Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Đây là bản lược dịch từ tài liệu Du Football au Vietnam (1905-1949): colonialisme, culture sportive et sociabilités en jeux của Larcher-Goscha Agathe. Tài liệu này cho chúng ta cái nhìn tổng quát về Túc cầu (bóng đá) thời kỳ thuộc địa. 
Tài liệu về lịch sử túc cầu Việt Nam có đấy đủ hơn trên mạng, các bạn có thể tham khảo so sánh. Ở đây là những hoạt động túc cầu trong thời gian từ 1905 đến 1949 dưới cái nhìn của tác giả cho nên có thể không đầy đủ chi tiết bằng các tài liệu về lịch sử.


 Các tổ chức túc cầu (bóng đá) Việt Nam (1905-1940):

Sự khởi đầu và triển khai


Trận đá banh đầu tiên trong thời kỳ thuộc địa là vào năm 1905. Đó là trận đấu giữa trung đoàn thủy quân lục chiến Pháp với binh lính của tàu tuần dương Anh “Vua Alfred” sau chuyến cập bến tại Nam kỳ. Trận đấu này diễn ra giữa các binh lính Pháp và Anh chứ không phải là dân sự, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Vì bên dân sự cũng chỉ mới bắt đầu hình thành phong trào còn về phía quân đội lại có sẳn đội ngủ hơn bất kỳ tầng lớp xã hội khác. Trong khuôn khổ binh nghiệp, họ đã luyện tập thể dục thể thao được giảng dạy ở Pháp và đã có thể phụ trợ việc tập luyện cho chính quyền thuộc địa. Vì là môn thể thao còn mới tại chính quốc nên các luật lệ, chiến thuật còn chưa có thống nhất, các tiện nghi còn thiếu, giáo dục thể chất phải được ưu tiên hơn bất kỳ môn thể thao trong đào tạo cơ bản.


Tuần dương King Alfred

So với đà khởi đầu khiêm nhường thì túc cầu ở Đông Dương lại được sự hưởng ứng nhiệt tình sau đó (1905-1914). Năm 1906, đội túc cầu đầu tiên của Pháp đã chính thức được thành lập tại các câu lạc bộ thể thao lâu đời nhất của Đông Dương thuộc Pháp, là Cercle Sportif Saigonnais (C.S.S). Đội bóng đá đầu tiên cùng với sân vận động quân đội lâu đời nhất của Đông Dương.


Sân vận động Mairice Long (Tao Đàn)

Trong quá trình này, hai đội mới đã được sinh ra ở Sài Gòn: Câu lạc bộ Athletic, gồm nhân viên thương mại và Câu lạc bộ Taberd, quy tụ các cựu học sinh, chủ yếu là người Âu-Á của một cơ sổ giáo dục tư nhân đạo Công giáo. Cùng thời gian đó, Chợ Lớn của người Hoa cũng tạo ra đội banh của riêng mình, Câu lạc bộ thể thao người Hoa với màu áo “đen và vàng”. Năm 1910 đánh dấu một bước ngoặt với sự hình thành quy mô đội tuyển túc cầu người Việt, đội Gia Định với màu áo “xanh da trời và trắng”. Năm 1922 đội đổi tên là Ngôi sao Gia Định sau khi dành được những giải đấu thành công của mình trong lòng công chúng Sài Gòn. Không thể phủ nhận, trong các phong trào thể thao mới nổi tại Đông Dương, bóng đá được khắc ghi một vị trí đặc biệt, đến một mức độ nào đó ngay cả banh bầu dục cũng không bao giờ có được trước hoặc sau năm 1914. Đến nổi một cựu sinh viên của Trường Y Hà Nội đã không ngần ngại nói về "cơn cuồng nhiệt" * kích hoạt bởi túc cầu trước 1914.


Đội banh đầu tiên của sân quân đội - Vô địch Nam kỳ 1909-1910

Năm 1915, một bước bổ sung được thực hiện trong các tổ chức của túc cầu khi ý tưởng này phát xuất ở Nam Kỳ thành lập một ủy ban quy tụ tất cả các chủ tịch và đội trưởng của các đội khác nhau được hình thành và đi vào hoạt động. Từ đó hình thành tổ chức Commission Sportive Interclubs (C.S.I) đầu tiên đã lãnh đạo và kiểm soát khắp Nam Kỳ trong những năm 1020. Trên ý tưởng đó, tổ chức Commission inter-club Annamite (CI. A) được hình thành. Phải nói rằng không chỉ khu vực Sài Gòn mới nhận thấy sự “bùng nổ” của các môn thể thao như đua xe đạp, tennis hay túc cầu mà nó còn lan ra cả Nam Kỳ Lục tỉnh. Từ những năm 1916-1918 đã xuất hiện nhiều đội bóng đá địa phương đã được khắc ghi vào lịch sử như: Biên Hòa Sport (1913), Mỹ Tho Sport (1917), Tân An Sport, Tân Định Sport, Chợ Lớn Sport, Gò Vấp Sport (1918), Sportive Gonconnaise (1919). Ở mạn phía tây Nam Kỳ vào năm 1915 xuất hiện đội Rạch Giá. Một cựu tuyển thủ cho biết:” Những người đá banh của chúng tôi, phần đông là những người chưa hề chạm banh vào chân nhưng với lòng nhiệt huyết, với lối chơi mang phong cách vui tươi hơn là những cú đá đẹp và các bên đều vui vẻ và thú vị hơn ". Dù muốn hay không, các trò chơi khởi đầu có phần hỗn loạn dần nhường chỗ cho một lối chơi chuyên nghiệp khi các luật lệ và nguyên tắc được áp dụng. Ở khía cạnh này, sự trở lại của hàng ngàn người Pháp và Việt Nam sau thời gian trưng dụng trong chiến tranh thế giới đã góp phần tăng cường nhân lực cho ngành túc cầu vửa được hình thành ở Việt Nam.


Đội banh của Cercle Sportif saigonnais Vô địch Nam kỳ 1911

Trong những năm 1920, túc cầu đã trưởng thành và lan tỏa  khắp Đông Dương, mặc dù sự phân bố địa lý không đồng đều. Đã có những đội túc cầu Cam Bốt và Lào rất tốt nhưng họ vẫn là thiểu số dưới con mắt của những đồng nghiệp người Việt. Ngoài ra sự phát triển riêng tại Nam Kỳ vẫn nhiều hơn so với Bắc kỳ và Trung kỳ. Trong số hàng trăm đội (của Pháp và đa số của người Việt) được liệt kê giữa hai cuộc thế chiến – trừ những đội thuần túy của học đường – thì có 67 đội ở Nam kỳ so với 16 đội ở Bắc kỳ và 5 đội ở Trung kỳ. Sự mất cân đối có vẻ hiển nhiên. Đó là sự ghi nhận của báo chí về sự phát triển vượt bậc của túc cầu Nam kỳ.

Nói chung, túc cầu luôn kích hoạt một làn sóng người hâm mộ những nơi nó đến. Trong những năm cuối thập niên 1930, các đội túc cầu nữ được hình thành là một sự bổ sung lực lượng đáng kể cho môn thể thao hấp dẫn này. Đó là những phụ nữ Việt Nam tham gia vào cuộc phiêu lưu với túc cầu và được xem như là sự “ đão lộn trật tự” đối với các quan niệm cũ về thể lực và vai trò của phụ nữ trong xã hội. Túc cầu được coi là một môn thể thao đầy bạo lực dành cho nam giới trong khi các bộ môn thể thao khác như thể dục, bơi lội thì dành cho phụ nữ. Liên đoàn An Nam đã chọn ngày 14 tháng 7 năm 1937 để tổ chức một trận đấu giữa đội nữ Sài Gòn vừa mới thành lập là đội Cái Vồn gặp đội nam của Paul Bert Sport không phải là một quyết định tầm thường! Các thành viên của Liên đoàn cũng có thể quyết định tổ chức một trận đấu giữa đội hai của phụ nữ, mà chúng ta biết vào lúc đó có ít nhất hai đội nữ khác là đội Cần Thơ và đội Huỳnh Kỳ. Hay là họ muốn cho một bài học cho các nữ túc cầu này? Hoặc nôm na hơn, họ nghĩ rằng kiểu đấu mới này sẽ có nhiều điều thú vị. Đám đông dự khán đã có những trận cười trước sự mất cân đối về thể lực "Đối diện với các cầu thủ Paul Bert tràn đầy sức lực họ trông như các bé gái đang đẩy trái bóng”.  Đội Paul Bert tỏ ra ga lăng trận đầu trận cho tới cuối trận. 

Để hiểu được sự phát triển đáng chú ý này của túc cầu ở Đông Dương, chúng ta phải đặt vào bối cảnh từ khi có sự hiện diện của chế độ thuộc địa. Kể từ những thập niên cuối của thế kỷ XIX, xã hội thuộc địa nổi lên hàng loạt các loại hình giải trí mới mẽ: cà phê, rạp chiếu phim, tản bộ trong cảnh quan mới ( công viên, vườn thực vật), khiêu vũ, thể thao (bowling, đua ngựa, tennis, đấu kiếm, điền kinh, túc cầu...) lúc đầu không thích hợp trong con mắt của người dân Việt. Các nhà chức trách thuộc địa dành cho hỗ trợ của họ cho thể thao và giáo dục thể chất, được coi là cách hiệu quả để duy trì thể lực của Pháp và phát triển các tiêu chuẩn y tế của phương Tây vào thuộc địa. Y tế và giáo dục là hướng đi của thể dục thể thao ở Đông Dương, đã được thực hành trong giới quân sự. Bởi vì nó truyền đạt các khái niệm phương Tây về cơ thể đối nghịch với những gì giảng dạy trong quá khứ của Nho giáo.

Trẻ em có thể chơi túc cầu bên những bờ sông hay trong các làng ở Nam kỳ từ trước năm 1914. Tất cả mọi người có thể đá một quả banh, mua từ các cửa hàng dụng cụ thể thao mở tại các thành phố lớn của Đông Dương hoặc tự tạo lấy. Tại các thành phố, người dân đô thị hầu hết có điều kiện tham gia trò thể thao này. Với 0.30 piastres, họ sẽ mướn một chổ trong sân vận động hay chỉ với 0.10 piastres đối với một sân đất nhỏ. Sân vận động Maurice Long (sân Tao Đàn)  ở Sài Gòn đã có 3.000 chổ vào năm 1930, trong khi sân Mayer có số lượng gấp đôi.

Từ năm 1920, báo chí cũng góp phần vào việc quảng bá túc cầu đến với độc giả như đưa các tin về hoạt động, lịch thi đấu, phổ biến luật chơi và mỗi tờ đều có “trang thể thao” riêng của mình. Phải nói báo chí là phương tiện truyền thông góp phần vào việc truyền bá túc cầu đến công chúng cả ba kỳ và tạo ra hiệu ứng lan tỏa của bộ môn thể thao này đến mọi người dân Việt Nam. Chủ nghĩa địa phương đã trở thành một động cơ mạnh mẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các đội bóng khác nhau. Trước năm 1914, và ngay cả ở những năm 1920 và 1930 đã có những giải quán quân địa phương như “ Thách đấu Héraut”, " Cúp túc cầu thành phố Chợ Lớn "...) do các câu lạc bộ rồi các ủy ban câu lạc bộ và liên đoàn như “ Giải quán quân Nam kỳ”, " Cúp Armistice " , “các thủ quân”, “miền đông”, “miền tây”…) tổ chức. Một vài cúp do báo “Thách đấu Khoa học tạp chí” đứng ra tổ chức hay do sáng kiến tư nhân hoặc để “tưởng nhớ” một cá nhân nào đó như “Cúp Nguyễn Chiêu Thống”, “Cúp Trương Văn Bền”, “Cúp Louis Công”, “Cúp bác sĩ Hoàng Gia Hợp”. Giải vô địch khác được tổ chức thường xuyên giữa các hiệp hội học đường (như của Patronnage Laïc) hoặc quân sự “Giải quán quân quân đội Đông Dương”


Đầu thập niên 1930, tất cả các tỉnh Việt Nam được coi là có một hoặc nhiều hơn các hiệp hội, câu lạc bộ thể thao và sân vận động. Đối với chính phủ Vichy thì cũng chẳng có gì mới cho phong trào thể thao Đông Dương mặc dù có sự đóng góp của Maurice Ducoroy là ủy viên thể thao đương thời đã truyền đạt tư tưởng của Pétain cho thanh niên Đông Dương. Nếu ai tin số liệu của Ducoroy, thì Đông Dương đã tăng hơn 9 lần sân vận động và cơ sở đào tạo trong 4 năm (120 vào năm 1940; 1,111 vào năm 1944).


Chiến tranh Đông Dương đã  phá vỡ các hoạt động tể thao ở các vùng có chiến sự. Bóng đá Việt Nam vẫn còn những giờ phút vinh quang vào năm 1949 khi đội tuyển quân đội Onze de France, được xếp hạng trong 7 đôi quốc tế, đã đến miền bắc Việt Nam trong một trận thi đấu mang màu sắc thể thao hơn là chính trị. Cũng trong năm đó, một dự án được đề ra: thành lập sân vận động Olympique với 40 ngàn chổ. 

[Phụ lục I]: đội bóng đá chính ở Việt Nam được xác định giữa các cuộc chiến tranh: xác định và vị trí (trừ các đội học đường và quân đội).                                                                        



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...