bóng của riêng mình. Hai đội bóng đầu tiên của thuần người Việt ra đời là Gia Định Sport và Ngôi Sao Xanh. Về sau hợp nhất thành đội Ngôi Sao Gia Định. Môn bóng đá dần dần phổ biến cho người Việt ở Sài Gòn và hầu hết Nam Kỳ lục tỉnh với sự kiện ra đời hàng loạt các đội bóng khác như: Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte, Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hòa, Phú Nhuận, Đồng Nai, Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho,… Sân bãi cũng được xây dựng thêm, như tại Sài Gòn, ngoài sân bóng đầu tiên ở Công viên thành phố (Jardin de la Ville), còn có sân Citadelle (Hoa Lư ngày nay), sân Renault (sân Thống Nhất), sân Fourière (ở Bà Chiểu), sân Mayer (góc Võ Thị Sáu-Trần Quốc Thảo), sân Marine (gần Trung tâm Mắt),…
Cho tới lúc ấy, ngoài “Tổng cuộc Bóng đá” của người Pháp, người Việt cũng thành lập một “Tổng cuộc Bóng đá An Nam” cho riêng mình và hai bên cùng hợp tác tổ chức Giải “Vô địch Nam Kỳ”. Năm 1932 giải này quy tụ 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp tham gia. Giai đoạn từ 1925 đến 1935, và sau đó từ 1945 đến 1954, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục nổi tiếng và hầu như ngự trị nền bóng đá Nam bộ với thành tích 8 lần đăng quang ngôi vô địch.
Đặc biệt khoảng năm 1932, ở Cần Thơ xuất hiện đội Bóng đá Nữ đầu tiên mang tên Cái Vồn, vài năm sau lại có thêm đội Bà Trưng ở Rạch Giá – Long Xuyên. Đội nữ Cái Vồn vào năm sau đó (1933) đã lập nên kỳ tích cho bóng đá nữ Việt Nam khi thủ hòa 2-2 với đội nam Paul Bert tại sân Mayer.
Bóng đá Bắc và Trung Kỳ:
Trong khi ở Nam Kỳ, bóng đá đã xuất hiện sớm từ cuối thế kỷ 19, thì ở Bắc và Trung Kỳ mãi tới đầu thế kỷ 20, khoảng 1907-1908, tại Hải Phòng mới hình thành đội bóng lấy tên là Olympique Hải Phòng. Tại Hà Nội, năm 1912 Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời gồm cả cầu thủ người Việt lẫn Pháp. Ngoài ra còn có đội bóng của quân đội Pháp thuộc Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa (RIC), cùng các đội khác của người Việt như Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì…
Giai đoạn 1930-1940, tại Hà Nội còn có thêm các đội bóng như: Chớp Nhoáng (Éclair), Racing Club, Lạc Long, Ngọn Giáo (La Lance), Hỏa Xa (Usaga), Trường Bưởi, Đại Học (Université Club), Ngân Hàng, Ô-tô Han (Auto Hall). Tại Hải Phòng, ngoài đội Olympique còn có thêm các đội Voi Vàng Đất cảng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung Học), Thanh niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise). Tại Nam Định có đội Hồng Bàng, Phủ Lý có đội Phủ Lý Thể thao, Lạng Sơn có đội Le Semeur.
Nói chung, trong thời kỳ từ 1910 đến 1940 các đội bóng ra đời và phát triển rộng khắp trên địa bàn miền Bắc nhưng về sân bãi thì vẫn hạn chế. Ngoài sân Hải Phòng, tại Hà Nội có sân Mangin (nay là sân Cột Cờ) do người Pháp quản lý, sau này có thêm sân Nhà Dầu do đội Chớp Nhoáng và Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội hợp tác xây dựng. Các giải đấu cũng được tổ chức nhưng phần nhiều còn mang tính “nội vùng” và tất nhiên là vẫn mang tính “phong trào”.
Riêng tại Trung Kỳ, thời kỳ này, nơi vẫn tồn tại triều đình nhà Nguyễn ở kinh thành Huế, môn thể thao bóng đá phát triển chậm hơn và ghi nhận chỉ có các đội bóng ở Vinh (đội ASNA), Huế (đội Sept), Đà Nẵng (Tourane) và Nha Trang (đội Cheminot).
Giai đoạn lịch sử bóng đá Việt Nam từ 1954 đến 1975
Thế chiến thứ hai (1939-1945) và chiến tranh Việt- Pháp (1946-1954) đã làm gián đoạn sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Cho đến năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève ký kết chia đôi nước Việt thành hai miền Nam – Bắc, môn thể thao bóng đá ở cả hai miền mới được phục hồi và phát triển trở lại.

