Trò chơi trẻ con ngày
xưa
Các bạn cũng như tôi đều có một khoãng đời niên thiếu, một cái thời khi kỹ thuật chưa có những bước tiến vượt bậc như hiện nay chen vào cuộc sống của chúng ta để chúng ta được sống trong những mộng mơ, trong những hào hứng qua các sinh hoạt vui chơi tập thể. Cái không khi ngày ấy rất khoáng đạt, bọn con nít tụi mình tha hồ vùng vẫy, chạy nhảy trong sân trường hay các xóm nơi tụi mình cư ngụ chứ không như bây giờ đám con nít đã tự đánh mất tuổi thơ bên chiếc điện thoại di động, những cái epad hay trong các tiệm net. Con nít ngày nay không còn tháo vát, không dám "dãi nắng dầm sương" như các cha ông ngày trước. Con nít ngày nay bận chúi mũi vào việc học, học ở trường rồi lại học thêm đủ thứ. Ở trong xóm thì không có ai vui chơi hết nhà nào biết nhà đó cộng thêm cha mẹ chúng lo ngại chúng nhiễm những thói hư tật xấu khi giao du với bạn bè cùng trang lứa. Đó là một thực tế của xã hội Việt nam hiện nay.
Tôi còn nhớ ngày xưa khi tôi còn ở đường Tự Đức Đa Kao hay ở đường Yên Đỗ, bọn chúng tôi cứ mỗi giờ tan học đều tụ tập nhau chơi trò chơi nào là năm mười, tạc lon, dích hình,nhảy cao; bắn bi,... đám con gái thì chơi nhảy dây, đánh banh đũa, ăn ô quan, nhảy cò cò,....Đến khi vào trường học tôi cùng các bạn cũng chơi lại mấy trỏ này. Đó là một quãng đời đáng nhớ của chúng ta chỉ còn đọng lại trong ký ức. Nhân đây tôi xin trích một phần bài đã d0a8ng trên mạng nói về các trò chơi xưa. Bài này tôi chỉ lấy một đoạn và bỏ hết số hình minh họa vì quá nhiều. Nếu ai muốn đọc đầy đủ xin vào trang blog của bạn Nguyễn Đạt để xem.
Đồng dao và trò chơi trẻ con
Chúng ta đang ở đầu thế
kỷ XXI. Mai sau, dù có bao giờ, phần sưu tầm biên khảo nhỏ nhoi này mong còn
được đôi khi lần giở trước đèn, để may ra có người mở trang sách cũ tìm hiểu về
đất lề quê thói, thấy rõ ràng kho tàng văn học dân gian đặt nặng giáo dục gia
đình trên vai người mẹ. Những lời ru ca dao ạ ơi ời hà hơi văn hóa mẹ vào tâm
hồn trẻ từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi chập chững lững thững những trò chơi
đi kèm đồng dao, để từ đó vững bước vào xã hội. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát
chơi mà học thật. Học làm NGƯỜI.
Đồng dao, đồng diêu: câu
hát chơi, con nít hay hát. Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus
Của, trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam, xuất
bản năm 1895 tại Sàigòn.
36 năm sau,
Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo Việt Nam Tự Điển, Mặc Lâm xuất bản
tại Hà Nội năm1931 và Nhà In Imprimarie Trung Bắc Tân Văn phát hành, cũng
định nghĩa ngắn gọn. Đồng dao: câu hát trẻ con. Hơn thế kỷ sau, tức là cả
103 năm sau, Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, do Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hànhnăm 1998, định nghĩa đồng dao: lời
hát truyền miệng của trẻ con, nhưng không đưa ra một câu nào.
Đồng dao được truyền từ
đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có
khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng. Tác giả hẩu hết vô danh, hay
nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả.
