Đường Blancsubé/Garcerie/Duy Tân/Phạm Ngọc Thạch
Năm 1863 người Pháp cho
xây dựng một con đường chạy dài từ Quai de
Commerce về sau là Quai Rigault de Genouilly (Bến Bạch Đằng) tới
đường Du cimetière (Mayer/Hiền Vương/Võ Thị Sáu) và đặt tên là đường số 16.
Ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière đổi tên đường lại là Catinat
từ Quai de Commerce đến đường Norodom và từ Norodom đến Du
cimetière gọi là Catinat prolongée.
Ngày
24-2-1897 đoạn Catinat prolongée đổi là
đường Blancsubé. đọan còn lại là đường Garcerie. Jules Blancsubé (1881-1888) là chủ tịch Hội-Đồng Thuộc-Địa và Raphael Garcerie (1836-1890) là tư vấn cho phó chủ tịch thuộc địa của Hội đồng thuộc địa. Ngày 28-22-1952, chính quyền
Bảo Đại đổi đường Garcerie là đường Duy Tân. Ngày 22-3-1955, chính quyền VNCH
nhập hai đường làm một và gọi chung là đường Duy Tân. Ngày 4-4-1985, UBND thành
phố đổi là đường Phạm Ngọc Thạch.
Bản đồ Sài Gòn năm 1893 (click vào đề phóng to)
Đường Catinat prolongée trong bản đồ năm 1893
Đường Duy Tân đã từng một thời
là con đường cây xanh bóng mát với những dãy biệt thự nằm im ắng và là một con
đường được nhắc trong tác phẩm nghệ thuật nhiều nhất nhưng ngày nay không con nữa.
Bây giờ
chúng ta bắt đầu đi từ giao lộ với Thống Nhất. Tại đây có những điểm đáng ghi
nhớ là bên tay trái chúng ta thấy bức tượng của Petrus Ký được dựng vào ngày
18/12/1927. Bức tượng nay không còn.
Bên trái đường là tòa nhà Sài Gòn xe hơi công ty ngày nay là tòa nhà Diamond Plaza.
Bên trái cuối công viên dinh Độc Lập là đường Alexandre De Rhodes. và bên phải tới một chút ở cuối Sài Gòn xe hơi công ty là đường Nguyễn Văn Chiêm là chúng ta đến một sân tennis liền kề với trung tâm sinh hoạt thanh niên mà hồi xưa là tổng hội sinh viên. Địa điểm này vào thời nhà Nguyễn là Trường thi Gia Định. Về sau Pháp chiếm nơi này lập một công viên trong đó có bức tượng bán thân Tướng Léon de Beylié.
Trường Thi là nơi mà Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hòa ước Sài Gòn với Pháp ngày 5 tháng 6 năm 1962
Lếu chõng ứng thí tại Trường Thi
Nơi đây từng là trung tâm thanh niên cộng hòa và trung tâm sinh hoạt thanh niên
Đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch),
đoạn giữa Nguyễn Văn Chiêm và Thống Nhất
Góc Duy Tân - Nguyễn Văn Chiêm ngày xưa
Nhìn qua ngả ba Nguyễn Văn Chiêm
Tới đây là ngả tư với đường Hồng Thập Tự/Nguyễn Thị Minh Khai. Phía bên kia về bên phải
là ngôi biệt thư của ông bà Ưng Thi khi xưa (chủ nhân khách sạn và rạp Rex).
Biệt thư này có một thời kỳ dùng làm tòa lãnh sự Trung quốc
Qua
ngả tư này về bên trái ta thấy khu vực của thủy cục Sài Gòn. Những tháp nước
này được xây dựng vào năm 1921 để thay thế tháp nước ở quảng trường thống chế Joffre.
Trước mặt chúng ta giờ đây là công trường Đài chiến sĩ với hồ con rùa. Khi xưa tại nơi đây có một tháp nước cung cấp nước cho thành phố Sài Gòn thời kỳ đầu do người Pháp mới xây dựng. Năm 1921 tháp nước được dỡ đi và thay vào đó là một quãng trường mang tên thống chế Joffre. Đến ngày 11 tháng 11 năm 1927, một đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong đệ nhất thế chiến được dựng lên ở trung tâm vòng xoay. Xem bài:
Đài nước đầu tiên của Sài Gòn
Quảng trường Thống chế Joffre
Đài chiến sĩ trận vong
Những công trình trong ký ức Đài chiến sĩ trận von... - LÊ QUÝ ĐÔN ...
Tại công trường này có hai nơi đáng lưu ý:
1. Là về phía đường Trần Quý Cáp/Võ Văn Tần là viện đại học Sài Gòn. còn gọi là "Sài Gòn Đại Học Đường", là một viện đại học công lập ở Sài Gòn, được thành lập vào năm 1957 dưới chính thể Việt Nam Cộng hoà. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở miền Nam Việt Nam, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ. Năm 1975, dưới chính quyền mới, Viện Đại học Sài Gòn bị giải thể. (nguồn Wikipedia)
2. “Villa Hermosillo” của ông Holbé ở số 2, place du Chateau d’Eau (quảng trường tháp nước, nay là Hồ Con Rùa), nơi tụ tập của nhiều nhân sĩ và trí thức Pháp, Việt ở Saigon. nếu số địa chỉ không thay đổi theo thời gian thì số 2 place du Chateau d’Eau giờ là nhà hàng Vietnamese Noodles góc Trần Cao Vân. “Villa Hermosillo” của ông Holbé là cơ quan ngoại giao thứ hai của người Mỹ tại Sài Gòn.
Qua công trường tiếp tục đi tới chúng ta thấy bên
trái một ngôi nhà xưa lớn, đó là Luật Khoa Ðại Học Ðường Sài Gòn có
trường sở đặt tại số 17 đường Duy Tân Sài Gòn Trường sở nầy nguyên là một trường
Mẫu Giáo thời Pháp thuộc, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục chính phủ Nam Triều thu
hồi, cấp cho phân khoa Luật Hà Nội để mở một chi nhánh tại Sài Gòn vào năm
1946, sau đó chính thức được dùng để làm trường đại học Luật Khoa Sài Gòn.
Ngoài văn phòng Khoa Trưởng, và phòng Hành Chánh, Thư Viện, lúc đầu trường chỉ
vỏn vẹn có 4 giảng đường. Giảng đường lớn nhất chứa được khoảng 100 sinh viên.
Mãi về sau nầy, trường mới được xây lại theo một kiến trúc tân kỳ có 2 lầu. Một
đại giảng đường được xây cất vào năm 1975 có sức chứa khoảng 300 sinh viên.
Vào khoảng cuối thập niên 1960 trở đi, số sinh
viên ghi danh tăng nhanh. Năm 1970 đã có trên 13,000 sinh viên ghi danh học 4
năm cử nhân Luật. Các giảng đường không đủ chỗ cho sinh viên, nhiều sinh viên
phải học hàm thụ, hoặc phải đứng ngoài hành lang lớp học để theo dỏi bài giảng
của giáo sư qua loa phóng thanh. Vì thế đã có thời gian phải mượn cả rạp hát
Thống Nhất để giảng dạy cho sinh viên năm thứ 1&2. Năm 1973, sau khi quân
đội Mỹ rút khỏi VN, cơ sở bán hàng PX của Mỹ có sức chứa khoảng 1,000 người, đã
có lúc cũng được dùng làm giảng đường cho sinh viên năm thứ 1&2 ban cử
nhân.
(Giới thiệu lịch sử đại cương Luật Khoa Đại Học Đường SÀI GÒN ...)
Trường Mẫu Giáo thời Pháp thuộc về sau là Luật Khoa Ðại Học Ðường Sài Gòn
Vị trí trường Mẫu Giáo về sau là Luật Khoa Ðại Học Ðường Sài Gòn
Một vụ biểu tình trước cồng luật Khoa Ðại Học Ðường Sài Gòn
Luật Khoa Ðại Học Ðường Sài Gòn giờ là đại học Kinh tế
Đường Duy Tân có đặc điểm là con đường nhiều cây xanh bóng mát chủ yếu là cây sao và những căn villa nằm dọc hai bên đường chạy dài từ đầu đường tới gần cuối đường. Từ đây tức là ngả tư Phan Đình Phùng/Nguyễn Đình Chiểu - Duy Tân kéo dài qua ngả tư Phan Thanh Giản/Điện Biên Phủ - Duy Tân. Ở khoảng này có hai địa chỉ của hai nhân vật: một trong giới văn nghệ sỉ và một trong giới chính trị, đó là nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn số 47 và nhà số 59 của ông Trần Chánh Thành cựu bộ trưởng thông tin VNCH.
Gần cuối đường về bên trái có một building bên phải là dãy nhà liên kế theo kiểu xưa. Tới đây chúng ta thấy xuất hiện một vài cửa tiệm bán đồ và một trãm đổ xăng bên trái của đường. Đường Duy Tân chấm dứt tại đây ngó sang bên đường Hiền Vương/Võ Thị Sáu là một hảm lớn ăn thông ra nhà thờ Tân Định và đường Nguyễn Đình Chiểu/Trần Quốc Toãn.
Không phải nhà của DS La Thành Nghệ mà là nhà của ba tôi ở 12 Duy Tân. Hình do gia đình tôi chụp năm 1994. Còn nhà style hiện đại do ba tôi thiết kế là của DS La Thành Trung ở 29 Duy Tân, hình cũng do gia đình tôi chụp năm 2016.
Trả lờiXóa