Bóng đá Miền Bắc:
Tại Miền Bắc, đội bóng Thể Công của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập từ năm 1954 đã nhiều năm liền đoạt chức vô địch. Từ năm 1956, đội tuyển quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (trong đó nòng cốt là cầu thủ của đội Thể Công và Trường Huấn luyện quốc gia) đã có chuyến thi đấu quốc tế đầu tiên tại Trung Quốc với sự dẫn đắt của huấn luyện viên Trương Tấn Bửu. Sau đó, từ 1956 đến 1966, đội chủ yếu tham gia các giải ở các nước xã hội chủ nghĩa và tại các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).

Bóng đá Miền Nam:
Tại Miền Nam, từ 1956 đội tuyển quốc gia của Việt Nam Cộng hòa đã trở thành một trong 4 đội bóng mạnh của châu Á, khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Ấn Độ và Trung Hoa. Từ năm 1960 đến 1966, đội tuyển này thường được xếp hạng từ thứ ba đến thứ nhất tại các giải đấu châu Á. Đội đã lần lượt đoạt huy chương vàng bộ môn bóng đá tại SEA Games 1959, và cúp vô địch Merdeka lần thứ 10 tại Malaysia năm 1966 với 12 đội của 12 nước tham dự (do huấn luyện viên người Đức Karl-Heinz Weigang dẫn dắt).Đặc biệt, đội tuyển cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam tại một giải đấu cấp thế giới, khi đã tham gia vòng loại World Cup 1974, và các kỳ Thế vận hội Mùa hè 1964 và 1968.
Nói chung, mục tiêu của hoạt động bóng đá ở cả hai miền Nam Bắc giai đoạn này là giải trí, rèn luyện thân thể để duy trì và nâng cao sức khỏe cho mọi người dân. Đây chính là loại hình bóng đá phong trào, “nghiệp dư” khác với các hoạt động bóng đá “chuyên nghiệp” của các nước phương Tây cùng thời điểm.

Phụ Lục 2.

Du Football au Vietnam (1905-1949): colonialisme, culture sportive et sociabilités en jeux
Bài viết về Bóng tròn Việt Nam (1905-1949): chủ nghĩa thực dân, văn hoá thể thao và tính xã hội trong các trận đấu bóng tròn.
Theo tác giả bài viết này Agathe Larcher –Goscha, Đại học Montreal , Canada, có ba hội bóng tròn Nam Kỳ có 46 đội banh, Annam -miền Trung có 4 và Bắc Kỳ có 15 .
Ngoài ra có 7 đội banh mà các tác giả không chắc thuộc về hội bóng tròn nào.

Nguồn: http://www.persee.fr/doc/outre_1631-0438_2009_num_96_364_4414

Phụ Lục 3.

Những tên tuổi lừng danh của nền túc cầu trước 1975
Đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đội tuyển cấp quốc gia của VNCH từ năm 1955 đến năm 1975. Đội tuyển từng lọt vào vòng chung kết hai giải Cúp Châu Á đầu tiên và thành tích tốt nhất của đội là giành vị trí thứ tư ngay lần đầu tham dự vào năm 1956. Đội cũng đoạt huy chương vàng tại SEAP Games 1959 được tổ chức tại Thái Lan. Dấu son oai hùng Năm 1959, lần đầu tiên đội tuyển túc cầu VNCH đã đoạt được huy chương Vàng tại Đông Nam Á Vận Hội (không có sự tham dự của Nam Dương và Phi Luật Tân). Đội tuyển túc cầu VNCH có Phạm Văn Rạng (thủ môn), Nguyễn Văn Cụt, Phạm Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Thanh, Lê Văn Hồ (Myo), Nguyễn Văn Nhung, Đỗ Thới Vinh, Há, Đỗ Quang Thách, Nguyễn Văn Tư…. Đội tuyển vào chung kết hạ đội nhà Thái Lan 3-1 và được chính tay hoàng thái tử nước Xiêm (Thái Lan) trao chiếc cúp vàng tại sân vận động



Hình 52: Đội tuyển VNCH 1966.


Năm 1966, đội tuyển túc cầu VNCH lập thêm kỳ tích khi đoạt cúp vàng Merdeka, tổ chức tại Mã Lai Á (Malaysia ngày nay). Tham dự lúc đó gồm có Lâm Hồng Châu (thủ môn), Lại Văn Ngôn, Phạm Văn Lắm, Văn Có, Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Văn Chiêu, Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Văn Ngôn, Dương Văn Thà, Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Mộng. Trên sân cỏ, đội tuyển VNCH đã liên tiếp hạ Tân Gia Ba (5-0), Nhật (3-0), Mã Lai Á (5-2), Đài Loan (6-1) và thua Ấn Độ (0-1). Đội tuyển VNCH vào chung kết với Miến Điện và trong trận này, đối phương tấn công đội tuyển VNCH liên tục nhưng đến phút 68, trung phong Phạm Huỳnh Tam Lang đã sút tung cầu môn Miến Điện, đem về chiếc cúp vàng vô địch cho đội tuyển VNCH. Sách báo Sài Gòn thời đó miêu tả bàn thắng của trung phong Tam Lang như sau: “Chiêu dùng ngực hứng bóng, xoay người, tung quả sút hiểm hóc từ xa 25 mét bằng chân trái, bóng đi như ánh chớp vào góc thượng của khung thành trong sự ngỡ ngàng của đệ nhất thủ môn Á Châu thời bấy giờ là Tin Tin An, mở tỷ số 1-0 cho đổi tuyển VNCH”. Lần đó, HLV của đội tuyển túc cầu VNCH là ông Weigang người Tây Đức.
Tại Đông Nam Á Vận Hội năm 1967, đội tuyển túc cầu VNCH lại đoạt huy chương Bạc, khi thắng Lào 5-0, Thái Lan 5-0 và thua Miến Điện 1-2 khi vào chung kết. Năm 1973, tại Đông Nam Á Vận Hội ở Tân Gia Ba, đội tuyển túc cầu VNCH lại dành Huy chương Bạc, sau khi vào chung kết lại thua Miến Điện với tỷ số 2-3.Những cái tên không thể nào quên Nhắc đến túc cầu Miền Nam Việt Nam là phải nhắc đến những cái tên được gọi là huyền thoại bất tử mà cho đến mãi giờ đây, sau 40 năm, họ vẫn là những cầu thủ túc cầu xuất sắc không ai sánh được.
Thủ môn Phạm Văn Rạng với danh hiệu “Lưỡng thủ vạn năng”. Năm 1949, từ một trung phong của trường Việt Nam học đường cơ duyên đã đưa ông trở thành thủ môn khi thủ môn chính thức không thể thi đấu. Năm 51, thủ môn Rạng được đội Ngôi sao Bà Chiểu của ông bầu Võ Văn Ứng mời về giữ khung thành và chỉ hai năm sau được chọn làm thủ môn cho đội tuyển Thanh Niên. Năm 1953 bị động viên, ông trở thành người trấn giữ khung thành cho đội Tổng Tham Mưu. Ông được tuyển vào đội tuyển túc cầu VNCH cùng năm khi mới 19 tuổi và khoác áo đội tuyển cho đến năm 1964 thì giải nghệ. Thủ môn huyền thoại Phạm Văn Rạng đã qua đời vào tháng 11 năm

Hinh 53: Thủ môn Phạm Văn Rạng bị vây quanh bởi các fan bóng hồng Nhật Bản.


Phạm Huỳnh Tam Lang sinh năm 1942 ở Gò Công. Năm 1955 lên Sài Gòn và thi đậu vào trường Petrus Ký. Người đồng hương Nguyễn Văn Tư, cầu thủ nổi tiếng của làng bóng Sài Gòn với biệt danh “mũi tên vàng đội AJS” đã đưa Tam Lang về nhà ở và dìu dắt vào nghiệp cầu thủ. Sau khi vừa học chữ vừa luyện bóng, năm 1949 Tam Lang được nhận vào đội tuyển thiếu niên Nam Việt Nam cùng với Võ Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng…. Từ đội tuyển thiến niên, năm 1960 Tam Lang được nhận vào đội tuyển VNCH, lúc chỉ có 19 tuổi. Đến năm 1966 khi chuẩn bị đi Malaysia dự Merdeka Cup, Tam Lang được HLV Weigang chọn làm thủ quân. Tam Lang cũng là một cầu thủ trong đội hình chính thức của đội túc cầu Cảnh Sát Quốc Gia. Trung phong Tam Lang qua đời năm 2014 tại Sài Gòn.

Hinh 54: Thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang với cúp vàng Merdeka năm 1966


Dương Văn Thà, một cầu thủ lừng danh ‘thần mã’, của đội tuyển Miền Nam từ 1967-1974, cho biết trước năm 1975 là thời kỳ cực thịnh của túc cầu VNCH, qua nghệ thuật nhồi bóng cùng với tinh thần kỹ luật, tự giác và sự luyện tập.
Ðỗ Thới Vinh sinh khoảng năm 1940 quê ở Phan Thiết và đến tuổi trưởng thành vào Sài Gòn và đầu tiên chơi trong đội bóng Quân Cụ. Sau đó đầu quân cho đội Quan Thuế. Với lối đi banh lắc léo khiến hậu vệ đối phương khó truy cản cùng với những đường banh chuyền chính xác, tài nghệ của Ðỗ Thới Vinh đã được Tổng Cuộc Túc Cầu VNCH để ý đến và có chân trong đội tuyển VNCH từ năm 1956 cho đến 1969. Đỗ Thới Vinh – có biệt danh Vinh Sói – được xem là tuyển thủ tiêu biểu của nền túc cầu VNCH với phong cách thi đấu “hào hoa và hiệu quả”, từng đứng vào đội hình đội tuyển Á Châu cùng với Phạm Văn Rạng. Sau năm 1966, với chiếc cúp vô địch Merdeka trở về, Đỗ Thới Vinh đầu quân trong đội bóng Tổng Tham Mưu. Sau này, khi được biệt phái lại ngành cũ, Ðỗ Thới Vinh trở lại Quan Thuế.
Hinh 55 : Tiền vệ Ðỗ Thới Vinh, trái cùng một đồng đội.

Đỗ Thới Vinh trong vai trò tiền vệ tạo được nhiều kỷ lục nhất: 13 năm liên tục là tiền vệ của đội tuyển VNCH với 118 trận đấu quốc tế. Một lần được vinh hạnh chọn đá trong thành phần đội tuyển Châu Á, 11 lần tham dự giải Merdeka từ 1957 đến 1969, 6 lần dự giải Ðông Nam Á Vận Hội (SEAP Games), 6 lần có mặt ở giải King’s Cup của Thái Lan, và 2 lần dự Á Vận Hội. Danh thủ Đỗ Thới Vinh mất tại Sài Gòn năm 1996. Ngoài ra còn có những cái tên khác như Trần Văn Nhung, Lê Văn Hồ, Cù Sinh, Cù Hè, Hồ Thanh Chinh, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Mộng, Lại Văn Ngôn…..đều góp phần tạo nên một nền túc cầu oai hùng của Miền Nam Việt Nam vang danh khắp năm châu.

Phụ Lục 4.

Gia Định Thành Bát Quái- thành Qui và thành Phụng
Được gọi là sân Citadelle- còn gọi là sân Hào Thành vì sân này nằm trong khuôn viên của thành Phụng-người Pháp gọi là Sài Gòn citadelle –sau 1954 đổi tên là sân Hoa Lư.

Hình 56: Bản tranh vẻ 3D của Đại úy Hải quân Pháp Favre 1881
 với chú thích của người viết.

Trong bức họa này sân Citadelle chưa được xây dựng, tuy nhiên thành Phụng không thấy bị phá hủy, mặc dù Thành Bát Quái bị hủy phá khi Pháp hạ Gia Định thành năm 1859. Nên chú ý, thành Phụng nhỏ hơn được xây lại sau khi thành Bát Quái bị phá huỷ.https://nghiencuulichsu.com/2016/08/27/quy-hoach-sai-gon-gia-dinh-xua/


Hinh 57: Vị trí khu Gia Định thành do Ông Trần Văn Học vẻ năm 1815.
 Chú thích của người viết cho tiện việc tham khảo.

Phụ Lục 5.

Giải Vô Địch khu Nam VietNam (South Vietnam) 1961-62
Kết quả giải bóng tròn khu Nam-các đội hạng nhất muà 1961/62
1-Quan Thuế (Customs)
2-Tổng Tham Mưu (Military General Staff)
3-A.J.S (Association de la Jeunesse Sportive)
Có tất cả 13 đội banh
Công Quản Passenger Bus Club
Thương Cảng Saigon (Saigon Harbour)
VN thương tín (Commercial Credit)
Cảnh Sát (Police)
Ngôi sao Gia Định (Gia Dinh Stars)
Tham Mưu Hành Quân (General Headquarters)
Quân Cụ tiếp Liệu (Army Supply)
C.S.S. (Cercle Sportif Saïgonnais)
Bưu Điện P.T.T. (Postes, Télégraphes et Téléphones)
Không Quân (Air Force)
Kết Quả sau cùng –dựa theo hệ thống điểm 3-2-1
1. Customs 63 pts
2. E.M.G. 62 pts (État-Major Général; Military General Staff)
3. A.J.S. 61 pts (Association Jeunesse Sportive)
Other teams (13 teams in total):
Passenger Bus Club
Saigon Harbour
Commercial Credit
           Police Gia Dinh Stars

General Headquarters
Army Supply
C.S.S. (Cercle Sportif Saïgonnais)
P.T.T. (Postes, Télégraphes et Téléphones)
Air Force
“Vietnam Cup”
Third place match
1-Jul-62 A.J.S. 2-0 Saigon Harbour
           Final1-Jul-62 Customs 0-0 E.M.G.

19-Jul-62 Customs 2-0 E.M.G. [replay]

Phụ Lục 6.

Giải Vô địch Đông Dương 1941
Hinh 58: Đội bóng Bắc Kỳ tham dự giải vô địch Đông Dương 
vào ngày 17 và 18 tháng Tư 1941.
Kết quả các trận đấu ngày 17.04.41 :
Nam Kỳ(Cochinchine) thắng Bắc Kỳ (Tonkin) 2-0
Trung Kỳ( Annam) thắng Cao Miên(Cambodge) 5-1
Kết quả các trận đấu ngày 18.04.41
Bắc Kỳ( Tonkin) thắng Cao Miên( Cambodge) 4-2
Nam Kỳ( Cochinchine) thắng Trung Kỳ( Annam) 4 -2


