Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013


Sài Gòn chỉ còn trong nỗi nhớ

Viết cho cho các bạn học trường Lê Quý Đôn giai đoạn trước năm 1975 nay không còn ở lại trên quê hương nữa.

Sài Gòn đối với các bạn giờ xa quê hương là niềm nhớ khôn nguôi và không phải ngẫu nhiên mà nó đã trở thành biểu tượng ở hải ngoại như trường hợp Little Saigon ở Cali. Tôi viết bài này nằm ôn lại những kỷ niệm Sài Gòn ngày xưa, ngày mà chúng ta còn trên mình chiếc áo trắng học trò. Tôi viết cho giai đoạn của lứa tuổi sinh từ năm 1957 đến 1963 tức là từ lớp 6 đến lớp 12, những bạn đã học bậc trung học tại Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.
Lịch sử Sài Gòn trãi qua biết bao nhiêu biến động theo dòng lịch sử, đã mang biết bao nhiêu nỗi niềm buồn vui của những con người đã sống trong nó. Tôi còn nhớ như in cái ngày mà Nguyễn Chánh Thi làm cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm nhưng thất bại, rồi Phạm Phú Quốc bỏ bom dinh Độc lập, đám tang thống tuớng Lê Văn Tỵ, chuyến viếng thăm của tổng thồng Nam Hàn Lý Thừa Vãng (lúc đó tôi đang ở tại 230 đường Công Lý). Về sau là đảo chính 1/11/1963, đã làm hư hại nặng cho trường tôi đang học lúc bấy giờ là Lamartine, cạnh hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước Sở Thú (lúc đó tôi ở tại 153 đường Tự Đức, Đa kao). Chính sự kiện hư trường này đã dần đưa tôi đến học trường J. J. Rousseau về sau là TTGD Lê Quý Đôn. Lúc tôi còn ở đường Công Lý và Tự Đức, ngoài giờ học tôi và các bạn tôi thường chạy chơi ở các con đường như Tú Xương, Ngô Thời Nhiệm, Phan Thanh Giản, Tự Đức, Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đỉnh Chi, Phùng Khắc Khoan,v.v…Những con đường ngày đó cho tới ngày 30 tháng 4 vẫn còn im ắng, những ngôi biệt thự nép mình dưới bóng cây. Tuổi thơ của tôi trôi theo những ngày tháng thật êm đềm. Sau này khi lên trung học,
hàng ngày mỗi lúc rãnh rỗi, tôi cùng với chiếc xe đạp rong ruỗi trên khắp các nẽo đường nhiều khi ra tận vùng Gia Định như Củ Chi, Nhà Bè, Thủ Đức. Bình Chánh. Sài Gòn đối với tôi là một vùng đất mênh mông, dù nơi đông đúc, xô bồ như giữa vùng trung tâm các chợ búa, trường học hay các nơi yên lặng nhất cũng đều mang những dấu ấn trong cuộc đời tôi.
Thế là đã 37 năm trôi qua, tôi xa Sài Gòn. Tôi đã bỏ Sài Gòn lại sau lung đi về vùng đất mới, bỏ đi khung trời đâu ắp kỷ niệm về những người thân và bạn bè của tôi. Nhất là từ cái ngày mà các bạn đã rời bỏ quê hương, bỏ lại chính tôi còn lại trên mảnh đất này. Nhưng nỗi nhớ vẫn mãi còn đó, nó vẫn âm ỉ trong trái tim tôi: tôi vẫn nhớ về các bạn, nhớ mái trường xưa và nhất là nhớ về một Sài Gòn thân thương.
Sài Gòn ngày nay có còn không? Tôi trả lời là không, nó đã chết từ ngày người ta đã đổi tên nó, đã phá bỏ đi rất nhiều công trình đáng nhớ. Sài Gòn ngày nay là một mớ xô bồ xô bộn, hàng quán, nhà hàng, khách sạn chen chúc nhau trên những con đường mà xưa nay được gọi là im ắng. Còn đâu “con đường cây xanh bóng mát” như trong bài Trả lại em yêu của Phạm Duy. Những khoảng trời xanh mênh mông ở khu dinh Độc lập, trường LQĐ đã bị chen vào những khách sạn cao tầng một cách lố bịch. Sài Gòn bây giờ tràn ngập những con người xa lạ. Họ trở thành chủ nhân ông thay thế những con người cố cựu tại đây. Họ chỉ biết sống vì lợi nhuận, không có một tý hiểu biết gì về văn hóa Sài Gòn. Họ đã làm xấu đi hình ảnh một Sài Gòn đáng yêu ngày nào.
Nói về Sài Gòn rất dài, ở đây tôi chỉ sơ lược một phần rất nhỏ thôi. Sau đây tôi với các bạn cùng ôn lại những hình ảnh Sài Gòn một thời để nhớ về những kỷ niệm mà chúng ta còn lưu giữ trong lòng.



