Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

MÀU HOA PHƯỢNG


            
          Một mùa hè nữa sắp về. Một lần nữa ký ức của chúng ta lại hiện về ngôi trường thân yêu với những tàn phượng vĩ nằm im ắng trong sân trường. Không biết từ bao giờ cây phượng vĩ đã vào nước ta nhưng tôi chắc chắn nó bắt đầu xuất hiện ở nước ta vào thời Pháp thuộc. Người Pháp đã mang cây phượng vĩ từ đão Madagascar (Châu Phi) vào Việt Nam, từ đó nó trở thành biểu tượng của tuổi học trò. Mỗi độ hè về hoa phượng nở đỏ thắm cũng là lúc chia tay rời trường lớp, những học trò nào lớp cuối cùng trung học thì coi như là chia ly với ngôi trường, rời xa những năm tháng học hành để bước vào đời.
          Thuở xa xưa những sĩ tử nào có biết hoa phượng là gì. Họ học hành hầu như quanh năm, chú tâm vào Tứ thư Ngũ kinh bên cạnh ông thầy già. Chúng ta cũng cám ơn người Pháp mặc dù đô hộ chúng ta nhưng họ cũng mang đến cho chúng ta một loài cây thân thương với phương pháp giáo dục mới đã làm thay đổi đời sống tinh thần của các  học trò Việt nam thuở đó. Phượng vĩ  (họ Fabaceaecó nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh. Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.
        Thế là các ngôi trường theo kiểu mới mọc lên từ các xã đến thị xã thành phố với một khoảng sân ở giữa trồng vài cây phượng vĩ. Cứ mỗi niên khóa sắp chấm dứt thì hoa phương nở đỏ trên cành và cứ như thế năm này qua tháng nọ không biết tự bao giờ nó trở thành loài hoa của học trò. Không biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ đã có những tác phẩm viết về loài hoa này nhưng có lẽ nhạc sĩ Thanh Sơn thành công hơn cả với hai bài Phượng buồn và Nỗi buồn hoa phượng. Còn với đám học trò tụi mình có người lượm vội một cành hoa phượng ép vào trang vở để lưu lại những ký ức để rồi năm tháng trôi qua tình cờ lục lại cánh phượng ngày nào giờ đã khô rớt ra cùng với kỷ niệm ùa về. Đám học trò của mình ngày đó còn có thú lột búp phượng để chơi trò đá gà hay trong lớp học nhìn qua cơn mưa những cánh phượng ướt đẩm trôi theo dòng nước mà thấy thương thêm trường lớp.

                                                      Phượng buồn

                                                 Nỗi buồn hoa phượng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...