Thời
đại vi tính
Trước
năm 1975, nêu chúng ta nói những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay có thật thì
chưa chắc có người tin chúng ta. Nhưng điều đó thực tế đã xảy ra, ở đây tôi chỉ
đề cập đến một lĩnh vực đã thay đổi cuộc sống con người triệt để nhất đó là máy
vi tính. Lĩnh vực này đã xuất hiện từ lâu nhất là trong cuộc đại chiến lần thứ
hai khi những máy điện toán khổng lồ được bộ quốc phòng Mỹ dùng vào việc thống
kê quân số, quân trang quân dụng. Dần dần về sau điện toán được ứng dụng vào
các lĩnh vực khác trong các ngành của chính quyền. Điện toán đến Việt Nam trong thời
kỳ quân Mỹ vào và được ứng dụng trong các cơ quan trọng yếu của chính quyền
VNCH. Thời đó chỉ có những người đào tạo để làm công việc này mới có khả năng
điều khiển chứ không phổ thông như hiện nay. Để đưa dữ liệu vào máy điện toán,
người ta phải dùng những thẻ (phiếu) đưa vào máy đánh đục lỗ, rồi để in dữ liệu
ra giấy người ta đem xấp dữ liệu đí đưa vào máy, máy bắt đầu đọc dữ liệu và in
ra giấy. Giấy ở đây là giấy khổ lớn cuốn thành cuộn lớn cách mỗi đoạn có đục lỗ
để tách ra khi cần. Máy điện toán thời đó có kích thước lớn để trong các phòng
máy lạnh vì vậy nó không thể phổ biến ra cho mọi người được.
Những
hình ảnh trung tâm điện toán VNCH
Sau
năm 1975, nhờ vào tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là sự phát triển vi mạch, công
nghệ nano, điện toán đã thoát ra khỏi các cơ quan chính quyền, các công ty và
đã được ứng dụng rộng rãi và nó mang một tên mới là máy vi tính. Cũng tại Việt
Nam sau năm 1975 lĩnh vực vi tính cũng được nghiên cứu với chiếc vi tính VT 80
được bộ công nghệ thông tin thiết kế. Tôi cũng tham gia lĩnh vực này vào những
thập niên 90, từ bước làm quen với hệ điều hành Dos, Norton, Windows
3.X,...Ngày nay không thể phủ nhận vai trò to lớn của vi tính trong đời sống
con người. Tất cả các lĩnh vực ngành nghề, hoạt động xã hội, chính quyền, nghệ
thuật, truyền thông,...đều phải cấn đến nó. Chúng ta nhớ trước năm 1975, nếu muốn
đánh máy văn bản chúng ta phải dùng máy đánh chữ. Đánh sai thì phải làm lại từ
đầu, giờ thì cứ việc đánh, sai thì sửa; muốn in bao nhiêu bản cũng được. Nhà in
thì các thợ xếp chữ cũng giải tán. Tiệm chụp hình có ảnh muốn sửa hồi xưa phải
dùng bút chì sửa trên âm bản, còn giờ thì chỉ cần phần mềm Photoshop là giải
quyết được tất. Đối với các bạn học sinh sinh viên và cả chúng ta có thắc mắc
gì thì cứ vào Google thì rõ cả.
Song
song sự tích cực của vi tính mang lại cho chúng ta thì nó để lại cũng lắm nhiều
tiêu cực. Thứ nhất là mang lại sự lười biếng trong tư duy. Bài vỡ có sẳn trên mạng
cứ việc copy và paste vào của mình. Cho nên hiện nay các học sinh sinh viên đa
số viết văn rất dở. Văn bản chính quyền như báo cáo chẳng hạn thì cứ việc lấy
cái cũ, sửa lại số liệu, ngày tháng là a lê có văn bản mới. Sinh viên học mỹ
thuật thì cứ việc tải hình ảnh trên mạng rồi phóng to lên theo đó mà vẽ lại, đó
là thứ hai nó thủ tiêu tính sáng tạo. Thứ ba nó mang đến những chứng bệnh thời
đại như đau cột sống, cận thị,tâm thần và mới đây người ta thêm vào hội chứng
nghiện Facebook,v.v... Thứ năm là nó làm cho ngôn ngữ viết bị méo dạng nhiều nhất
trong việc chat với người khác cần phải tiết kiện thời gian đánh chữ cho nên mới
có như: Wí , Wá thay vì quý, quá,…For you thành 4u,…
Nếu
thời kỳ vi tính hiện đại lùi lại thời
chúng ta còn là học sinh, có lẽ nó cũng giúp ích thật nhiều hơn cho việc học
hành. Nếu như vậy thì tờ báo của tôi tờ Vững tiến sẽ không mắc công phải đánh,
vẽ stencil vừa tốn công, không đẹp mắt mà là tờ báo có màu sắc và design đẹp đẽ.
Nói
là nói cho vui vậy thôi, chứ xu thế tiến bộ của khoa học kỹ thuật phải ngày
càng tiến bộ nhưng không phải vì sự tiến bộ đó mà chúng ta phó mặc cho khoa học
kỹ thuật đâm ra chay lười. Nó là bàn đạp để chúng ta càng ngày càng thêm tri thức,
càng xích lại gần nhau. Phải không các bạn, nếu không có những tiến bộ đó thì
làm sao bài này đến được với các bạn, làm sao các bạn biết được những tin tức về
ngôi trường của chúng ta qua trang blog của tôi, làm sao tôi có thể email cho
các bạn, làm sao tôi có thể chat...Nó là cầu nối giữa chúng ta, những cựu học
sinh giờ còn trên quê hương và những cựu học sinh đang ở nước ngoài. Hãy sử dụng
những tiến bộ đó một cách tích cực và đầy tính nhân văn nhất.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNgày xưa gọi là máy điện toán, sau VC đổi là vi tính. Đôi khi VC tránh dùng chữ của VNCH vì nhiều lý do.
Trả lờiXóaHọ giải thích vì con chip ngày nay nhỏ nên dùng chữ vi tính.
Máy điện toán IBM vẫn là máy điện toán, Cũng như TV to hay nhỏ, mỏng hay dầy, nhẹ hay nặng cũng là TV, là vô tuyến truyền hình