Tham Khảo-References

1. http://philippe.millour.free.fr/Photos/Indochine/pages/FBTonkin1941.htm Pierre Millour
2.http://2saigon.vn/net-xua-saigon/nhung-chuyen-chua-biet-ve-ba-chieu-xua.html (San Fourriere)
4. soccer_QuangTruong_vff.org.vn_200
5.https://www.facebook.com/notes/nguyen-chinh/b%C3%B3ng-%C4%91%C3%A1-s%C3%A0i-g%C3%B2n-x%C6%B0a/10204791696150482/
6. http://www.namkyluctinh.com/a-thethao/ttdung-tuccauvnch.html
7. http://amvc.free.fr/Damvc/Khoa/BongDa/VIETNAM.htm (lich su bong da
VietNam)
8. Archive soccer match
9. https://archive.org/details/LC-54507
10. National Archives Identifier: 32793 Vietnam: Soccer Game Between 69th Sig BN & ARVN Sig BN TSN Etc, 11/19/1967
11.http://thanhnien.vn/van-hoa/chuyen-it-biet-ve-sai-gon-xua-doi-banh-dau-tien-cua-nguoi-viet-730847.html Đội banh dau tien cua nguoi Viet
12.http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=63209http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=63209 WEINER Sport Club
13.https://en.wikipedia.org/wiki/1974_FIFA_World_Cup_qualification_(AFC_and_OFC) : South VietNam World Cup 1974
14.https://maivantran.com/2012/10/31/vang-tieng-mot-thoi/ Vang tiếng một thời.
15. http://www.persee.fr/doc/outre_1631-0438_2009_num_96_364_4414
16. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_H%E1%BB%8Dc
17.http://saigonkidsamericancommunityschool.com/pershing-field-ball-park/comment-page-1/#comment-164300
18. http://oldspooksandspies.org/Photos/riddle/riddle.html
19.https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7981942203/in/album-72157655227486183/
20.http://luongvancan.avcyber.com/D_1-2_2-136_4-12883_5-15_6-3_17-38_14-2_15-2/
21.http://kimanhl.blogspot.com.au/2014/12/ky-niem-ngay-gio-vo-su-ph-ung-manh-chu.html
22. http://thethao.vietnamnet.vn/hoso/lichsu/2004/10/285097/
23. http://plo.vn/ho-so-phong-su/doi-bong-dau-tien-670895.html
24. https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n_v%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng_Th%E1%BB%91ng_Nh%E1%BA%A5
25. http://www.historicvietnam.com/cercle-sportif-saigonnais/
26. https://en.wikipedia.org/wiki/HMS_King_Alfred_(1901)
27. http://thaolqd.blogspot.com.au/2016/11/
28. http://bankleague.vn/newsdetail/bong-da-viet-nam-57-248.html
29.http://www.smh.com.au/sport/soccer/when-the-socceroos-won-behind-enemy-lines-20141108-11j4nk.html
30. http://theworldgame.sbs.com.au/blog/2015/04/21/remembrance-socceroos
31. https://en.wikipedia.org/wiki/1967_Quoc_Khanh_Cup
32. http://www.dcvonline.net/2014/06/24/tuc-cau-viet-nam-cong-hoa/
33.https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/23414430335/in/album-72157659671928440/
34. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8290094706/
35. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14406314457/-Sân Quân Đội
1965
36.King of Siam visit to Saigon
1930http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/ulysse/notice?q=cochinchine&coverage=Cochinchine&type=Photographie&mode=thumb&page=74&hpp=10&id=FR_ANOM_8Fi18-30
37. Thai Viet Football
1949http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/ulysse/resultats?q=equipe+de+football+&coverage=&date=1949&from=&to=&type=Photographie&mode=list
38. https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n_v%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng_Th%E1%BB%91ng_Nh%E1%BA%A5t#Th.E1.BB.9Di_Vi.E1.BB.87t_Nam_C.E1.BB.99ng_h.C3.B2a
39.http://scootersaigontour.com/tao-dan-park-and-bird-cafe-in-ho-chi-minh-city/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...