Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

CÓ THỂ CHÚNG TA CHƯA BIẾT HẾT


THÁP DOUDART DE LAGRÉE.

Theo các tài liệu hình như đều cho rằng tháp này nằm ở quảng trường Rigault-de-Genouilly được xây dựng năm 1893 gần đường des Frères Denis và đầu đường Doudart de Lagrée tức đường Phan Văn Đạt sau này. Nhưng thật sự thì đã có một tháp gần giống như tháp Doudart de Lagrée, nằm tại khu vực này là tượng đài Navaillé (tên đúng là Lamaille) được xây dựng trước năm 1867 trước một năm ông Doudart de Lagrée mất. Ông Navaillé (Lamaille) là công dân thành phố Sài Gòn, người có công cho sự phát triển thương mại tại đây và các thuộc địa của Pháp.

Như vậy tháp Doudart de Lagrée nằm ở đâu sau khi được xây dựng và vào năm nào?   
Năm khởi công thì không rõ nhưng khi hoàn tất là năm 1875. Trong tài liệu Exploration et missions de Doudart de Lagrée có một trang chụp hình tháp tưởng niệm của ông đề là Sài Gòn 1877.Vị trí đầu tiên của tháp lại nằm ở đại lộ Charner     
     






Vị trí đầu tiên của tháp lại nằm ở đại lộ Charner.


Đến năm 1890 vì yêu cầu chỉnh trang lấp kênh Charner và xây dựng chợ Bến Thành (chợ Cũ), tháp được dời về đường Bonard đối diện với tượng Francis Garnier. 


Vườn hoa Francis Garnier.

Vào thập niên 1890, một lần nữa và cuối cùng, tháp được dời về quảng trường Rigault-de-Genouilly như đã nói ở phần trên.





Năm 1961, tháp Doudart de Lagrée vẫn còn nằm nguyên ở vị trí 
mà lúc này là công trường Mê Linh.



Ernest Marc Louis de Gonzague Doudart de Lagrée (31 tháng 3 năm 1823 - 12 tháng 3 năm 1868) là người Pháp, lãnh đạo cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868.
Doudart de Lagrée sinh ở Saint-Vincent-de-Mercuze gần Grenoble, Pháp, và tốt nghiệp trường Bách khoa Paris (École Polytechnique).
Doudart de Lagrée gia nhập lực lượng hải quân và phục vụ trong cuộc chiến tranh Krym 1854–1856.
Năm 1862, ông đến Nam Kỳ (Cochinchine), và được trao việc sang vận động vua Norodom I ở Campuchia chấp nhận bảo hộ của nước Pháp, dẫn đến ký kết các điều ước quốc tế trao cho nước Pháp quyền bảo hộ Campuchia ngày 05 tháng 7 năm 1863 tại Sài Gòn.
Sau đó năm 1866 ông lại đến Đông Dương với hy vọng khí hậu sẽ giúp lành chứng loét cổ họng mạn tính của mình. Ông cầm đầu cuộc thám hiểm sông Mekong.
Chuyến thám hiểm rời Sài Gòn ngày 05 tháng 6 năm 1866. Doudart de Lagrée bị lên nhọt, sốt, kiết lỵ amip và nhiễm khuẩn vết thương gây ra bởi những con vắt, trong khi những người thám hiểm đã phải đi chân đất vì giày dép được cung cấp đã mòn. Khi đoàn thám hiểm tới Dongchuan, ở Vân Nam, Trung Quốc, ông đã quá ốm không đi được, nên đã trao cho người phó là trung úy Francis Garnier nắm quyền chỉ huy.
Garnier đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến Đại Lý (Dali), để lại Doudart de Lagrée trong sự chăm sóc của bác sĩ. Nhưng sau đó ông chết vì bị áp xe gan. Các bác sĩ cắt đưa trái tim ông về nước Pháp, còn thi thể được chôn cất tại Dongchuan.
Ernest Doudart de Lagrée cũng là một nhà côn trùng học. Bộ sưu tập côn trùng ông thực hiện ở châu Phi được bảo tồn trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp (Muséum national d'histoire naturelle) ở Paris.
Sau đó hài cốt Doudart de Lagrée được đưa về Sài Gòn. Năm 1875 hài cốt Francis Garnier chết năm 1873 tại Hà Nội, được chuyển đến chôn cất bên cạnh.



Đêm 1 tháng 3 năm 1983, hài cốt của Doudart de Lagrée và Francis Garnier được khai quật và thiêu. Các lọ đựng tro được bàn giao cho tổng lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 3 năm 1983 và được chuyển về Pháp để chôn cất tại Paris.
(Nguồn Wikipedia)

Ghi chú: Hài cốt của ông được đưa về Brest và đặt trong một nhà thờ nơi đã từng lưu giữ trái tim ông.




Tượng đài của ông tại quê nhà Saint Vincent de Mercuze


Căn nhà ông đã từng sinh sống


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...