Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018


Đây là bài phát biều của kỹ sư E.C.P, chủ công ty BOY-FERMÉ  về tháp nước cũ ở Sài Gòn, hai năm sau ngày phá hủy. Bài Phát biểu này cho chúng ta hình dung về cấu trúc của tháp nước này mà ngày nay không còn thấy tài liệu chi tiết nào nói về nó cả như lời của kỹ sư Jean Boy thổ lộ.


HỘI THẢO VỀ THÁP NƯỚC CŨ Ở SÀI GÒN (1879-1921)
của Jean Boy
(Tập san của Hội nghiên cứu Đông Dương, 1923, trang 59-68)



Kính thư ngài chủ tịch
Cùng quý ông
Sau những bài giảng thú vị của ông Albert Magen về tương lai của nông nghiệp và đặc biệt là ngành trồng trọt bằng máy ở đất nước này; và sau buổi tối khó quên mà ông Tricon đã trình bày cho chúng ta về thơ ca và âm nhạc Cam Bốt, hôm nay tôi muốn lưu truyền ký ức về một trong những tượng đài đẹp nhất, mà cho đến gần đây. được xem là một loại trang sức của Hòn ngọc Viễn Đông của chúng ta, và đây cũng là một điếu văn mà tôi gởi tới quý ông.
Quý ông đã ngắm tất cả trên vùng đất cao này (Là vùng người Pháp gọi là Haut plateau là khu vực cao nhất của Sài Gòn bao gồm toàn bộ khu vực từ khu Bason kéo dài đến khu tượng đài thống chế Joffre qua trường Chasseloup Laubat, dinh Norodom, tòa Pháp đình, dinh sous lieutenant,…N.D.), sự thanh lịch và tỷ lệ hài hòa của ngôi tháp nước cũ.


Vài dòng ngắn ngủi về lễ khánh thành tháp nước ở Sài Gòn năm 1878 
trên tạp chí Le monde illustré



Nhưng quý ông có thể không nhận thức đầy đủ về kỹ năng của kiến trúc sư đã thiết kế đài tưởng niệm này và ai, từ một chiếc chiếc bồn đáng sợ gắn trên đỉnh tháp, đã có thể tạo ra kiệt tác kiến trúc này để cho quý ông còn lưu giữ một ký ức về nó.
Tôi đang ở một vị trí thuận lợi để nói với quý ông với trách nhiệm về sự mắc míu trong việc dựng lên của một số những hồ chứa ghê gớm xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong thành phố, như những chiếc nấm khổng lồ và, mặc dù tôi cố gắng an ũi tự che giấu một phần sự xấu xa tự nhiên của họ, nhưng chúng luôn luôn trông giống như những con cóc lớn ngồi trên sàn nhà.
Như phải nói, với lý do của chúng ta, rằng thời gian đã trở nên khó khăn, ngân sách được xét duyệt hàng ngày. và nó không còn cho phép chúng ta che giấu sự mỏng manh của bê tông cốt thép, hoặc bộ xương của khung loại nằm bên trong những bộ áo đắt tiền của đá cắt, các nếp gấp của các đường gờ và các bộ phận giả.
Nhưng các vật liệu quý giá nhất và các khoản tín dụng dối dào sẽ không đủ nếu không có tài năng của kiến trúc sư đã thiết kế tượng đài này, M. Fabre.
Hơn nữa, tất cả các tác phẩm mà kiến trúc sư này ban tặng cho thuộc địa được ghi nhận bởi dấu ấn nghệ thuật của ông, và sự hài hòa về tỷ lệ của chúng, và tôi đề cập đến những công trình khác, như ở Pnom-Penh, tòa nhà quan thuế, cây cầu Dollar. và, trên tất cả, điều kỳ diệu khác của sự thanh lịch và phong cách tốt, Cầu Nagas.

Tháp nước nhìn từ vị trí sau này là trước ngả tư Duy Tân - Hồng Thập Tự 
(Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai).

Tôi đã rất thích, các quý ông, để mang lại cho quý ông một tài liệu đầy đủ về tháp nước này và các công trình bổ sung là một phần của hệ thống phân phối nước đầu tiên của thành phố Sài Gòn, nhưng than ôi! những công trình xây dựng này có từ năm 1879, thời gian của những vị đô đốc. Khi thay đổi chế độ điều hành. Đô đốc đã chuyển những tài liệu của mình cho chính quyền dân sự; từ đó, họ đã chuyển đến sở công trình công cộng và tòa thị chánh, và có vẻ như " Ba lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà " .. Hơn nữa, con mọt gỗ, những kẻ thù dai dẳng của các công trình ở đất nước này, không thể tấn công với những vật liệu quá chịu lực của tháp nước, đã trả thù bằng cách nuốt chửng các tài liệu! Tóm lại, mặc dù được chào đón thân thiện tại sở công trình công cộng và tòa thị chánh, các nghiên cứu mà những quý ông này đưa ra trong kho lưu trữ, không thể tìm thấy tài liệu về sự thực hiện lắp đặt ban đầu của tháp nước này, luôn cả bản đồ của tháp nước. Ngoài ra, tôi cố thu hẹp để thu thập một số thông tin trong hồ sơ của các biến đổi sau này, và không cần có sự giúp đỡ của luật sư hoặc đại biểu nào cả , tôi thấy mình rất xấu hổ khi đưa cho quý ông tại hội thảo về một chủ đề mà tôi không biết gì nhiều về nó.


Lịch sử của câu hỏi. - Dự án lắp đặt nhà máy nước đầu tiên có từ năm 1876. Trước đây, nguồn cung cấp chỉ được thực hiện bằng các giếng đặc biệt.
Như quý ông có thể thấy từ các kế hoạch đã đăng, dự án đầu tiên này bao gồm một giếng thủy tĩnh sâu khoảng 20 mét, được cung cấp bởi nước ngầm, mức độ đã được đo trên toàn thành phố.
Nước được rút ra bằng hai máy bơm bước và được đưa vào bốn hồ chứa trên mặt đất được bố trí theo hình chữ thập xung quanh tháp nước trung tâm. Một máy bơm thứ ba nâng nước từ các hồ chứa này lên bể chứa của tháp nước.
Tòa nhà chứa máy móc được đặt ở vị trí khi xưa là đồn cảnh sát. và giếng thủy tĩnh cũng gần bên phải cổng của đồn cảnh sát này.
Thiết bị khá lạ lùng: bơm nâng nước vào tháp được điều khiển bằng cáp cách khoảng 60 mét giữa các ròng rọc và băng qua phía trên con đường công cộng.
Trong khi đó quý ông có thể  tìm thấy trong các kế hoạch này các đường nét phác thảo của dự án thực hiện.
Cách bố trí của tháp nước được dựng trên nền đất cao tạo thành một tầng hầm và chứa các bể chứa đã được lưu trữ theo cách bố trí của nhà máy và giếng thủy lực mà nó được gắn vào, được tiến hành. vào năm 1879, cái này gọi là các bể lọc, có nghĩa là một bể chứa ngầm lớn, với những bức tường thấm, được nhấn vào tầng nước ngầm, với mục đích tăng lưu lượng của giếng.
Hơn nữa, nhu cầu nước của thành phố đã tăng nhanh chóng, các bể lọc nhanh chóng không đáp ứng đầy đủ và, vào năm 1888, thành phố phải thực hiện một công trình khác do ông Berger thiết kế. khu cung cấp được chọn trên miếng đất tại góc đường Mac Mahon và Richaud, gồm bốn giếng mới nối với nhau bằng đường ngầm nối khu cung cấp cũ và vào khu cung cấp được gọi là "khu trường thi "; và quý ông vẫn có thể nhìn thấy ở các góc của khu đất này những chòi nhỏ hình chuồng chim bao phủ các miệng giếng.
Đồng thời, các máy móc của nhà máy cũ được thay thế bằng các máy móc mạnh hơn.

Vị trí của 2 trong 4 giếng mới trong hình chụp từ nhà thờ Đức Bà

Cuối cùng, vào năm 1896, thành phố đã ký kết với ông Hermenier vì việc cung cấp nước từ Tân Sơn Nhứt về cung cấp cho thành phố. và dịch vụ công cộng này đã được giao cho công ty nước và điện CEE xây dựng một nhà máy mới với hai bể lớn bằng tôn với dung tích 1.250m3 mỗi cái, gắn trên một tòa tháp hình elip duy nhất bằng gạch, cao 30 mét, sau đó, vào năm 1906, hai bể khác tương tự trên cột tháp kim loại.




Những gì còn lại ngày hôm nay của giếng thủy tĩnh

Hiện nay, thành phố đã phát triển, vấn đề cung cấp nước trở lại trên chương trình nghị sự, và hội đồng thành phố đã bổ nhiệm một ủy ban để nghiên cứu vấn đề này với các công ty cung cấp nước.
Nghiên cứu các lắp đặt đầu tiên. – Khu lắp đặt mới của Tân Sơn Nhứt và các công trình nước là vinh dự cao nhất cho giới kỹ sư đã thiết kế và chế tạo chúng, nhưng những khu cung cấp quan trọng này, những bể nước khổng lồ này không khiến chúng ta quên đi các công trình đầu tiên, ít nhất là về kiến trúc và nghệ thuật của người xây dựng được đáng lưu ý.
Giếng thủy tĩnh. - Các giếng thủy tĩnh không có gì đặc biệt, ngoại trừ kích thước của nó, 2m. 80 đường kính bên trong và 20m. 00 chiều sâu. Nó được lót đáy bởi các quy cách thông thường của các vòng xây đặt trên một bánh đai bằng gang.
Trục của nó trùng khớp với lối vào của đồn cảnh sát.
Các bể lọc. - Các bể lọc, ngược lại, xứng đáng được đề cập đặc biệt.
Chúng tạo thành một phòng ngầm rộng lớn có mái vòm rộng 120m. 00 dài trên 12m. 00 rộng và rộng 9m. 50 chiều cao, được chia ra ở giữa bởi khối xây vòng của giếng thủy tĩnh vượt qua toàn bộ phòng ngầm.
Các bức tường bao gồm các trụ cột chống đỡ mái hầm và tấm lọc đá khô và ngầm xuống đất. Ống thoát nước không tiếp giáp đi qua các rãnh tách nước này và hút nước xa hơn vào tầng chứa nước, nơi các bể lọc nằm chìm trong đó.
Đất cách khoảng 12m. 00 bên dưới nền, trục của phòng ngầm nghiêng khoảng 45 ° trên trục đường phố Garcerie và Testard, và nó chiếm gần như toàn bộ chiều dài giữa hai con đường này. Các trụ cột chống đỡ hầm được kết nối ở khoảng 4m. 00 chiều cao bởi thanh giằng hình vòm tạo thành mố chống lại lực đẩy của đất. (Những thanh giằng này không được hiển thị trên bản đồ quý ông có trước mắt). Phòng này được dẫn tới hai giếng nằm ở hai bên của giếng thủy tĩnh, có các nắp được gắn với hai ki-ốt nhỏ mà bạn nhìn thấy ở mỗi bên lối vào đồn cảnh sát. Chi tiết ban đầu: một cây đa đã phát triển trong mỗi ki - ốt, và rễ chạy qua giếng và các đường hầm để lấy nước và đất từ ​​đáy bể lọc, trong khi tàng lá màu xanh che phủ các ki - ốt này và biến thành vật tô điểm đẹp mắt.
Tất cả công việc này tạo thành một tác phẩm rất lạ lùng và một chuyến du lịch bằng ghe trong căn phòng ngầm này sẽ là một điểm thu hút, thú vị như hệ thốngcống rãnh và hầm mộ của Paris.
Bồn chứa dự trữ. - Các bể chứa nằm ở nền đất cao cũng rất lạ.
Dự án hoàn thành bao gồm chỉ có hai bể chứa, chiếm toàn bộ trung bình, với một buồng van trung tâm thay vì bể chứa chéo mà quý ông nhìn thấy trên bảng kế hoạch đang treo.
Các bức tường được xây bằng đá granit có độ dày (1m. 50 phía chân) và rất vững chắc mà ông Carrère đã phải dầy công hãnh diện.
Tường bọc hình thành quay xung quanh tháp nước được hình thành từ hàng loạt mái vòm hình xương cá mang vẻ cứng cáp đáng kể. bởi vì chúng được làm bằng gạch phẳng 0m. 05 dày, đặt trên trên các gờ sắt hình chữ T; trong khi lớp tường bọc này là cực kỳ mạnh mẽ chịu được sự quá tải của 80 cm đất bao phủ nó với không suy giảm để chịu được trọng lượng của tất cả các vật liệu phá dỡ từ tháp nước, và điều này chắc chắn không được dự đoán trong các thông số kỹ thuật.
Sự tác động trở lại của những vòm mái vòm được đặt trên những cột trụ trung gian. và bên trong những hồ chứa này có dáng của những hành lang kiểu Gothic này, nơi những vòm mái giao nhau tạo thành chằng chịt như là một thách thức đối với luật xây dựng.
Các bức tường của buồng trung tâm của các van tạo thành nền móng của tháp nước.
Tháp nước. - Như tôi đã nói với quý ông trước đó, tôi không thể tìm thấy bảng thiết kế của công trình này. Tài liệu duy nhất tôi phát hiện trong tập hồ sơ là bức tranh vẻ bằng màu nước này, rất đẹp, nhưng thật không may, chỉ cho thấy dự án ban đầu mà ông Fabre đã thay đổi.
Và tôi xin cô đọng để nói về ký ức của kiệt tác nhỏ bé này nếu các ông Crespin và Carrère thân thiện của chúng tôi, không có nghĩa vụ cho tôi mượn những tấm ảnh này và tấm bưu thiếp này để hồi sinh một khoảnh khắc, trước mắt quý ông, về tháp nước xưa này.
Thiết kế chung của công trình không phải là rất đặc thù: nó là một bể bằng tôn dung tích 100m3 nằm trên độ cao 20m. 00 bởi tám trụ xây dựng hình thành một tháp hình bát giác ,nằm trên phần nền tạo thành phòng máy bơm. Mái hình giống một loại nón Trung Quốc bằng gạch, trên khung gỗ được bao quanh bởi một tán cũng bằng gỗ và một cầu thang xoắn ốc bằng kim loại, nằm ở trung tâm của tháp, cho phép dẫn vào hầm.
Nhưng có một nơi để ngắm hoàn toàn, đó là phần của kiến trúc sư đã biết rút ra các vật liệu tạo thành tác phẩm, những góc chuổi dài bẳng đá tạc kết hợp với những chổ lấp đầy đá xây, sự cân đối chính xác của tầng nền, của phuy nước và của đỉnh nóc, dáng vẻ toát ra của toàn bộ được bằng sự phân bố hợp lý trên phuy nước và đỉnh nóc, sự sắp xếp rất hay của mái hình món Trung Quốc, với tán bằng gỗ được chạm khắc nghệ thuật của nó đã che  giấu sự xấu xí của thùng bằng tôn, sự lựa chọn sáng suốt các ngói rỗng mà các rảnh và các gờ xây hòa điệu với đường nét tổng quát của công trình lên đến ống khói thông gió với góp phần vào sự hài hòa của toàn bộ.
Việc trang trí vừa giản dị vừa thanh lịch: Mặt đá rửa đã làm mất đi vẻ lạnh lùng của những góc chuổi dài và cột trụ bằng đá tạc; khuôn đúc rất đơn giản nhưng rất phù hợp; một lớp đúc và một lan can trang trí đánh dấu phần nền của phuy, của gờ được trang trí nhiều hơn một chút với các khuôn đúc phong phú hơn được đánh dấu bởi một khuôn đầu chìa; tán được nối với mái bằng một khuôn gỗ. Các miếng đệm giữa các cột được ẩn bởi một cầu nhỏ rất nhẹ mà hình dáng đã phá vỡ sự đơn điệu của đường nét. Các chi tiết nhỏ nhất được xử lý rất thẩm mỹ, khung cửa của lối vào với các hình lục giác làm tan đi những ngày nắng chói được dùng làm vật trang trí cho các tấm pa nô tầng nền.
Việc thực hiện công việc này cũng đặc biệt cẩn thận. và tên của nhà thầu, ông Loiseleur, xứng đáng được gắn liền với ký ức của công trình này cùng với kiến ​​trúc sư, ông Fabre.
Những người nhận thầu ở đất nước này biết những gì khó khăn đang gặp phải khi nói đến xây dựng một tòa nhà, hoặc đơn giản là để thực hiện bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào đưa ra bình thường và đặc biệt là thói quen người bản địa.
Ở đây, đặc biệt, nhà thầu tạo tác rất khó khăn những viên đá khắc trên một mô hình khác nhau, hình dạng phức tạp, hình trái cây không đồng đều trên các mặt dựng khác nhau đòi hỏi độ chính xác về kích thước đã đặt ra mà các thợ xây người Trung Quốc không quen. Và nó thực sự là một vòng những nổ lực để đạt sự hoàn hảo như vậy nhờ vào một lực lượng thi công hoàn hảo.
Cuối cùng, phạm vi bao quanh nơi đặt công trình là đối tượng của tất cả sự chăm sóc của kiến ​​trúc sư.
Nền đất chung quanh được bố trí một khu vườn công cộng với thãm cỏ với bốn cầu thang đồ sộ; lan can của nó được trang trí bằng cột đèn nến ở mỗi góc; Không thể mơ ước nào hơn cho tháp nước này là một sự tôn sùng thích đáng.
Nó được đề cao, tăng giá trị và đồng thời giữ ở khoảng cách trân trọng nhưng tán lá cây và buộc chúng ở lại trong vai trò là phục vụ như trang trí mà không cản trở quan cảnh của đài nước có hình bóng thanh lịch đứng trên bầu trời giữa khung cảnh xanh mang ấn tượng hạnh phúc nhất.




Này, quý ông, đài nước đã vừa nằm xuống bởi những nhát cuốc của những người phá hủy và tôi chắc chắn rằng tất cả những người đàn ông thời thượng, có nghĩa là tất cả các thành viên của xã hội chúng ta, sẽ tham gia với tôi, than phiền rằng các nhu cầu của việc mở rộng thành phố, chúng ta đã tuyên án cho một công trình nghệ thuật tuyệt diệu chúng ta đã trở nên quen thuộc coi như là một phần không thể tách rời của diện mạo thành phố chúng ta.
Ngài chủ tịch và hội đồng có nghĩ rằng nên để mất đi một công trình đã lưu truyền trong ký ức và người ta đã phó thác cho tôi cái vinh dự đầy nguy hiểm này.
Hãy tha thứ cho tôi, thưa quý vị, nếu bài tán tụng này vẫn nằm dưới giá trị của kiệt tác là đối tượng đang nói, và quý ông sẽ xem xét mong muốn mở rộng ký ức về tháp nước duyên dáng của chúng ta, của kiến trúc sư, M. Fabre, người đã thiết kế nó và của nhà thầu, M. Loiseleur, người đã thực hiện nó một cách hoàn hảo.
Sài Gòn, ngày 6 tháng 6 năm 1921. J. Boy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...