Hồ Con rùa (ngày nay không còn con rùa, nó đã bị đăt chất nổ năm 1976 rồi). Quảng trường này giờ chung quanh tràn ngập hàng quán chứ không còn yên tĩnh như trong hình đâu.

Đây “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” một thời


                   Ngả tư Trương Minh Giảng – Phan Đình Phùng gần trường chúng ta.
 Đẹp không!



Đường Tự Do, công viên Chi Lăng  đối diện nó là dãy lề đường mà sau ngày 30/4 các bạn các trường trong đó có trường LQĐ dọn bàn ghế ra đây bán cà phê. Tôi nhớ hình như chỉ được gần một tháng thì bị dẹp. Công viên nay đạ bị xóa sổ thay vào đó là tòa nhà Vincom trông chẳng giống ai.
    

Tượng Petrus Trương Vĩnh Ký và nhà thờ Đức bà (tượng đã bị đập và dẹp bỏ sau 30/4, hiện tượng còn lưu giữ tại nhà bảo tàng nghệ thuật thành phố)




Bạn thấy Sài Gòn ngày xưa còn nên thơ không?


 Đây là đường Pasteur đấy các bạn


Đây là đoạn dường hai Bà Trưng (Tân Định) khúc bưu điện Tân Định, đi khoảng trên 100 m là tới nhà bạn Nguyễn Thị Anh Thư học lớp 10 năm 1975. Tôi nhớ số nhà là 250 không biết có phải không?



 Góc ngả tư Hồng Thập Tự - Công Lý. Các bạn thấy trường chúng ta chứ!



 Gần đến ngả tư Hồng Thập Tự - Công Lý


Đường Trần Quý Cáp. Bên trái là trường LQĐ có cổng ra vào cho học sinh ở Tiểu học và Trung học. Bên phải phía trước cổng Tiểu học, các bạn còn nhớ có hai xe bán nước giải khát không? ở xa bên trái là hotel Đức ngày nào.





Đường Hồng Thập Tự. Bên có dây kẽm gai là dinh Độc lập, còn phía bên này là cổng chính trường LQĐ

                                                                                                             (Còn tiếp)

3 nhận xét:

  1. cam on anh Thao nhieu lam . CL

    Trả lờiXóa
  2. Năm 75 mình học lớp 9 , đến năm 78 học lớp 12 (chuyên toán B1) thầy Trực làm chủ nhiệm . Lâu quá nên quên rất nhiều ...
    Cám ơn anh Thao .

    Trả lờiXóa
  3. Cam on A. Thao da viet bai nay, neu dung la NT Anh Thu thi nha cach duong hem BDTD khoang 1,200 thuoc huong ve nha tho TD co 1 hem nua queo vo la nha Anh Thu rat la mignon va ba la thieu ta hay trung ta cong binh....co 2 dua em trai hinh nhu cung hoc LQD ....??

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...