Dạy con từ thuở lên ba,
nhưng từ lúc lọt lòng mẹ qua ba tháng biết lẩy
bẩy tháng biết bò cho đến khi lổm ngổm tập ngồi bi bô tập nói lựng
chựng bước đi, với Việt Nam ta, tiếp nối lời mẹ ru, đồng dao giữ phần quan
trọng trong giáo dục gia đình, chuẩn bị cho trẻ đến trường với khoa sư phạm áp
dụng phương pháp giúp trẻ con vừa vui chơi giải trí vừa học hỏi, phát triển các
khả năng cơ thể và mở mang trí tuệ. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học
thật.
Thuở ban đầu, đồng dao
chỉ được truyền miệng, nhưng nhờ ngắn gọn đơn giản ba, bốn
hoặc năm chữ, có khi ngô nghê, nhưng vần điệu tiết tấu nhịp nhàng nên
rất dễ hiểu dễ nhớ. Về sau, rất nhiều bài đồng dao được đặt nhạc nên được phổ
biến rộng rãi. Trong hàng trăm bài đồng dao truyền miệng và hàng ngàn bản nhạc,
chúng tôi chỉ nêu một số bài đồng dao truyền miệng từ Bắc qua Trung vào Nam,
còn nhớ hoặc tìm tòi sưu tầm được, và đồng dao được phổ nhạc, cùng một số nhạc
phụ lục. Chuyện bổ túc theo đà tiếp nối rất dễ dàng thuận tiện.
Trò chơi trẻ con ngày
xưa
( Sưu tầm và biên soạn)
Các nhà giáo dục băn khoăn, loay hoay đi tìm một phương pháp
giáo dục trẻ em thật sự có hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ
thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em.
Làm sao có thể yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòi
vĩnh tiền bạc của cha mẹ để xúm xít bên những trò chơi điện tử, những karaoke,
hay vào những trang web không hợp với lứa tuổi? Cũng như trước đây, ta đã từng
chứng kiến sự tràn ngập của khối vuông rubic lăn tròn trên tay chẳng những ở
trẻ em mà cả người lớn nữa.
Ở đây, ta không nói
chuyện được - mất trong những trò chơi đó. Nhưng có lẽ hầu như chúng ta đã lãng
quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn: đó là kho tàng
đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp
nội dung và phương pháp giáo dục “không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và
đầy đủ hơn cả.
Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, lời
hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Trò chơi cũng lắm, như trò chơi vận
động (dung dăng dung dẻ, chơi khăng, đánh đáo), trò chơi học tập (đánh chuyền,
đánh ô), trò chơi mô phỏng (đi chợ, làm nhà), trò chơi sáng tạo (xếp thuyền,
đánh trận, chơi diều). Cả kho tàng phong phú ấy là phương tiện giáo dục trí,
đức, thể, mỹ cho các em. Qua đó phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ trước mắt
và nhân cách của các em trong tương lai.
Trẻ con ngày xưa
Thật vậy, ông bà ta nhận thức rằng để giáo dục trẻ em phải thông
qua con đường tình cảm là hiệu quả nhất. Đầu tiên là tình mẹ con tràn trề thấm
thía qua những bài hát ru “cục ta cục tác, con diều hâu hung ác, gà con ở đâu,
về mau mẹ ủ, mẹ con đông đủ, chẳng sợ diều hâu”. Rồi đến tình cảm với những vật
gần gũi: con gà, con chó, cái chổi, con dao... Trong lời hát, truyền cho các em
sự cảm thông nồng ấm. Dần dần, rộng ra một chút, cho các em tiếp xúc với thiên
nhiên rộng lớn bên ngoài. Rồi không ai không buồn cười, thú vị khi em bé đút
hạt xôi vào miệng dế mèn hay kết những cánh hoa thành áo cho cào cào: “Cào cào
giã gạo tao xem, tao may áo đỏ, áo đen cho mày”. Từ tình yêu với con sâu, cái
kiến, khi các em lớn lên vài tuổi, tiếp xúc, tham gia công việc đồng áng với
người lớn, các em yêu cả những con chim, con cò, con trâu, con nghé... quanh
mình. Các bài đồng dao Gọi mẹ, Gọi nghé của trẻ mục đồng; đồng dao về chim, về
lá, về hoa quả... đều toát lên một tình cảm yêu thiên nhiên, yêu lao động đậm
đà bát ngát.
