CITÉ
– CƯ XÁ - CHUNG CƯ
Từ Cité tồn tại từ thập niên 1930 và rơi
rớt mãi cho tới giữa thập niên 1975. Nào là Cité Laréngère, Cité Richaud, Cité
Heyraud, Cité Aristide Briand, Cité Hérault,…Nhưng Cité là gì? Có lẽ giờ chỉ cỏn
những người từ U80 trở lên mới hiểu thôi.
Cité là từ của Pháp dùng để chỉ một khu
nhà ở dành cho thành phần nào đó trong xã hội và từ tương ứng trong tiếng Việt
vào những thập niên 1960 là cư xá.
Trong thời thuộc địa, mảnh đất Sài Gòn
luôn thu hút những người từ khắp xứ tụ tập về đây sinh sống, từ đó làm gia tăng
dân số cơ học. Chính vì lý do này, chính quyền Pháp đã có chinh sách xây dựng
các cụm dân cư để trước mắt giải quyết cho các thành phần này và tập hợp những
người làm việc cho Pháp vào những khu dể quản lý bao gồm cả người bản xứ và
Pháp.
Nhịp độ xây dựng được tiến hành thì chiến
tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, đã làm giảm đi rất nhiều và đã ngưng lại vì xứ
thuộc địa phải dồn sức chi viện cho chính quốc, rồi đến quân Nhật chiếm đóng
Đông Dương.
Chúng ta xem thử số liệu của C.A.O.M. -
fond ministériel - agence française d’outre-mer - carton 236 - dossier 294:
Tháng 7 năm 1953, hồ sơ về nhà ở do
chính quyền thành phố Sài Gòn xây dựng được tóm tắt như sau:
Cité Lacaze (24 căn nhà, 124 căn hộ) được
mở rộng bởi 16 căn nhà và 30 căn hộ, 450 ngôi nhà được dự báo;
Cité Nguyễn Tri Phương (1012 căn hộ) có
120 căn hộ và kế hoạch xây dựng thêm 108 căn hộ;
Cité Eyriaud de Vergues cần có 120 căn
nhà trước cuối năm;
Cité Pavie Ducas khánh thành vào mùa hè
293 nhà ở;
Cité mới dành cho dân chúng ở Phú Thọ đã
khởi công xây dựng 232 căn nhà.
Phải kể thêm bảng cân đối kế hoạch xây dựng
và tái thiết dành cho các nhân viên phục vụ chính quyền thuộc địa bao gồm các
gian nhà nhỏ và tòa nhà 4 tầng như: cité Larényère, cité des transmissions,
cité Audouit, cité Galliéni, cùng các dãy nhà liên kế tại các mảnh đất có sẳn. P.
Machefaux - ingénieur en chef des T.P. de Cochinchine - travaux N° 184 -
février 1950 [C.A.O.M. - fond ministériel - agence française d’outre-mer -
carton 223 - dossier 258].
Building dành cho nhân viên hảng xăng dầu Shell về sau phủ thủ tước trước năm 1975
Cité Galliéni trước năm 1975 là bệnh viện hải quân Mỹ đường Trần Hưng Đạo
Cité Laréngère đường Bà Huyện Thanh Quan nhìn từ trên cao
Cité des transmissions về sau là cư xá điện lực đường Hồng Thập Tự cũ
Building Richaud đường Phan Đình Phùng cũ
Một building thời Pháp về sau là trục sở MACV số 137 Pasteur
Một building dành cho người Pháp trước 1975 tại đường Trương Minh Giảng
Một building dành cho người Pháp trước 1975 tại đường Trương Minh Giảng
Trong một tài liệu năm 1939 đề cập các
hình thức kiểm soát nhà ổ chuột được dự tính tại Sài Gòn [C.A.O.M. - fond
ministériel - agence française d’outre-mer - carton 236 - dossier 294]. Cité
Aristide Briand (về sau là cư xá Đô Thành) xây dựng 125 căn nhà với 2 phòng,
khánh thành năm 1939 để di chuyển cư dân cư ngụ tạm bợ trong các túp lều. Trong
đó có 64 căn dành cho thợ thuyền và viên chức thành phố.
Cư xá Đô Thành xưa gọi là Cité Aristide Briand
Hơn nữa, thái độ của chính quyền Pháp là
rất rõ ràng trong kết luận về cuộc chiến chống khu ổ chuột: "Trong một
vùng lãnh thổ nơi dân số 260.000 dân (Số liệu năm 1936 và bùng phát dân số năm
1937) thì sự hiện diện của các khu ổ chuột là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên
vẫn còn những nhà cây, túp lều của tầng lớp nghèo nhất, với mức sống thấp. Đó
là lực lượng lao động cung cấp cho các nhà máy và dịch vụ. Do đó sự cần thiết
phải duy trì và dung túng các khu vực đặc biệt này.
Trong thời chính phủ quốc gia Việt Nam,
Quốc gia kiến ốc cục được thành lập nhằm mục đích giải quyết vấn đề nhà tạm bợ
trong các thành phố, thị trấn miền Nam Việt Nam. Năm 1958, Thời Ngô Đình Diệm,
cơ quan này đổi tên lại là Ban doanh lý kiến thiết. Vào năm 1965 thì cơ quan
này này một lần nữa nhập chung vô Tổng nha kiến thiết và thiết kế đô thị ở đường
Phan Đình Phùng.
Tổng nha kiến thiết và thiết kế đô thị ở đường Phan Đình Phùng.
Chính sách giải quyết tình trạng thiếu
nhà ở là, trước tiên, xây dựng nhà ở và các thành phố phổ biến cho viên chức trà
góp dài hạn (8 đến 12 năm); và thứ hai, để hỗ trợ các nhà phát triển tư nhân hoặc
các tổ chức vay dài hạn (5 đến 10 năm). Nguồn tài chính của ban Khai thác và
Xây dựng đến từ khoản lãi suất phát sinh trong Xổ số kiến thiết, tiền thuê tài
sản thuộc sở hữu của ban này và khoản lời cho vay. Ngoài phần này, cần phải đề
cập đến một cơ quan khác ở cấp thành phố, đó là Văn phòng quy định về Giá Nhà ở
(Gia cư Liêm giá cuộc).
Từ năm 1952 đến năm 1963, 13.250 ngôi
nhà được xây dựng bởi Quốc gia kiến ốc cục và ban Khai thác và Xây dựng (tiến độ
là 1.100 ngôi nhà năm). 103.846.000 đồng được cho tư nhân vay để phát triển và
207.234.000 đồng cho các khoản nợ nhà ở. Tuy nhiên, những sáng kiến này không
đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân. Trong 1955-1958 năm, khi hoạt động
xây dựng do Quốc gia kiến ốc cục là nhiều nhất, hầu hết các cư xá được xây dựng
để phù hợp với những người nhập cư mới tại các khu vực đô thị hoá mới của Sài
Gòn, thí dụ Bình Thới (quận 11) Xóm Cũi (quận 8), Chánh Hưng, Vĩnh Hội - Lý
Nhân (quận 4), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ), Phú Thọ Hòa, Tân Quy Đông.
Các công trình xây dựng mới tại trung tâm vẫn còn hạn chế. Có thể đề cập tới một
số cư xá phổ biến như vậy trong Thị Nghè được xây dựng vào năm 1956, tại Trương
Minh Ký - bây giờ đường Nguyễn Thị Thiên Chúa và Phật Ân - một con hẻm trên đại
lộ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, và ban Khai thác và Xây dựng còn xây dựng những cư
xá hạng sang như cư xá Nguyễn Tri Phương đã có từ năm 1958 hay những cư xá “nhà
ống” như cư xá Dân Dinh, cư xá Kiến Thiết.
Cư xá dành cho nhân viên hàng không đường Công Lý cũ
Năm 1968, cuộc tổng công kích tết Mậu
Thân đã tiêu hủy nhiều ngôi nhà trong Sài Gòn – Chợ Lớn. Vì thế chính quyền buộc
phải quy hoạch và xây dựng lại những khu dân cư. Tháng 3 năm 1968, các công
trình chung cư được tiến hành bao gồm: chung cư Ấn Quang (900 hộ), chung cư Bàn
Cờ còn gọi là chung cư Nguyễn Thiện Thuật (1396 hộ). Hai chung cư tiếp tục xây
dựng là chung cư Minh Mạng (3000 hộ), chung cư Nguyễn Kim – Nguyễn văn Thoại
(200 hộ bằng vật liệu tiền chế). Ngoài ra còn các chung cư khác như chung cư Cô
Bắc, chung cư Cô Giang,v.v..
Chung cư Bàn Cờ còn gọi là chung cư Nguyễn Thiện Thuật
Chung cư Minh Mạng
Như vậy từ Cité tồn tại tên cửa miệng
người dân Sài Gòn cho tới thập niên đầu 1960 đã biến thành từ Cư xá. Sài Gòn tồn
tại rất nhiều cư xá theo hình thức dãy nhà trệt
liền kề hoặc hai ba tầng thành khối. Đời sống cư dân ở đây đa số là những
công chức, nhà giáo hay quân nhân có cuộc sống khép kín cho nên ở đây không khí
luôn luôn yên ắng không xô bồ như những xóm lao động. Vì thế nhạc sĩ Phạm Duy mới
viết: “Trả lại em yêu nỗi buồn cư xá” trong bài Trả lại em yêu là như vậy.
Trái lại không khí của các chung cư thì
lại khác vì nó là nơi cư ngụ của đủ thành phần xã hội và cái từ chung cư chỉ xuất
hiện sau giữa thập niên 1960 trong xu thế quy hoạch chung của các đô thị trên
thế giới.
Còn rất nhiều cư xá và chung cư nữa: Cư xá Lữ Gia, Cư xá sĩ Quan Chí Hòa, Cư xá ngân hàng, Cư xá Yên Đổ, Cư xá Chu Mạnh Trinh, Cư xá nữ sinh Thanh Quan, Làng đại học, làng báo chí, chung cư Thanh Đa,.......
Tham
khảo:
- OUTILS D’URBANISME ET
INVESTISSEMENTS IMMOBILIERS PRIVES
FABRICATION
DE L’ESPACE CENTRAL DE HO CHI MINH-VILLE
NGUYỄN CẨM DƯƠNG
- 3.1 les premiers programmes de logements
sociaux
http://theses.univ-lyon2.fr/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét