Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

4. Ban đại diện học sinh

4. Ban đại diện học sinh
Năm 1969, Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn mới chính thức ra mắt mặc dù đã có tên từ năm 1967 vì Pháp còn duy trì các lớp bên khu trung học của trường. Sau khi thành lập trường đã tổ chức cuộc bầu bán Ban đại diện học sinh và tôi cũng có chân trong ban đại diện với chức vụ là trưởng khối báo chí, trong đó có các bạn tôi còn nhớ tên đến ngày nay như Anh Thư, Nhân, Minh Dũng và Lê Phong Sơn là tổng thư ký.
Trong suốt thời kỳ từ năm 1969 đến năm 1975, ban đại diện học sinh đã làm được một số chuyện như:
-         Phối hợp với nhà trường tổ chức các cuộc văn nghệ cây mùa xuân.
-         Đi thăm ủy lạo chiến sĩ ở bệnh viện Cộng Hòa.
-         Vận động các bạn học đóng góp cho đồng bào lũ lụt miền trung năm 1973 ở Quãng Ngãi. Trong chuyến đi này, tôi có tham gia. Chuyến ra đi bằng phi cơ C 130 tại Tân Sơn Nhất và dự tính về bằng Air Việt Nam nhưng vào giờ chót phi cơ Air Việt Nam không ghé được Quãng Ngãi vì phi trường bị hư hại do bão lụt. Lúc đó dân biểu Trần Văn Đôn đơn vị Quãng Ngãi và tỉnh trưởng Lê Bá Phẩm điện về Sài Gòn xin chiếc chuyên cơ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa chúng tôi về nhưng phải lại đáp tại Đà Nẳng.
-         Đi nghe buổi nói chuyện của nhà văn Duyên Anh ở trường Petrus Ký.
-         Tổ chức đợt dã ngoại tại biển Long Hải.
-         Đi thăm trường tiểu học cộng đồng Cai Lậy.
-         Đi tham quan xưởng sơn mài Thành Lễ.
-         Và còn nhiều nữa nhưng giờ phút này tôi chỉ nhớ có chừng đó.

5. Số phận các lớp đầu đàn chúng tôi
Các lớp chuyển tiếp từ chương trình Pháp sang Việt cuối cùng còn lại hai lớp là lớp 8 và lớp 7 cùng một số lớp 6 từ các nguồn tuyển khác nhau đã hình thành trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Hai lớp của chúng tôi có số lượng học sinh rất ít chỉ có khoảng 15 người trở xuống. Chính vì vậy nhà trường kiếm cách chuyển chúng tôi 2 lần sang trường Petrus Ký đối với nam còn sang  Trưng Vương hay Gia Long đối với nữ. Quyết định này vấp phải sự phản đối của các phụ huynh học sinh, nhất là các phụ huynh có thế lực ở xã hội lúc bấy giờ nên nhà trường đàng hủy bỏ quyết định trên. Và với số lượng như thế, chúng tôi tồn tại đến năm 1975. Hai lớp chúng tôi là quá khứ của trường J.J.Rousseau và hiện tại là trường Lê Quý Đôn còn sót lại, là quá khứ của nền văn hóa Pháp đang lụi tàn dần nhường chổ cho văn hóa Mỹ đang lấn át. Khi tôi rời trường thì lúc còn lại là lớp 11B, không biết số phận các bạn ra sao, ai đi ai ở; lâu rồi tôi không còn tin tức về các bạn nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...