Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


Thành phố Sài Gòn
kể từ khi Pháp can thiệp

Thành phố Sài Gòn tọa lạc tại 10 °, 46', 40' vĩ tuyến bắc và 106°, 38 kinh độ Greenwich (hay 104°, 17', 46" kinh độ tính từ thành phố Paris). Nó được xây dựng trên hữu ngạn của Đồng Nai, trở thành dòng sông Sài Gòn, một nhánh của Đồng Nai.
Đối với đường thủy trực tiếp nhất, nó cách Marseille 7316 hải lý hoặc 13.550 km. Tuy nhiên, Sài Gòn được nối với Paris bằng một dịch vụ hàng tuần của máy bay mà hành trình trong sáu ngày.


Sông sài Gòn năm 1870

Yếu tố thuận lợi đến sự bùng phát của thành phố
Nếu sự phát triển của thành phố Sài Gòn là độc quyền từ sự can thiệp của Pháp, phải biết rằng cái nơi mà người Pháp chuẩn bị xây dựng một đô thị, đã từng thu hút sự chú ý của những người cầm quyền Cam Bốt rồi đến Việt Nam nằm trực tiếp trong lãnh thổ Nam Kỳ.
Trên thực tế, nguyên nhân kinh tế và quân sự đã chuẩn bị cho tương lai của cái làng nhỏ nhoi này khi mà người Pháp tìm thấy. Nhưng dù nguyên nhân nào thì nguyên nhân chính là xuất phát từ vị trí địa lý của nó.


Một con lạch ở Sài Gòn năm 1988

Kỹ sư thủy văn HORSBURG nhận xét rằng vào năm 1859 Sài Gòn “xây dựng trên một đường sông không nguy hiểm và độ sâu là đủ cho tất cả các loại tàu." . Đây đã là một điểm quan trọng, nhưng còn thêm một tuyên bố nữa của Francis Garnier trong thư của ông: "Sài Gòn là cảng duy nhất của bờ biển Đông Dương mà bờ của nó không đòi hỏi phải có hướng chống lại những làn gió thường xuyên. Nó là nơi ẩn nấp cho các thảm họa mà thường xuyên là các cơn bão – Những cơn mưa giông dữ dội báo hiệu những thay đổi của gió mùa – mà thương mại hàng hải phải gánh chịu "
Tuy nhiên, không quá phóng đại, như những gì người Pháp đã xây dựng cảng này thì nó sẽ cạnh tranh với Singapore. Sự khác nhau của vị trí như lời của DUCHESNE DE BELLECOURT đã loại trừ bất kỳ sự gần gũi. Thánh Phố Singapore ờ ngõ vào của eo biển Malacca, trên tuyến đường trực tiếp của những con tàu đi qua giữa châu Âu và châu Á, là một trong những điểm tự nhiên để trở thành một trong những trung tâm thương mại của thế giới. " . Nó khác với Sài Gòn nằm cách biển 120 Km trên một con sông rộng và sâu, nhưng cong. Nếu đây không phải là nơi của đường thủy bắt buộc nhưng cần lưu ý rằng " Vị trí trung tâm của cảng sông này ở trong tầm của Singapore, Batavia, Manila, Hồng Kông và Quãng Đông và gió mùa làm cho nó gần gũi Trung Hoa và Nhật Bản”. Vì vậy Jean BOUCHOT nói "năm 1623, Sài Gòn là nó trở thành trọng tâm của thương mại Campuchia ở phía Nam [Đông Dương]."


Sông Sài Gòn năm 1882

Tuy nhiên, có thế có những lý do thuần túy thương mại đã xác định sự lựa chọn của vị trí thành Mỹ Tho hay những lý do thương mại đã được thêm vào lý do quân sự: Dù không thừa nhận những gì người Pháp đã làm ở trên sông ngày nay thì độ cong của nó trước đó đã từng là một lợi thế; người ta có thể nhìn thấy đối phương đến từ xa, các con tàu phơi hai sườn của chúng cho các đại bác Việt Nam ngụy trang trong rừng ngập mặn. Trong khi ở Mỹ Tho thì ngược lại sông Cữu Long là quá rộng lớn cho các chiến thuyền buồm khi ra khơi gặp phải hỏa lực pháo binh ở các đồn.

Do đó, khu vực Sài Gòn được chọn lựa cẩn thận. Nhưng nếu một thành phố lớn phát triển ở đó, nhờ sự thúc đẩy của người Pháp và đã tận dụng nhiều yếu tố tự nhiên của nó. Sài Gòn của người Việt trên thực tế, vẫn không quan trọng.

Đi bộ trong thành phố Sài Gòn xưa.
Bằng những bằng chứng, chúng tôi đã rời khỏi bạn đồng hành của Đô đốc RIGAULT DE GENOUILLY và Đô Đốc CHARNER, chúng ta có thể có được một ý tưởng về những gì Sài Gòn xưa.
Năm 1859 đã tồn tại ở hợp lưu của kênh Bến Nghé (arroyo Chinois) về sau là vàm Bến Nghé và sông (trước đó tên là Đồng Nai), có một ngôi chợ nằm kế cận ngôi chùa kiên cố ở giữa một khu nhà tranh: đó là Chợ Sỏi sau đó hướng lên con sông đến cửa rạch Avalanche (kênh Thị Nghè), vùng đầm lầy trải rộng được cắt bởi một vài con kênh bùn và hôi (sau đó là đại lộ Somme và Charner). Nẳm giữa đoạn đường giữa kênh Bến Nghé và rạch Avalanche là một ngôi nhà tắm sang trọng xây dựng trên một bè bằng tre. Từ đó, một con đường đất đỏ nối liền sông đến vùng giồng cao: Đây là ông tổ của đường Catinat sau này, mà trên đó một thành phố tương lai bắt đầu hình thành. Cũng trên tuyến đi này, con đường bắt đầu thắt lại giữa một ngôi chùa và một túp lều tranh cũ kỹ.


Sông Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Trong những khu vực thấp, những bụi cây xen kẽ với làn nước bao quanh là những loài cây thủy sinh. "Khu vực này, theo lời học giả Pétrus TRƯƠNG VĨNH KÝ, à một trong những phần của thành phố thương mại xưa của người Việt, rải rác với những ngôi nhà và những tiệm nằm trong lãnh địa của bốn ngôi làng của kênh Trung Hoa và rạch Avalanche: Hòa Mỹ (khu Ba Son), Tân Khai, Long Điền và Trung Hòa mà giới hạn là đường Mac Mahon. “ việc kinh doanh bán lẽ và sự thả neo của các thuyền bè đã tạo cho Sài Gòn một sắc thái chắc chắn quan trọng” lời của PHILASTRE. Dáng vẻ của các ngôi làng này là một phần thuộc về sông hồ rất đáng chú ý. Ở đây, ví dụ, những gì chúng ta thấy ở Chợ Sỏi. "Dọc theo bến cảng sông và kênh Bến Nghé tồn tại (1859) hai con đường dài bao bọc những căn nhà ngói. Trên mặt sau của mỗi ngôi nhà, tạo thành một dãy dọc theo bờ sông, kết nối những cửa hàng xây trên những nhà sàn trên sông.
Trên vùng “ Giồng cao”, những tán cây mênh mông cản tầm nhìn: cây xoài với lá bóng dày, cây đa cổ thụ, là vị thần bảo vệ che bóng xuống các ngôi làng và che khuất những ngôi nhà của các quan chức luôn cả thành lũy Bến Thành mà Minh Mạng đã xây dựng vào năm 1834 để tập trung quân đội của mình và đặt nơi hành chánh. Hai thành lũy kích thước nhỏ hơn điểm thêm vào sự phòng thủ của điểm chiến lược này: Thành phía Nam nơi có cây da của Pointe des Flâneurs (điểm những người đi dạo) đã tạo những kỷ niệm sâu sắc và thành phía Bắc nằm phía đối diện bên kia sông vẫn còn cây cối phủ che.


Pointe des Flâneurs

Trong số những ngôi làng của vùng “Giồng cao” có làng Hàng Đinh nằm bên con đường (góc đường Catinat và La Grandière), xóm Vườn Mít (góc đường Taberd và Mac Mahon ) và kế bên là chợ Cây Da Còm. Về phía nam về hướng Chợ Lớn là xóm Đệm Bườm, nơi đan bườm. Sau đó, một nghĩa địa rộng lớn, bắt đầu từ gần đường hiện Mac Mahon tách Sài Gòn và Chợ Lớn.

Tất cả điều này nổi lên một diện mạo hấp dẫn. PALLU DE LA BARRIÈRE, đã tới những nơi này năm 1861 đã để lại cho chúng ta một bức tranh hấp dẫn “….người An Nam, người Hoa, người Hindu, một vài lính Pháp hay Tagal (Philippines) đến và đi và tập hợp lại, trước tiên là một quang cảnh kỳ lạ làm thỏa thuê con mắt.” Rồi, ông ta nói tiếp “rồi sau đó có bao nhiêu chuyện để nhìn ở Sài Gòn, có lẽ dọc theo kênh Tàu Hũ, những ngôi khá sạch sẽ và xây bằng đá…Trong những tán cau dầy đặc đôi khi có một trang trại An Nam duyên dáng, ẩn nấp; xa hơn ở nơi mà mặt đất cao lên là nhà ở chỉ huy Pháp, Một cái của đại tá người Tây Ban Nha, trại của những người trí thức và đó là tất cả, hoặc gần như! Con đường lầy lội này (đường Catinat sau này), những ngôi nhà nằm rải rác, có một chút gì tồi tàn, đó là Gia định Thành mà chúng ta gọi là Sài Gòn.” Tuy nhiên, tác giả đặt niềm tin của mình vào tương lai: "Một ngày nọ, có lẽ, một thành phố đẹp và đông dân sẽ mọc lên những nơi mà chúng ta đã thấy từ một ngôi nhàn khiêm tốn An Nam…” Lời tiên tri của ông đã thực sự hiện thực.
       
 *“ Giồng cao” Pháp gọi là Plateau
    Pointe des Flâneurs Nằm khu vực Tân Thuận                                                            
                                                                                            (Còn Tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...