Những Con Đường Xưa Tôi Đi
Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại Chợ Lớn tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức" vì đối Chợ Lớn mặc dù thời đó tôi cũng có đi nhưng rất ít vì thế những chi tiết tôi hầu như không biết hoặc biết quá ít.
KỲ 1
Dưới đây là những hình ảnh quốc nội ngày nay mà tôi đã ST được từ vài bạn hữu đang cư ngụ tại TP HCM. Nhìn ảnh nay để nhớ kỷ niệm xưa, xin mượn đất VSF để cùng ôn lại với bạn bè bốn phương từng chia sẽ vui buồn của dĩ vãng. Như ảnh hồi ký, đương sự sẽ viết từ từ khi có thời gian...
Có một dạo gia đình tôi sống tại Q5. Khi xưa là Đại Lộ Thành Thái (An Dương Vương) gốc Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú). Phía bên kia hướng về ĐL Hùng Vương / Sư Vạn Hạnh / Trần Nhân Tôn đa số là dân Việt. Ai từng ở khu này vào đầu thập niên 70 chắc còn nhớ tiệm tạp hóa Từ Lập, xéo xéo hướng về bùng bình Cộng Hòa Q3 có tiệm phở Nguyễn Hoàng ăn ngon hết xẩy. Chỉ là thời đó tiệm đó không mở cửa buổi tối. Muốn ăn khuya phải chạy ra đường Đinh Tiên Hoàng Tân Định hay Vùng La Cai ĐL Nguyễn Tri Phương. Bên kia ĐL Thành Thái là khu bán vỏ xe của Ba Tàu (Xí Xô Xí Xào), bạn quẹo trái hướng bến xe Vũng Tàu - Biên Hòa đi ngang qua rạp Hào Huê hướng về vùng La Cai mới 'xực' được mì xào dòn mỗi tối. Người Hoa (Trung) bán mì ăn rất ngon kể cả mì gỏ. Khu nhà này của BV Phước Kiến, trên lầu riêng, dãy tầng trệt cũng riêng mà nhà thương thường cho thuê để ở hay kinh doanh. Nhìn hình ảnh ngày nay sao hoành tráng quán quá. Hai mươi năm trước đây nhà chúng tôi đã thuộc một cán bộ, ông mới tập tành kinh tế thị trường cho mở ra quán cà phê cát xét ôm.
Có lẻ ôm riết cũng chán nên ông bán lại cho tư nhân để ngày nay trở thành 3 căn Tuấn Anh đồ da.
Có một dạo gia đình tôi sống tại Q5. Khi xưa là Đại Lộ Thành Thái (An Dương Vương) gốc Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú). Phía bên kia hướng về ĐL Hùng Vương / Sư Vạn Hạnh / Trần Nhân Tôn đa số là dân Việt. Ai từng ở khu này vào đầu thập niên 70 chắc còn nhớ tiệm tạp hóa Từ Lập, xéo xéo hướng về bùng bình Cộng Hòa Q3 có tiệm phở Nguyễn Hoàng ăn ngon hết xẩy. Chỉ là thời đó tiệm đó không mở cửa buổi tối. Muốn ăn khuya phải chạy ra đường Đinh Tiên Hoàng Tân Định hay Vùng La Cai ĐL Nguyễn Tri Phương. Bên kia ĐL Thành Thái là khu bán vỏ xe của Ba Tàu (Xí Xô Xí Xào), bạn quẹo trái hướng bến xe Vũng Tàu - Biên Hòa đi ngang qua rạp Hào Huê hướng về vùng La Cai mới 'xực' được mì xào dòn mỗi tối. Người Hoa (Trung) bán mì ăn rất ngon kể cả mì gỏ. Khu nhà này của BV Phước Kiến, trên lầu riêng, dãy tầng trệt cũng riêng mà nhà thương thường cho thuê để ở hay kinh doanh. Nhìn hình ảnh ngày nay sao hoành tráng quán quá. Hai mươi năm trước đây nhà chúng tôi đã thuộc một cán bộ, ông mới tập tành kinh tế thị trường cho mở ra quán cà phê cát xét ôm.



Và ngay gốc Thành Thái - Huỳnh Mẫn Đạt, ngày xưa là tiệm ăn của Tàu, tuy dơ dáy nhưng thức ăn cũng ngon lắm, bánh bao, xíu mại, hủ tiều, mì... NHớ buổi trưa thức dậy tôi hay đem theo 1 trứng vịt đến trước tiệm này, có xe bột chiên của bà xẩm bán ăn ngon hết xẩy.

Kế bên là nhà thương Phước Kiến. Tuần nào cũng có đám ma, mỗi lần đi ngang qua đó tôi cũng cắm đầu chạy thụt mạng như bị ma đuổi.


Ở cuối đường Thành Thái (ADV) bên trái là bến xe Vũng Tàu, nhớ sáng sớm 5g trời còn tối hù bọn tôi hay ra bến xe mua khúc bánh mì chả lụa ăn sáng. Hôm nào túng tiền chỉ đủ mua gói xôi hay bắp. Nhà Hàng Á Châu ngày xưa là một quán nước của người Hoa. Các tiệm ăn của họ thường dơ dáy, phải vào Chợ Lớn mới có vài tửu lầu sang trọng, bọn tôi rất thích khăn nóng và thơm để lau mặt.

Hướng về Chợ Lớn là ĐL Hồng Bàng (nay An Dương Vương), bên phải là phòng mạch BS Dzũng, gần như đối diện chợ An Đông. Kế bên là có vài lớp dạy thêm Anh Pháp văn. Tôi nhớ có học chơi tiếng Anh tại đây vào những năm 70. Và tôi nhớ ông thày dạy phát âm chữ Ô Teo -Hotel). Khi ấy tôi chỉ biết tiếng Hotel đọc theo Pháp nên ngạc nhiên lắm và tự nghĩ rằng chắc thày nói khách sạn nhỏ bị teo lại chứ gì?

(Còn Tiếp)
HP. Bắt đầu viết từ Paris vào tháng Ba 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét