Đại lộ La Somme
Đại lộ Hàm Nghi
Đại lộ Hàm Nghi là trục lộ quan trọng của
trung tâm Sài Gòn cùng các đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo nhưng tới giờ
rất ít tư liệu viết về con đường này cũng như về phần hình ảnh xưa chỉ tập
trung ở các khu vực như chợ Cũ, tòa đại sứ Mỹ cũ, phần giáp bến Bạch Đằng. Khi
tra các tư liệu của Pháp về con đường de la Somme cũng khó kiếm được các bài viết
đầy đủ nên trong phạm vi bài này tôi chỉ tập trung vào những điểm đặc biệt.
Đại lộ Hàm Nghi nằm
trên địa bàn quận 1 Sài Gòn có chiều dài gần một cây số, chiều rộng mặt đường
khoảng 56 m đi qua các giao lộ với Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Pasteur, Tôn
Thất Đạm, Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu), Hải Triều và chấm dứt tại bến Bạch
Đằng (Tôn Đức Thắng).
Trước khi người
Pháp xâm chiếm con đường này là một rạch lớn, về sau người Pháp cho xây dựng
hai bên rạch hai con đường mang cùng số 3 năm 1863. Đến năm 1865 hai
đường này đổi tên này là đường Canton bờ phía bắc rạch và đường Dayot bờ phía
nam rạch. Đến năm 1870 người Pháp cho lấp con rạch mở rộng nhập hai con đường
này lại lấy tên là Canton theo quyết định 14/5/1877 của thống đốc Nam Kỳ. Ngày
24 tháng 2 năm 1897 lại tách ra hai con đường và ở giữa có một tiểu đảo. Đường
phía Bắc đặt tên là đường Krantz, đường phía Nam là đường Duparré. Ngày 22
tháng 4 năm 1920 lại nhập chung hai đường lại và đổi tên là de la Somme. Trận Somme diễn
ra vào mùa hè và mùa
thu năm 1916, là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến
tranh thế giới thứ nhất. Với con số thương vong
hơn 1 triệu người, đây được xem là một trong số những trận đánh đẫm
máu nhất trong lịch sử loài người. Năm
1935 lại đổi là allées Ricquebourg.
Khi Pháp ra đi, năm 1955 chính phủ quốc gia Việt Nam đặt tên
đường này là Hàm Nghi và tên này được giữ tới ngày hôm nay.
Đường
Hàm Nghi một thời là nơi phát xuất của các xe tramway đi các tuyến trong thành
phố Sài Gòn cũng như các tuyến xe lửa đi qua cảng và về nhà ga Sài Gòn. Nhà ga
sài Gòn đầu tiên được thiết lập trên đường Hàm Nghi gần bến Bạch Đằng về sau
dời về khu vực chợ Bến Thành.
Tramways chạy bằng đầu máy hơi nước loại nhỏ trên đường Hàm Nghi (de La Somme)
Dấu vết đường ray còn lại trên đường Hàm Nghi trước năm 1975
Với số tư liệu ít ỏi trong phạm vi bài
này tôi chỉ có thể chú ý vào các điểm quan trọng trên đường Hàm Nghi như: Tòa
nhà hỏa xa, đài Pháp Á, Ngân hàng Việt Nam thương tín, Ngân hàng BFC, khu chợ
chim, chợ cũ, tổng nha thuế vụ.
1.
Tòa nhà sở hỏa xa Sài Gòn:
Tiền
thân là trụ sở Chemins de fer de l’Indochine (CFI) được xây dựng từ năm 1910 và
khánh thành năm 1914 dùng làm văn phòng điều hành mạng lười xe lửa phía nam.
Tháng 5 năm 1952 trở thành trụ sở hỏa xa Việt Nam nằm dưới sự quản lý của bộ
công trình công cộng và vận tải.
Những năm từ 1965 đến 1966
mặt tiền nơi đây là pháp trường để xử những phần tử chống đối chính quyền và
tội phạm nguy hiểm, trường hợp như Tạ Vinh, Lê Văn Khuyên..
2. Đài Pháp
Á:
Nằm
ở góc ngả tư Hàm Nghi - Công Lý là tòa nhà xưa kia là đài phát thanh Pháp Á.Đài
phát thanh Pháp Á là một đài phát thanh Pháp đã phát sóng từ năm 1950 đến 1956
từ Sài Gòn Đông Dương thuộc Pháp và chuyển giao cho Việt Nam Cộng Hòa vào năm
1955. Đài này đã phát thanh bằng tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Quảng
Đông và English. Nhân viên sử dụng cho đài là 140 người, trong đó một nửa là
người Việt Nam, kể cả giọng nói của ông Jacques Chancel. Máy phát của đài là
một trong những máy mạnh nhất trên thế giới, bao gồm vùng Viễn Đông, Ấn Độ, và
một phần Châu Đại Dương và Bắc Âu. Sự khai sinh của đài là kết quả của một thỏa
thuận Pháp - Việt từ năm 1949, từ đài tiếng nói của Pháp khi xưa là đài phát
thanh Sài Gòn, được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam trong 1950. Đài dừng phát
sóng Tháng tư 1956 theo yêu cầu của Ngô Đình Diệm, tổng thống của Việt Nam.
Ông Hoàng Cao Tăng, cố giám đốc đài phát thanh Pháp Á (RADIO
FRANCE ASIE) Với vai trò được đảm nhiệm này, ông đã đóng góp rất nhiều công lao
trong việc duy trì và phát huy nền âm nhạc Việt Nam trong những thập niên 50
& 60. Trong thời gian tại chức, ông đã tổ chức thường xuyên những cuộc
tuyển lựa ca sĩ và tài tử trong nhiều lãnh vực như thi ca, tân nhạc, cổ nhạc …
để tuyển chọn những tài năng cho nền nghệ thuật sân khấu của đất nước, và chính
ông đã khám phá, nâng đỡ biết bao nghệ sĩ đã thành danh trong nhiều lãnh vực
khác nhau, điển hình là ca nhạc sĩ Duy khánh, nghệ sĩ đa dạng Hùng Cường, nghệ
sĩ Tùng Lâm, Vân Hùng, Bích Thủy, ca sĩ Thanh Vũ, ca sĩ Băng Tâm, ca sĩ Minh
Trang (hiền thê của cố ns Dương Thiệu Tước), thành lập ban nhạc thiếu nhi Tuổi
Xanh của bà Kiều Hạnh, trong đó có ca sĩ Mai Hương vv…
Ông cũng đã ưu ái giúp đỡ rất nhiều cho nhạc sĩ Phạm Duy cùng
ban hợp ca Thăng Long với Hoài Bắc Phạm Đình Chương, ca sĩ Thái Thanh … và tạo
điều kiện cho họ được trình diễn, cũng như phổ biến những sáng tác khi những vị
này mới di cư vào trong miền Nam vv…
Tòa
nhà nóc hình củ hành của đài phát thanh Pháp Á nay không còn nữa.
Đài phát thanh Pháp Á
Thiệp chúc mừng giáng sinh của đài
Lịch phát thanh của đài
Đoạn ghi âm lời chia tay của ban biên tập đài Pháp Á cách đây 60 năm
The Vinh Loi Bachelor Officers' Quarters, 129-131 Ham Nghi Boulevard, Saigon, South Vietnam, 1965.
Đường Hàm Nghi & Công Lý, bên phải trong hình là
trường Kỷ Thuật Cao Thắng và chợ Chim, Chó
Giao lộ Hàm Nghi-Pasteur. Tòa nhà bên phải là Ngân Hàng Giao thông,
bên trái là Nha tổng giám đốc thuế vụ
4. Ngân hàng Việt Nam Thương tín:
5. Ngân hàng Franco - Chinoise BFC:
trường Kỷ Thuật Cao Thắng và chợ Chim, Chó
Giao lộ Hàm Nghi-Pasteur. Tòa nhà bên phải là Ngân Hàng Giao thông,
bên trái là Nha tổng giám đốc thuế vụ
Nha tổng giám đốc thuế vụ
3.
Chợ cũ - chợ chim chợ chó:
Đầu
tiên chúng ta nói đến chợ chim chợ chó. Nó bắt đầu từ ngả tư Hàm Nghi - Công Lý
kéo dài qua khỏi ngả tư Hàm Nghi - Pasteur. Ở đoạn đầu từ vách tường của trường
kỹ thuật Cao Thắng trở đi người ta buôn bán dọc theo lề đường còn cuối đoạn
qua giao lộ Pasreur thì người ta bán trong nhà. Nói là chợ chim chợ chó
chứ thực ra bán nhiều loại động vật lắm. Ở đây tôi nhớ thời còn quân đội Mỹ, đã
có nhiều người lính Mỹ bị gạt khi mua những con chó có đốm, có sọc thật ra là
được nhuộm bằng màu. Trong khu này còn những gian hàng bán các loại băng tape,
cassette, phim cuộn các hiệu Kodak, Fuysi,..., các máy chụp hình và thượng vàng
hạ cám các món vật dụng khác như đồ sắt, bánh mì.
Còn
chợ cũ. Tại sao gọi là chợ cũ? Có phải hồi xưa đã tồn tại một cái chợ rồi chợ
này dời về chợ mới. Nói đến đây có rất nhiều người Sài Gòn những thế hệ
sau về sau cuối thế kỷ 19 đều lầm tưởng là chợ cũ nằm ở đường Hàm Nghi, thật ra
nó nằm ở đường Nguyễn Huệ (Charner) ở vị trí mà sau đó tòa Trésor à Saigon được
xây dựng thay thế vào khi người Pháp xây xong ngôi chợ mới. Ngôi chợ này kéo
dài mặt sau ra tới đường Võ Di Nguy sau này.
Xem
bài "Chợ Bến Thành"
: http://thaolqd.blogspot.com/2015/02/cho-ben-thanh-ben-thanh-may-man-con.html
Chợ chim chợ chó bên vách tường trường kỹ thuật Cao Thắng
Ngả tư Hàm Nghi - Tôn Thất Đạm
Tiệm thịt Thái Hưng số 48 Hàm Nghi
Đi tới góc Hàm Nghi - Võ Di
Nguy, ta thấy tiệm An Lợi Hiếu nằm ở góc giao lộ. Giờ tiệm này không còn mà thế
vào đó là tiệm bánh Như Lan.
4. Ngân hàng Việt Nam Thương tín:
Bên kia ngả tư Hàm Nghi -
Tôn Thất Đạm là một tòa cao ốc xưa kia là trụ sở ngân hàng Việt Nam thương tín.
Tòa nhà Ngân hàng Việt Nam Thương Tín góc Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm đang xây dựng (nay là Vietinbank). Bên phải màu vàng là Tổng Nha Thuế Vụ, góc Hàm Nghi-Pasteur.
ĐL Hàm Nghi, bên phải là Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín
Tòa nhà tại 32 Hàm Nghi
(giao lộ Hàm Nghi -Hải Triều) ban đầu được xây dựng vào năm 1925-1926 là trụ sở
của Société Financiere française et Coloniale (Tổng công ty Tài chính và thuộc
địa Pháp, SFFC), một công ty cổ phần lớn thành lập năm 1920 với số vốn 30 triệu
Francs của tỷ phú doanh nhân và cựu ngoại giao Octave Homberg (1876-1941).
Năm 1939, tòa nhà trụ sở
SFFC được bán cho Banque Franco-Chinoise pour la commerce et l'industrie (Ngân
hàng Pháp - Trung về Thương mại và Công nghiệp, BFC), mà trước đây được đặt tại
160 đường Mac -Mahon [Công Lý]. BFC di dời tất cả các hoạt động của nó về số 32
boulevard de la Somme, mở rộng hoạt động của mình, loại bỏ mái vòm cũ của tòa
nhà bổ sung thêm một tầng.
Trụ sở của Société Financiere française et Coloniale
Tờ quảng cáo của Société Financiere française et Coloniale
Về sau là Banque Franco-Chinoise pour la commerce et l'industrie, ta thấy nóc hình củ hành đã bị phá bỏ để thêm một tầng lầu.
Banque Franco-Chinoise thời VNCH
Banque Franco-Chinoise trong thời gian đại sứ quán Mỹ (cũ) bị đánh bom
7. Tổng nha thuế vụ:
6. Tòa đại sứ Mỹ (cũ):
Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ đầu
tiên tại 39 Hàm Nghi là nơi mà nhân viên CIA Alden Pyle mà tác phẩm "người
Mỹ thầm lặng" của Graham Greene đề cập. Ngày 30 tháng 3 năm 1965, nó đã trở
thành mục tiêu của một vụ đánh bom xe, bởi Lực Lượng Đặc Biệt đội F21 của
MTGPMN , đã giết chết 22 người bị thương và 183, việc di chuyển Đại sứ quán Hoa
Kỳ vào năm 1967 về một vị trí an toàn hơn tại số 4 đại lộ Thống Nhất (Hiện tại
Lê Duẩn). Hôm nay, tòa nhà tại 39 Hàm Nghi là Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là tòa đại sứ đầu tiên đặt tại Sài Gòn khi Hoa Kỳ công nhận chính
phủ Bảo Đại vào năm 1950.
Xem chi tiềt ở: http://thaolqd.blogspot.com/2015/06/ngay-ay-va-bay-gio-381.html
7. Tổng nha thuế vụ:
Khởi đầu nó nhà ông Wangtai
(Vương Đại) được dùng làm tòa thị trường thành phố ngày 4 tháng 4 năm 1867, tháng
11 năm 1867 lại dùng làm phòng Commerce et de tribunal de commerce và sau đó là
khách sạn Cosmopolitan, là một thương gia người Hoa, bang trưởng bang Quảng
Đông, rất giàu có và có thế lực ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Về sau kiến trúc sư
Foulhoux xây dựng lại từ năm 1885 đến 1887 biến nó thành hotel des douanes et
régie.
Thời VNCH nơi này là tổng
nha quan thuế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét