RUE DES ÉPARGES
ĐƯỜNG NGUYỄN THÔNG
Đây
là con đường được thành lập muộn của thành phố Sài Gòn. Đó là năm 1929 nhưng
ban đầu thì chỉ mới tới giáp đường Champagne (Yên Đổ/LCT) mãi đến năm 1934 thì
nó mới được mở tới tận ga Hòa Hưng.
Con đường Nguyễn Thông tuy
không có gì đặc biệt cho lắm nếu nó không có 2 điểm đáng nói là khu vực Cống Bà
Xếp và khu chợ trời Nguyễn Thông được hình thành trong thời kỳ chiến tranh Việt
Nam. Chính 2 địa điểm này đã chia con đường Nguyễn Thông thành 2 phần đối nghịch
với nhau: đoạn đầu lả khu vực yên tĩnh từ phần giáp với đường Hồ Xuân Hương đến
giáp với đường Hiền Vương và phần còn lại là khu vực náo nhiệt.
Cống Bà Xếp từng là một khu
vực khét tiếng của đất Sài Gòn với những tệ nạn mãi dâm, ma túy và du đảng. Có
lẽ nó được hình thành cùng thời người Pháp cho xây dựng một depot xe lửa và ga
hàng hóa tại đây vì vậy nhu cầu cho việc bốc dỡ hàng hóa cùng các dịch vu liên
quan đã kéo theo các thành phần dân tứ xứ tụ về sinh sống và cũng vì ít được học
hành cộng với đời sống bấp bênh vô định đã kéo theo những tệ nạn như đã nói
trên.
Nơi đây một thời là một “khu
vực tuyệt đối cấm quân nhân lai vãng” để cảnh báo cho các binh sĩ ở khu vực Biệt
Khu thủ đô, trại Lê Văn Duyệt gần đó.
Cống Bà Xếp đã từng có một giai thoại về tướng
cướp Điền Khắc Kim.
Cống Bà Xếp phần nhiều là
các thành phần như đã nói nhưng cũng có những con người bình thường và lương
thiện. Tôi có quen với ông Hồng, một nghệ sĩ đàn piano đã từng một thời đàn cho
các khiêu vũ trường ở Sài Gòn.
Đi dần ra tới ngả ba Kỳ Đồng,
phía sau khu vực Nhà nguyện des
Rédemptoristes Dòng
chúa Cứu Thế được thành lập năm 1939 sau khi các tu sĩ người Canada đến Sài Gòn
và trú tạm tại số 163 đường Paul Banchy (HBT). Ở đây là khu vực cùa chợ trời
Nguyễn Thông kéo dài ra tận ngả tư với đường Yên Đổ (LCT).
Thời chiến tranh muốn kiếm
mua một món đồ nào cùa Mỹ thì tới đây, thượng vàng hạ cám có tất cả. Từ một hộp
diêm quẹt kẹp, gói thuốc 5 điếu trong khẩu phần cá nhân cho đến những hôp bột
giặt Tide to đùng, những cục xà bông Dial, Dove được gọi mĩa mai là “xà bông me
Mỹ”. Người ta cũng bắt gặp những tảng pho mát đã quá đát ngả sang máu cam ăn đắng
ngét hay những thanh kẹo cao su Peppermint cùng các loại đồ hộp từ các loại nước
uống như coca cola, Seven up, sprite, bia Ham, Budweiser, trái cây đến thịt ba
lát. Khu chợ trời đã tạo không khí náo nhiệt cho đoạn đường này nhưng từ từ
cũng lụi tàn từ năm 1972 khi quân Mỹ rút ra khỏi Việt Nam và lây lất qua sau
năm 1975. Ngày nay khu vực này là nơi chuyên môn bán các lọai sửa bột.
Hình minh họa
Tại ngả tư này bên tay trái,
chúng ta nghe văng vẳng tiếng chó sủa. Đó là khu phú de nằm bên đường Yên Đổ là
nơi chuyên việc đi bắt cho thả rông. Cũng tại đây có một trường gọi là Lasan
Nghĩa Thục nằm ở số 43 được thành lập vào ngày 1/3/1956. Qua bên kia ngả tư là mặt lưng của Lasan Hiền Vương, chúng ta lại
gặp một ngả tư khác là Nguyễn Thông – Hiền Vương. Ngày nay khu vực này là nơi
bán cá kiểng tương đối quy mô của Sài Gòn đâu lưng với miếng đất ngày xưa thời
Pháp là trường đào tạo y tá.
Đi một đổi, chúng ta lại gặp
ngả tư với đường Tú Xương. Ở góc bên kia là bệnh viện Saint Paul nằm ở góc ngả
tư Nguyễn Thông – Phan Thanh Giản (ĐBP). Nhìn về phía phải bên đường Phan Thanh
Giàn là tòa hành chánh quận 3, bên trái xa xa tại ngả tư của đường Bà Huyện
Thanh Quan là trường Gia Long. Qua đây đi tới là phía sau của chùa Xá Lợi với
ngả ba nhỏ Lê Văn Thành chạy dọc theo hông chùa. Tới một chút là cơ quan USOM
cùng vói Trung tâm chiêu hồi nằm ỏ góc Ngô Thời Nhiệm. Nơi đây trong ngày 29/4/75, đã bị dân cướp
bóc trong đó cơ man sách English for today ấn bản mới chưa kịp phát hành.
Đường Nguyễn Thông sau lưng chùa Xá Lợi
Giờ chỉ còn một ngả ba với
Phạm Đình Toái và Hồ Xuân Hương là chấm dứt con đường Nguyễn Thông. ở đây bên
tay phải là mặt hông trường Collette và phía bên trái là Trung tâm Bạc Hà, ngày
xưa chuyên môn trị bệnh hoa liễu.
Video về đường Nguyễn Thông ngày nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét