Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

BÍ ẨN MỘT CÔNG VIÊN VÀ BỨC TƯỢNG



Tại các quốc gia thuộc địa của Pháp (ở đây chỉ nói riêng về nước Pháp), thì việc dựng tượng hay lập quảng trường để ghi nhận công lao của những người đã góp công sức cho sự chinh phục của mẫu quốc là chuyện thường thấy. Cụ thể ở Việt Nam tại các thành phố lớn đều có những tượng và quảng trường như thế; trong bài này cũng không cần phải kể ra, chúng ta cũng được biết rồi. Nhưng song song đó cũng có những bức tượng, quảng trường hay tên con đường của những người không tham gia chinh phục bằng quân sự mà góp công vào việc tìm hiểu về văn hóa, lịch sử hoặc khoa học của quốc gia bị trị đó; những người khác quốc tịch Pháp nhưng có công đối với nhân loại cũng chiếu cố tới.

Trong phạm vi bài này, chúng ta đề cập tới một bài viết Des statues oubliées của Édouard Marquis được đăng trên tờ Le monde illustré số 174 tháng 12 năm 1937. Trong bài này tác giả nhắc tới những bức tượng, bia tưởng niệm đã bị tháo dở hay được thay thế bởi chánh quyền thuộc địa và những bia, lăng mộ của những người Việt (thật ra có cái đến nay vẫn còn như lăng Lê Văn Duyệt, mộ Võ Tánh, bia Jean Baptiste Louis Pierre (người sáng lập Thảo cầm viên)),v.v... Có một chi tiết đáng lưu ý là bức tượng và công viên George Washington tại Sài Gòn. Vậy bức tượng và công viên nằm ở đâu trong Sài Gòn?


Thật ra tại Sài Gòn lúc xưa cũng có một quảng trường chỉ tồn tại trên giấy chứ không thực hiện được vì nó năm quá gần khu cấp nước thành phố và quảng trường Maréchal Joffre (Hồ Con Rùa); nằm tại khu vực của 4 con đường hiện nay là Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp), Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) và Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng) tức là sân vận động Phan Đình Phùng và công viên Vạn Xuân. Giờ là là nhà thi đấu. Quảng trường đó là quảng trường Paul Doumer.

Tôi lục tìm trên mạng, kiểm tra các bản đồ của Pháp để lại về Sài Gòn các thời kỳ, tuyệt nhiên không thấy dấu vết của công viên George Washington. Lần đến trang wikipedia nói về các địa điểm tại Mỹ và thế giới có đặt bức tượng này cũng Không thấy nói tới. Như vậy nó ở đâu? Không lẽ tác giả bài viết bị lộn. Một công viên của một nhân vật lớn của Mỹ và cả thế giới nếu có đặt thì phải đặt ở vị trí tốt nhất và quan trọng nhất của thành phố. Một câu hỏi về một bài báo đã 81 năm tuy cũ nhưng vẩn còn mới mẻ.



* Tiếng Pháp gọi quảng trường là Place, còn square là công viên (nhỏ) - parc là công viên (lớn)
* Tiếng Anh gọi quảng trường là square, còn công viên là park.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...