Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Những Con Đường Xưa Tôi Đi

                    Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại vùng Bàn Cờ - Vườn Chuối,  Sài Gòn, tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức" 

         KỲ 10

Từ Ngã Sáu cộng Hòa hướng về Ngã Bảy Phan Thanh Giản (nay Điện Biên Phủ) có con đường Nguyễn Thiện Thuật mà tôi đã giới thiệu Bánh Mì Hà Nội trong những lần trước. Thật ra vùng Bàn Cờ rất nỗi danh với các con đường từ 40 năm trước, đó là Nguyễn Thiện Thuật, Bàn, Phan Đình Phùng (nay Nguyễn Đình Chiểu và Cao Thắng. Xéo xéo Bánh Mì Hà Nội phía bên phải là con hẽm 16/93, đi sâu vào tận cùng là nơi gia đình tôi từng cư ngụ trong những năm 60. Thời đó, ít gia đình có TV và dĩ nhiên là truyền hình trắng đen, dù đài Mỹ (BT11) hay đài Việt (THVN9), cho nên nhà nào có vô tuyến thì hay rũ hàng xóm đến xem chung cho vui. Giống như máy vi tính đầu tiên của IBM năm 1981. Truyền hình khi đó mở gần năm phút mới có hình. Trong sự chờ đợi của người xem. Có hai phe, người thích thích xem CL (phần đông là phụ nữ), kẻ thì thích đài Mỹ dù không biết tiếng Anh nhưng cũng khoái xem các phim hành động của Mỹ : Mission Impossible, Combat Mỹ đánh Đức. Tôi nhớ khi ấy tôi thích Đức hơn vì thấy họ ăn mặc sạch sẽ hơn lính Mỹ.  Nhưng chả hiểu sao lúc nào Đức cũng thua, cho nên tiếng mình có cụm Đức...đứt.  Bộ phim ảo tưởng Star Strek ngày xưa đã có, nhà tôi hay gọi là phim Lỗ Tai Voi (diễn viên Leonard Nimoy có lỗ tai giống Lỗ Tai Voi).



Leonard Nimoy + William Shatner trong Star Strek 1968)

Tôi còn nhớ một bộ phim nước ngoài (US?) mà mấy thập niên trôi qua tôi vẫn còn nhớ, nó mang tên Người Đi Trên Không Gian với tên người máy (Robot) thật thông minh. Và bộ phim Pháp ấn tượng (phim tập của Pháp) mang tên Kho Tàng Bí Mật với chú Bateau (con tàu), người đac dám đạp xe từ tầng 2 tháp Effeil xuống chân tháp. Cùng với thiếu niên Dũng và Mimi, họ đã trở nên giàu có khi khám phá ra Kho Tàng Bí Mật. 

Tôi còn nhớ CL thì Sài Gòn khi xưa lâu lâu bị cúp điện (cắt điện) nên có khi xem đoạn đầu, đoạn cuối mà thiếu đoạn giữa. Khi xưa theo trí nhớ của tôi thì ngoài những tuồng trình diễn tại rạp, các nghệ sỹ đến tận đài truyền hình để thâu trong studio thì hình ảnh dù trắng đen những rất rõ nét. Nhà tôi cũng thích xem đài Cần Thơ. Nhưng SG mà muốn bắt đài miền Tây thì không phải dễ khi ấy.

Xin trở lại con hẽm 16/93 (ngày nay vẫn còn, trông không khác ngày xưa. Tôi chỉ thấy cái khác là ngày xưa đường đất, bây giờ là đường tráng nhựa.

Vài ảnh của con hẽm chụp vào giữa năm 2013 và đầu năm Giáp Ngọ.



Hẽm 16/93 bên phải từ đầu đường Nguyễn Thiện Thuật.




Rẽ phải, đi tận cùng chỉ có thể quẹo trái là hướng về xóm nhà tôi khi xưa. Trước đó con hẽm bên trái đi thông ra đường Nguyễn Đình Chiểu gần chùa Kỳ ViênTiệm tạp hóa Vĩnh Phát ngày nay không còn. Vào thật 60, con đường Nguyễn Đình Chiểu về đêm (nữa đêm giới nghiêm đến 5g sáng) rất vui với nhiều ánh đèn màu. Bánh Mì Hà Nội vẫn còn nhưng khi xưa có chiếc xe bánh mì Tám Lự mà các học sinh trong xóm rất thích ăn quà sáng.


Con đường hẽm của xóm tôi ngày xưa. Cuối đường là trường THPT cấp 1 Phan Đình Phùng, ngày nay vẫn còn.


Vẫn con hẽm 16/93 từ trường Phan Đình Phùng đi ngược ra đường Nguyễn Thiện Thuật vào mồng một Tết Giáp Ngọ.


+

+

+

Ảnh mồng một Tết Giáp Ngọ
Nếu đi lùi lại thì đụng ngay trường THPT cấp 1. Hình ảnh ngày nay thì có vẽ hoành tráng quá nhưng khi xưa là ngôi trường công lập cũ kỹ với bụt gỗ, bàn ghế cũng bằng gỗ và lối đánh vần rất VN thời ấy chắc ngày nay không còn. 


Vào những năm 60, khu này cũng như nhiều khu lao động khác không được cấp nước từ công ty điện lực, thế là tối tối, dân trong xóm hay ra tận phông tên (fontaine) gần đường cái Nguyễn Đình Chiểu để lấy nước gánh về. Khi ấy từng có nghề gánh nước mướn, những ai có tiền mà không muốn lao động vinh quang thì có thể thuê các cô gái làm việc này. Nhà chúng tôi không giàu có gì nhưng có chiếc xe tải Peugeot của chủ cho mượn nên đi lấy nước mỗi chuyến có thể mang về cả 10 thùng một chuyến. Về tới nhà thì cho vào lu để trử. Có hộ quá lười thì chờ hứng nước mưa, nằm nhà hả miệng chờ sung rụn!  



+

Nhà chúng tôi đây rồi, bây giờ là cửa hàng thực phẩm. Ngày xưa có sân thượng, tối tối hay lên đó hóng mát vừa xem máy bay đi tuần. Ôi, mới đó mà đã trên dưới nữa TK. Căn nhà có vẽ dài như nhiều người nghĩ, thật ra tư nhân mua lại cả 3 căn : 16/93/25 và 16/93/27.

Đối diện là nhà của chị G., bạn của chị tôi, nhà nay đã dọn đi nơi khác và là sở hữu của rạp Thăng Long. Hình ảnh đang bị đập bỏ vì đang được xấy ra khu giải trí cùng tên. Kế bên là phía sau rạp Thăng Long. Vào thập niên 60 là nhà riêng của ông chủ rạp hát Việt Long.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...