Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Đường phố, quảng trường nổi tiếng của Sài Gòn: 
Đường Tôn Thất Thiệp



Bài viết này trước đây đã được xuất bản trong Saigoneer.



Trong suốt thời kỳ thuộc địa, đường Tôn Thất Thiệp được gọi là đường Ohier, nhưng tên thông dụng là " đường des Malabars" sau khi cộng đồng lớn người Tamil định cư ở đây từ năm 1880.

Một trong những con đường lâu đời nhất ở Sài Gòn, đường Tôn Thất Thiệp đã được biết đến trong thời kỳ đầu thuộc địa trước hết là đường số 9 và sau đó từ năm 1863 là đường de l' Église, sau nhà thờ Công giáo La Mã đầu tiên, được xây dựng tại ngã ba của đường này với đại lộ Charner (Nguyễn Huệ). 


Nhà thờ Église Sainte - Marie - Immaculée nằm ở vị trí giao lộ Tôn Thất Thiệp - Nguyễn Huệ ngày nay (nay vị trí này là tòa nhà Sun Wah)

Xây dựng từ gỗ, nhà thờ đầu tiên đã bị phá hủy trong những năm đầu thập niên 1870, do sự phá hoại của mối. Theo một kế hoạch đã được tiến hành để xây dựng một nhà thờ bằng gạch thay thế trên vị trí hiện có, đường Tôn Thất Thiệp tương lai đã được đặt tên lại rue Ohier, tên của đô đốc Marie Gustave Hector Ohier, người từng là Thống đốc Nam Kỳ 1868-1869.
Trong thập niên 1880 , một số lượng lớn người Tamil từ các khu định cư Ấn Độ thuộc Pháp là Pondicherry (Puducherry) , Karikal và Yanaon bắt đầu đến Sài Gòn, đường Ohier đã dần dần chuyển thành một con đường có cộng đồng người " Malabars " hoặc " Chettyars " lớn nhất thành phố, nhiều người trong số họ sống bằng nghề cho vay và tài chính.


Đường Tôn Thất Thiệp năm 1864 trên bản đồ là đường de l' Église

Đến năm 1890, đường Ohier được gọi phổ biến là " đường des Malabars, từ năm đó trở đi đường phố toàn bộ là các doanh nghiệp Tamil, chủ yếu là các ngân hàng và các dịch vụ cho vay.
Đền Sri Thendayutthapani hiện tại ở số 66 Tôn Thất Thiệp có từ thập niên 1920, nhưng được cho là đã được xây dựng trên nền của một ngôi đền Hindu thành lập sớm vào cuối thế kỷ 19 bởi những người định cư Tamil đầu tiên. Temple Club đặt trong căn nhà cũ thời thuộc địa số 29-31 Tôn Thất Thiệp, được xem như là nhà khách của đền.


Theo sau sự phá hủy ngôi nhà thờ đầu tiên năm 1870, đường de l' Église được đổi tên là Ohier như trong bản đồ 1890.

Sau sự ra đi của người Pháp, các doanh nghiệp Tamil ở Sài Gòn tiếp tục có những đóng góp quan trọng đối với đời sống kinh tế của thành phố và " đường des Malabars" đổi tên thành đường Tôn Thất Thiệp vào năm 1955, tiếp tục là trung tâm của  cộng đồng Ấn Độ sôi động. 
Hầu hết cộng đồng Tamil rời Sài Gòn trước năm 1975, và phần lớn các cửa hàng thời thuộc địa cũ mà họ đã từng làm kinh doanh cũng đã bị phá hủy trong những thập kỷ gần đây.


lễ hội hàng năm Thaipusam của người Hindu được tổ chức bởi cộng đồng Tamil, hình chụp bên ngoài ngơi đền Sri Thendayutthapani.

Tuy nhiên, những người quan tâm đến lịch sử của người Tamil định cư tại Sài Gòn vẫn còn có thể được thưởng lãm xứng đáng khi đến thăm đền Sri Thendayutthapani, nơi đã từng trang trí cho các cỗ xe được sử dụng hàng năm bởi cộng đồng người Tamil ở đường des Malabars để mang họ vị thần Hindu diễn hành quanh các đường phố Sài Gòn trong lễ hội Thaipusam của người Hindu.
Trong khi đó, quanh góc của một con hẻm bên cạnh số 122 đường Pasteur, là một di tích khá độc đáo của cộng đồng người Ấn ở Sài Gòn - là chuồng chim bồ câu nơi mà họ đã từng nuôi.


Đường Tôn Thất Thiệp ngày hôm nay.


Một góc nhìn khác hôm nay từ đường Tôn Thất Thiệp cho thấy ngôi đền 
Sri Thendayutthapani.


Chuồng chim bồ câu mà cộng đồng ngưới Ấn từng sử dụng để nuôi chim.

Một số hình ảnh về đường Tôn Thất Thiệp


Đường Tôn Thất Thiệp gần đền Sri Thendayutthapani.




Đường Tôn Thất Thiệp giao với đại lộ Nguyễn Huệ với bức tường tòa hòa giải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...