Nhảy dây
Đồng dao cung cấp cho
các em kiến thức, không là kiến thức hệ thống như tư duy người lớn mà là trình
bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí
tò mò ở trẻ em. Đó là công dụng đồ vật: “Con trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, phân
biệt giống vật “Chàng chàng lót ổ bụi tre, chèo bẻo lót ổ mái đình”. Hay dạy
cho các em chơi chữ, tập quan sát: “No lòng phỉ dạ là con cá cơm, không ướp mà
thơm là con cá ngát, liệng bay thấm thoát là con cá chim”. Phải chăng đây là
cách dạy từ ngữ vui nhộn phù hợp với các em, làm các em nhớ đến tên loài vật
xung quanh mình?
Nhảy cao
Chẳng những cung cấp
kiến thức tự nhiên, đồng dao còn là một kho kiến thức xã hội, về hội hè, đình
đám, trong họ ngoài làng, về đồ ăn, thức uống: “Những nồi cơm nếp, những tệp
bánh chưng, mứt bí, mứt gừng, mứt chanh, mứt khế”. Các em được chuẩn bị từ tuổi
hoa niên những kiến thức về nghề nghiệp trong xã hội sau này: “Ông thầy có
sách, thợ ngạnh có dao, thợ rèn có búa” hay: “Ai cày ruộng nuôi trâu, ai trồng
dâu nuôi tằm, ai hay nằm nhịn đói”. Đồng dao cũng dạy các em phê phán thói hư
tật xấu, sự lười nhác: “Cho đi học chữ- nhiều chữ ai vay, cho đi học nghề- rằng
nghề ở tớ, cho đi làm thợ- nói: nghề ấy buồn”... Thậm chí, các em bé gái được
đồng dao trang bị cho kiến thức nữ công gia chánh đặc biệt: “Bắt được cua bấy
đem về nấu canh, băm tỏi băm hành, xương sông lá lốt”, hay “canh ốc thì ngọt,
canh bứa thì chua”.
Ăn ô quan
Ăn ô quan
Đồng dao được các em
hát trong lúc tổ chức trò chơi. Nhiều khi lời đồng dao được hát, tổ chức trò
chơi dường như không có đề tài nào tập trung, gặp đâu nói đó, chỉ cốt cho vần
vè, còn ý nghĩ chung thì rời rạc, câu nọ xọ câu kia, chuyện này sang chuyện
khác. Trẻ em vẫn thích thú vì nó phù hợp với trí lực của các em, không thể đòi
hỏi các em tư duy như người lớn được. Đồng dao và trò chơi trẻ em được tiếp thu
bằng ấn tượng về ngoại vật chứ không phải bằng lý luận.
Đánh bông vụ
Đánh bông vụ
Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi
không dạy chữ, thế mà các em vẫn đếm, vẫn tính nhẩm, cộng trừ từ “chuyền một”
đến “chuyền chuyền mười”, từ “năm lên sáu” hay “bốn lên bảy” trong trò chơi
chuyền chuyền... Trò chơi “đánh ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm về chia, trừ,
quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ có bạn mà
không có thầy. Thật là một cách giáo dục có ý nghĩa.
Nhảy cò cò
Trò chơi còn giáo dục thể lực ở trẻ. “Đánh chuyền” với động tác
“nâng lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua, ra tay chống” chẳng phải có tác dụng
luyện gân, các cơ ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho bé gái sao? Trò “đánh
khăng” ít nhiều là môn thể thao là sự vận động toàn diện kết thúc với chạy,
nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Còn bao trò chơi khác với cách thức luyện tập khác
nữa. Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại. Người lớn
xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc thú vị. Cùng cách
chơi “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa xê dịch trong nhiều trò chơi... Qua
trò chơi, các em được dịp rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu
giác...
Đánh đũa
Và sau cùng đồng dao và
trò chơi như những chất keo nối kết những tình bạn trong sáng, ngây thơ giữa lũ
trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong những trò chơi hiện đại ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét