Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


TIỂU LUẬN VỀ DÂN SỐ SÀI GÒN-CHỢ LỚN

II . Xuất xứ của cư dân tại Nam Kỳ và Sài Gòn – Chợ Lớn
AUBARET, sĩ quan hải quân người chịu trách nhiệm một đơn vị hành chính ở Sài Gòn sau cuộc chinh phục, quan tâm đến người dân bản địa nơi ông đến. Ông là một trong những người đầu tiên đã học ngôn ngữ An Nam và ông dịch sang tiếng Pháp cuốn Gia Định Thông Chí, bộ sưu tập lịch sử về đế chế của Annam trước khi có sự can thiệp của Pháp. Theo cách này mà người Pháp biết một số sự kiện và truyền thống về các thành phần cư dân An Nam đầu tiên ở phía Nam Đông Dương.
Ông viết:
"Lãnh thổ của Hạ - Nam kỳ (giờ là Nam Kỳ) là rất lớn và dân cư thưa thớt; người ta không thực hiện việc đăng ký của dân số 40.000 ngôi nhà và phải tái lập lại và tập hợp dân chúng lại nhất là những kẻ tha hương để đem họ đi khai phá ở các tỉnh mới”
Không có thời điểm nào dù gần nhất để xác định khi vùng Hạ - Nam kỳ đã nhận những kẻ tha hương và cũng chẳng có bằng chứng tuy nhiên, nguồn dân số này thực sự tồn tại. Nó đến từ các vùng khác trong xứ.
Ông báo cáo rằng “ người ta để cho những kẻ tha hương này được tự do đi lại và lao động trên đất đai mà họ thấy hợp. Vì vậy, những người được hoàn toàn tự do khai khẩn những gì họ thấy thích, lập nơi cư ngụ và những ruộng mới của họ, thành lập ngôi làng của họ ở nơi mà họ chọn. Các lô đất được lựa chọn, đó là đủ để bày tỏ mong muốn quan lại để trở thành chủ sở hữu. Người ta cũng không cần đo đạc lại đất khi sang nhượng.



Khu xóm người An Nam năm 1860

Khi người Hoa đến thì nguồn gốc lại dể dàng xác định. Họ đến Nam Kỳ vào năm 1860, chạy trốn triều Mãn Thanh sau khi triều Minh bị lật đổ; họ xin tị nạn với hoàng đế An Nam lúc đó ở Tourane và được đưa đến Mỹ Tho và Biên Hòa. Ở Biên Hòa thì họ được đưa tới một cù lao của sông Đồng Nai. Nhưng vào năm 1773 có một cuộc nổi dậy của quân Tây Sơn trong một thời gian họ đã đánh đuổi hoàng đế ra khỏi ngai, những kẻ di dân này gặp nguy khốn đã trú ẩn gần Sài Gòn và thành lập vào năm 1778 một vùng cư dân gọi là Tacngon.


Một xóm người Hoa trên sông Bến Nghé năm 1860


Chợ Lớn vào cuối thế kỷ 19

Nhưng Chợ Lớn không chỉ có những người tị nạn chính trị như vậy "Những người thám hiểm rất nhiều ở các vùng biển của Trung Quốc:.nào là dân vùng núi Phúc Kiến, đảo Hải Nam, Quảng Đông, Ả Rập, người Hindu, dân ở các bộ tộc Karing và Xong hướng về Sài Gòn". Thậm chí vào cuối thế kỷ trước, các báo cáo của cảnh sát cho biết rằng “đó là phần lớn các tội phạm trốn thoát. Những tội phạm này hợp thành những kẻ lang thang mà thông thường là thủ phạm hay xúi giục của những vụ trộm cướp. Cuối cùng, người được báo cáo rằng những nhóm người Hoa bị trục xuất khỏi Quảng Đông, Hồng Kông hay Singapore đã đi lại tự do và đã thực hiện tất cả những vụ trộm được biết đến”.
Nếu tính rằng những người tị nạn chính trị Trung Hoa trú ẩn ở Chợ Lớn phần lớn đã bị giết trong các cuộc nổi dậy của người An Nam năm 1782. Tóm lại cư dân Sài Gòn – Chợ Lớn gần như là hậu duệ của những kẻ phạm tội. Có thể có chút gì cường điệu ở đây.

Gần với người Pháp ngoài những người Châu Âu khác, những thành phần cư dân làm gia tăng vùng trung tâm Sino – Annamite: người Cam Bốt, Mã Lai, Hindu trong số đó phải kể đến người lai của các sắc dân. Nhiều nhất trong số này là người Minh Hương có cha là người Hoa và mẹ là người An Nam.


II.  Biến động trong dân số Sài Gòn - Chợ Lớn.
Trong những năm trước và sau cuộc chinh phục, rất khó để có được một ý tưởng về số lượng người ở Sài Gòn và Chợ Lớn.
Lucien DE GRAMMONT, đại úy phòng tuyến thứ 44, sau chiến dịch là giám đốc về quan hệ bản địa ở Thủ Dầu Một sau đó là Hóc Môn đã xâm nhập vào cộng đồng bản địa để thu thập truyền thống. Ông tuyên bố rằng dưới sự điều hành của người An Nam thì Sài Gòn – Chợ Lớn có khoảng 100.000 dân và hình thành một thành phố. Có đúng không?
Tuy nhiên vào năm 1864, dân số của Sài Gòn cũng chỉ có từ 7 đến 8.000 người. Dân số của Chợ Lớn vẫn còn chưa được biết đến trong thời kỳ này. Trong năm 1865, người ta cho con số là 50.000 cho cả hai thành phố. Năm 1866, là 40.000 ở Chợ Lớn; số còn lại cho Sài Gòn là khoảng 10.000 người.
Sau đó, vào năm 1887, chúng ta đã có con số là 35.000 chỉ riêng Sài Gòn, con số tăng gấp đôi vào năm 1894. Cuối cùng, cuộc tổng điều tra trở nên thường xuyên hơn từ năm 1907. Thật không may, trong những năm đầu của thế kỷ XX, rất khó để tìm “bảng tổng hợp về dân số”.  Các tài liệu lưu trữ của Nam Kỳ không hoàn toàn được sắp xếp, hơn nữa, những phần quan trọng đều làm mồi cho mối hay bị cố tình đốt cháy để tránh lộn xộn. Do đó các bảng dưới đây, liên quan đến người dân Pháp, người An Nam, người Hoa….. mang nhiều thiếu sót.


Dân Sài Gòn - Chợ Lớn 1907 – 1941




Ghi chú. Xét theo bảng này, có hai điểm cần được thực hiện:
a)   Thành phố “người Hoa’ ở Chợ Lớn hiện diện người An Nam nhiều hơn người Hoa đến năm 1915.
b)    Chợ Lớn luôn quan trọng hơn Sài Gòn về dân số mặc dù diện tích nhỏ hơn.
Tài liệu tham khảo.
(1)  Các tài liệu lưu trữ của Nam Kỳ không cho phép có được tất cả các thông tin mong muốn trên dân số của các thành phố sinh đôi này. Như vậy, năm 1920 con số này là mặc định cho Sài Gòn và Chợ Lớn; Số liệu này từ năm 1925 và 1926 thiếu cho Sài Gòn; số liệu năm 1927 thiếu cho Sài Gòn và Chợ Lớn; số liệu năm 1929 thiếu cho Sài Gòn.
Một lưu ý: điều tra dân số năm 1931 mang đến cho Sài Gòn dân số 119. 000 cư dân, thật ra nó là 126.351 người.
(2) Từ 1907-1919, những con số về dân số đến từ niên giám thống kê của Đông Dương.
(3) Từ 1916-1919, quân số của quân đội được giữ bí mật; đã được bổ sung 1.000 đơn vị (trung bình dựa trên quân số 1915) để khôi phục lại số lượng gần chính xác về dân số Sài Gòn.
(4) Từ 1921-1941, số liệu đến từ tài liệu lưu trữ của Chính phủ Nam Kỳ. Họ đã xác định trên các bảng thống kê hàng năm về dân số. Từ năm 1938 đến năm 1941, các bảng này cung cấp tổng số lượng về từng loại dân cư cho Sài Gòn – Chợ Lớn.
                                                                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...