Đường Taberd
Đường Nguyễn Du
Con đường Nguyễn Du ngày xưa là một con đường yên tĩnh cho dù
nó nằm ở vị trí gần những con đường náo nhiệt ở trung tâm thành phố. Sự yên
tĩnh của nó là nhờ có những công trình lớn nằm dọc theo đường đó là: Bệnh viện
Grall, dinh Độc Lập và vườn Tao Đàn. Cũng như một số những con đường như tôi đã
nói từ trước là đường Nguyện Du cũng có rất ít hình ảnh về nó cho nên việc minh
họa cho bài viết gặp nhiều khó khăn.
Thời
Pháp thuộc con đường này được đặt tên Taberd. Tên này là tên của Jean Baptiste
Louis TABERD (tên Việt là Từ) sinh tại Saint Étienne, quận Loire (Pháp) ngày 18
6 1794, gia nhập Hội Truyền Giáo Nước Ngoài, trụ sở tại Paris (Société des
Missions Étrangères de Paris), thụ phong linh mục ngày 27 7 1817. Ngày 7 11
1820, rời Pháp, trên tàu Maison Saget, sang Việt Nam truyền giáo. Vào những năm
1825, 1827, theo lệnh vua Minh Mạng, các giáo sĩ người Pháp bị đưa về Dinh Cung
Quán ở Huế quản thúc, trong số này có linh mục Taberd ; nhưng nhờ tổng trấn Lê
Văn Duyệt can thiệp, nên linh mục được tự do lui về Saigon. Ngày 30 5 1830, tại
Bangkok linh mục Taberd được tấn phong làm giám mục, với hiệu tòa Isauropolis,
và được lãnh trách nhiệm coi sóc địa phận Đàng Trong, nhưng vì hoàn cảnh khó
khăn nên chỉ ở miền nam chứ không ra ngoài Huế được.
Jean Baptiste Louis TABERD
Đường Nguyễn Du có mấy điểm nổi bật mà tôi vẫn còn nhớ
là: Bệnh Viện Grall, siêu thị Nguyễn Du,bưu điện Sài Gòn, Trường Taberd, bót
Catinat (phòng triễn lãm của bộ văn hóa thông tin), bộ nội vụ, tòa pháp đình
Sài Gòn, dinh Độc Lập,bộ phát triễn sắc tộc, trường Quốc gia âm nhạc và kịch
nghệ, vườn Tao Đàn, building Meyerkord BOQ, nhà banh bowling, hội kỵ mã, tòa
đại sứ Canada.
Đường Nguyễn Du bắt đầu từ giao lộ với đường Cường Để
khi xưa giờ là Tôn Đức Thắng chạy sau lưng tòa nhà công ty Shell rồi tới ngả ba
với Chu Mạnh Trinh.
Ngả ba Cường Để - Nguyễn Du
Ngả ba Nguyễn Du - Chu Mạnh Trinh
Tổng Cuộc Thực Phẩm Quốc Gia & Siêu thị Nguyễn Du
Sài Gòn và siêu thị đầu tiên ở Việt Nam
Phạm Công Luận – Theo Thanh Niên – 26 Feb 2015
Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.
Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đến mua hàng tại siêu thị Nguyễn Du
Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo dài. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại VN các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.
Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở VN chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm…”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.
Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.
Đi trước cả Bangkok
Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị – Super Marketing Institute) mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.
Bệnh viện Grall ngày ấy và bây giờ
Bệnh viện này được xây dựng bắt đầu từ năm 1867 đến 1873, lúc đầu
gọi là hopital militaire de saigon hay hopital naval. Đây là một trong những
công trình được xây dựng đầu tiên khi người Pháp đặt chân lên Sài Gòn, nó được
kỹ sư Gustave Eiffel thiết kế và vật liệu xây dựng được gởi từ Pháp sang. Năm
1925 bệnh viện đổi tên là bệnh viện Grall để vinh danh bác sĩ Tổng Thanh tra
Charles Grall. Hiện nó là kiến trúc vững chắc nhất còn lại của thời thuộc địa.
Năm 1976 bệnh viện Grall chính thức đổi tên là bệnh viện nhi đồng II còn bệnh
viện nhi đồng I thì ở đường Lý Thái Tổ.
Đi
tới ta bắt gặp hai giao lộ với Mạc Đĩnh Chi và Lê Văn Hưu trước khi ra ngả tư
Nguyễn Du - Hai Bà trưng. Qua ngả tư chúng ta bắt gặp một bên là bưu điện Sài
Gòn, một bên là trường Taberd.
Bưu
điện Sài Gòn là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung
trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu
cùng phụ tá Foulhoux.Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết
hợp với nét trang trí châu Á.
Bên
ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi
danh những nhà phát minh ra ngành điện
tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam
nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn.
Vào
phía trên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et
ses environs, 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge,
1936.
Còn
về trường Taberd thì vào năm 1873, linh mục
Kerlan có mở một trường nghĩa thục dạy các trẻ bị bỏ rơi, trong số đó có nhiều
trẻ lai. Trường được gọi theo tên Giám mục Taberd, giám mục địa phận Nam Việt
từ 1830 đến 1840. Khi trường Adran đóng cửa, cha mẹ học sinh trường này đem con
đến theo học trường Taberd. Linh mục Kerlan thấy không đủ sức lo cho những học
trò mới liền mời các Sư huynh Dòng La San ( Jean Baptiste de La salle ) trở qua
giúp ông. Năm 1889 có chín Sư huynh từ Marseille qua. Năm sau đó, các Sư huynh
tiếp nhận trường Taberd, lúc đó có khoảng 160 học sinh mà một nửa ở nội trú. Số
học trò theo học tăng nhanh, nên năm 1891 có thêm năm Sư huynh theo qua, mở
thêm một trường nghĩa thục nằm ngay cạnh trường Taberd.
Đường Nguyễn Du chạy qua bên hông bưu điện Sài Gòn
Trường Taberd góc Nguyễn Du - Tự Do sau năm 1975
Nằm
chung phía với trường Taberd góc Nguyễn Du - Tự Do ngày xưa là bót Catinat, Đầu
tiên năm 1912 nó là Trésor public (Kho
bạc, nha ngân khố) sau khi kho bạc được xây xong ở đườnh Charner thì nơi này
được dùng làm bót cảnh sát thường được gọi là bót Catinat. Thời VNCH nơi này
được sử dụng làm bộ nội vụ.
\
Bộ nội vụ VNCH góc Nguyễn Du - Tự Do
Bên kia đường là tòa
nhà của bộ nội vụ. Nơi mấy người lính đứng vào ngày 27/10/1963 đại đức
Thích Thiện Mỹ tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đi qua hai ngả tư nữa là ngả tư Pasteur - Nguyễn Du và Công Lý - Nguyễn Du là chúng ta gặp hông của tòa Pháp Đình Sài Gòn.
Ngả tư Công Lý - Nguyễn Du
Pháp đình Sài
Gòn được xây dựng từ năm 1881 đến 1885 do thiết kế của kiến trúc sư người Pháp
là Marie - Alfred Foulhoux (1840-1892) theo phong cách tân cổ điển. Khi xưa các
tù nhân bên khám lớn (sau là đại học văn khoa rồi thư viện quốc gia) được
chuyển qua đây xét xử.
Bên phải là hông
của dinh Độc Lập kéo dài qua ngả ba Nguyễn Trung Trực tới giao lộ Huyển Trân
công chúa và Thủ Khoa Huân. Ngày xưa đường Huyền Trân công chúa bị ngăn bởi
hàng rào kẽm gai để bảo vệ cho dinh.
Bước qua giao lộ này là
bộ phát triển sắc tộc của do các ông Paul Nưr, Ya Ba, cuối cùng
là ông Nay Luett (Nay Louette), một lãnh tụ Gia Rai là chúng ta
tới trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn khi xưa là trụ sở Hội Hòa
tấu Nhạc cụ của thời Pháp (Société Philarmonique) nằm ở 112 đường Nguyễn
Du.
Bên trái đường khi xưa
là bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ tại Việt Nam.
Phòng tra Ma Cabane
Qua trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn là cổng
sau của công viên Tao Đàn. Ở Đây có miếu ngũ hành và khu mộ của ông Lâm
Tam Lang là họ hàng với nhạc sĩ Lam Phương (đời thứ 7).
Miếu Ngũ Hành
Đường Nguyễn Du nhìn từ đường Trương Công Định
Tại đây bên kia đường là building Mayerkord BOQ của Mỹ khi xưa.
Qua giao lộ này tới ngả ba Đặng Trần Côn nhìn về phía tay
phải bên vườn Tao Đàn chúng ta thấy hội kỵ mã.
Hội kỵ mã chụp từ building Mayerkord
Cũng tại ngả ba này nhìn về bên trái chúng ta bắt gặp một phòng
bowling. Đây là phòng bowling Alley đầu tiên tại Việt Nam.
Đường Nguyễn Du chấm dứt tại giao lộ với đường Lê văn Duyệt ra ngả
sáu Sài Gòn. Tại đây phía tay trái là tòa đại sứ Canada tại Sài Gòn.
Hội chợ năm 1947 tại ngả ba đường Nguyễn Du - Lê Văn Duyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét