Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015




Đường phố, quảng trường nổi tiếng
 của Sài Gòn: Đường Hai Bà Trưng

Đường Paul-Blanchy năm 1947

Bài viết này trước đây đã được xuất bản trong Saigoneer.
Một trong những con đường dài nhất và bận rộn nhất của Sài Gòn, Hai Bà Trưng là một con đường rất xưa mà tuồi đời hơn 200 năm.

Từ năm 1772, nơi giao lộ Hai Bà Trưng - Lý Chính Thắng (Champagne, Yên Đổ) hiện nay đã là địa điểm của một cửa quan trọng trong các bức tường của thành Lũy Bán Bích.
Cuối hướng bắc sau này trở thành đường Hai Bà Trưng, dẫn về phía bắc từ thành Gia Định đầu tiên trên một bản đồ năm 1793.

Sau khi xây dựng thành Gia Đình đầu tiên vào năm 1790, phần phía bắc của đường Hai Bà Trưng giao với đường Nguyễn Đình Chiểu (Richaud, Phan Đình Phùng) hiện nay đã trở thành con đường chính dẫn phía bắc từ cổng chính vào tòa thành, cửa Khảm Hiền.

Con đường này tiếp tục về phía bắc băng qua sông Thị Nghè tới Phú Nhuận, và trong thời gian còn thành Gia Định đầu tiên (1790-1837), ngôi làng xưa ở đây đã trở thành một khu dành riêng cho các quan hoàng gia. Ngày nay, không ít hơn bốn ngôi mộ quan chức triều Nguyễn được tìm thấy ở quận Phú Nhuận
Đường Impériale trên bản đồ Saigon năm 1867
Sau khi phá hủy thành Gia Đình đầu tiên vào năm 1835,con đường kéo dài về phía nam tới tận sông Sài Gòn.
Trong bối cảnh của cuộc chinh phục của Pháp, chính quyền thực dân đặt tên đường này là Đường số 14. Một pháo đài được xây dựng trong một phần còn lại của bức tường xưa của thành Gia Định tại giao lộ Hai Bà Trưng - Lý Chính Thắng (Champagne, Yên Đổ) hiện nay, để bảo vệ cầu Kiệu, được biết đến vào thời thuộc địa như cây cầu thứ ba cùa rạch Avalanche (Cầu thứ ba trên rạch Avalanche hay rạch Thị Nghè).
Năm 1863, đường số 14 đã được đổi tên thành đường Imperial. Phần phía bắc của đường Imperial kéo dài bước đầu hình thành giới hạn ở phía đông là một nghĩa địa rộng lớn được gọi là cánh đồng của các ngôi mộ.
Dinh toàn quyền đầu tiên
Trong thập niên đầu tiên của chế độ thực dân. Người Pháp đã thiết lập những công trình quan trọng trên đường Imperial bao gồm dinh toàn quyền đầu tiên (nằm trên khu vực trường Taberd nay là Trường Trung Học Trần Đại Nghĩa), khu nhà in thuộc địa (khu vực của khách sạn Intercontinental (?), thành lính thuộc địa đầu tiên (nằm trong khu vực của tòa Lavenue Crowne hiện nay và tòa lãnh sự Pháp) và xa về phía bắc là nghĩa địa dành cho người châu Âu về sau là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi và giờ là công viên Lê Văn Tám.
Nhà máy phát điện đầu tiên năm 1896
Năm 1870, đường Imperial được đổi tên là đường Nationale tính luôn phần kéo dài của nó. Trong những năm sau đó, đường này có thêm những công trình như nhà thờ Tân Định vào năm 1876, xây dựng lại năm 1896-1898, Nhà máy thuốc phiện 1881 xây dựng lại những năm 1900 và nhà máy điện 1896.
Đường Nationale được đổi tên một lần nữa vào năm 1902, lần này là Paul Blanchy.
Một xe điện ờ Saigon năm 1951
Trước những năm 1920, đường Paul Blanchy không có hệ thống xe điện Sài Gòn, ngoại trừ một đoạn dài 1 km lắp đặt từ năm 1895 -1897 dọc đại lộ Paul-Bert (đường Trần Quang Khải) để kết nối Đa Kao với cầu Kiệu. Tuy nhiên, tình trạng này đã thay đổi với các chương trình điện khí hóa đường xe điện của năm 1923, theo đó một đường xe điện xây dựng xuất phát từ chợ trung tâm ( chợ Bến Thành) đã được lắp đặt dọc theo đường Paul Blanchy.

Lộ trình xe điện trên đường Paul Blanchy sau năm 1923
Các đường ray chạy từ phía bắc quảng trường phía sau Nhà hát thành phố đến đường Legrand-de-la-Liraye (Phan Thanh Giản, Điện Biên Phủ), nơi nó quay về phía đông bắc Đakao và Gia Định. Ba trạm xe điện mới được biết đến như Taberd (giao lộ Hai Bà Trưng / Nguyễn Du), Larclauze (giao lộ Hai Bà Trưng / Trần Cao Vân) và Paul Blanchy (giao lộ Hai Bà Trưng / Điện Biên Phủ) đã được xây dựng dọc theo con đường này.
Năm 1952, Chính phủ Bảo Đại của nhà nước Việt Nam đặt tên lại khu vực phía bắc của đường từ đại lộ Norodom ( Thống Nhất, Lê Duẩn) đến cầu Kiệu là Trưng Nữ Vương, trong khi giữ lại tên đường Paul Blanchy cho phần phía Nam.

Công trường Mê Linh nhìn từ trên cao và điểm cực nam của đường Hai bà Trưng trong những năm 1950
Tuy nhiên, tháng 3 năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đổi toàn bộ tên đường là Hai Bà Trưng để vinh danh hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi dậy chống Trung Quốc vào thế kỷ thứ 1. Đồng thời, quãng trường nơi các bến cảng, được biết đến trong thời kỳ thuộc địa là Rigault de Genouilly, được đổi tên thành công trường Mê Linh. Đường gần đó là đường Cornulier-Lucinière cũng đã đổi tên thành đường Thi Sách là tên chồng của bà Trưng Trắc. 
Sau nhiều lần đổi tên, tên Hai Bà Trưng tồn tại được 60 năm nay, Hôm nay con đường này là mạch chủ nối liền quận 1 với quận 3 là nơi có những cửa hàng và nhà hàng nổi tiếng nhất thành phố.
Đường Nationale cuối thế kỷ 19

Đường Paul Blanchy đầu thế kỷ 20
Một cảnh khác của đường Paul Blanchy đầu thế kỷ 20
Xe điện và mạng đường sắt  Sài Gòn vào năm 1923
Đường Paul Blanchy nhìn từ nhà hát thành phố trong những năm 1920 sau khi lắp đặt đường xe điện
Một chiếc xe điện trên đường Paul Blanchy trong những năm 1930

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...