Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

 

Sài gòn - Những biến đổi theo dòng thời gian

 

1. Khách sạn Continental – Nhà hát thành phố - Khách sạn Caravelle.

Khu vực khách sạn Continental

Trước khi có khách sạn Continental thì nơi đây đã từng hiện diện một khách sạn mang tên Le Favre. Thực tế tới giờ cũng kho7ng ai biết năm xây dựng và hoàn thành của nó cũng như diện tích hay mức độ đồ sộ của nó.  Đến năm 1878, dưới thời Pháp thuộc, khách sạn có tên là Continental do ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà. Ông Cazeau muốn mở một khách sạn sang trọng để tiếp đón các du khách từ Pháp đến Sài Gòn sau một cuộc hải hành rất dài Xây cất mất 2 năm, và Khách sạn Continental khánh thành năm 1880.


 Khách sạn Continental thời Pierre Cazeau làm

 


 Khách sạn Continental năm 1905


Năm 1911, khách sạn được bán cho Công tước De Montpensier (người xây Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết). Năm 1930, khách sạn được bán cho một tay trùm tội phạm từ đảo Corse tên Mathieu Francini. Francini quản trị khách sạn cho tới năm 1975. Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là "Đại Lục Lữ Quán".

Khách sạn Continental đã tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (Giải Nobel văn chương 1913), văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene (tác giả chuyện Người Mỹ trầm lặng). Trong thời Chiến tranh Việt Nam, khách sạn cũng là nơi tụ họp của các ký giả, nhà báo, chánh khách, và thương gia ngoại quốc hoạt động tại Sài Gòn.

Khách sạn đóng cửa vào năm 1976 và mở cửa trở lại vào năm 1986 với tên gọi Đồng Khởi. Khách sạn được trùng lặp từ năm 1988-9 và mở cửa trở lại vào năm 1989 với tên gọi Khách sạn Continental (nguồn Wikipedia).

Khu vực Nhà hát thành phố

Ngay từ năm 1893, chính quyền đã quyết định rằng Sài Gòn cần một tòa nhà lớn hơn và ấn tượng hơn, một tòa nhà phản ánh rõ hơn những vinh quang của đế quốc Pháp.

Năm 1895, một thiết kế cuộc thi được tổ chức và các bài dự thi của ba kiến ​​trúc sư - Ferret, Genet và Berger - đã lọt vào danh sách các lựa chọn. Cuối cùng, giám khảo đã chọn thiết kế của Eugène Ferret, người được lấy cảm hứng từ Petit Palais ở Paris. Đầu năm sau, kế hoạch chiến thắng của Ferret cho chiếc áo “Grand-Théâtre de Saigon” 800 chỗ ngồi mới được trưng bày tại Triển lãm 1896 Du théâtre et de la musique ở Paris.

Saïgon - Théâtre Municipal - bức ảnh "chỉnh màu" của Théâtre de Saïgon vào thế giới kỷ 20

Công việc bắt đầu vào cuối năm 1896, nhà hát thứ ba và hiện tại của Sài Gòn được hoàn thành vào cuối năm 1899. Nó được khánh thành vào ngày 15 tháng 1 năm 1900, trước sự chứng kiến ​​của Thị trưởng Sài Gòn Paul Blanchy và Hoàng tử Waldemar của Đan Mạch, lúc đó đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đông Dương. Buổi biểu diễn đầu tiên có buổi ra mắt tại Châu Á vở opera La Navarraise của Jules Massenet.




Sau năm 1955, nhà hát được trang mới lại hoàn toàn và chuyển thành tòa nhà Quốc hội rồi thành Nhà Văn Hóa một thời gian. Đến năm 1967, trở thành trụ sở của Hạ nghị viện cho đến năm 1975.

 







Sau năm 1975, trở lại công năng ban đầu là một nhà hát gọi là Nhà Hát thành phố.

Khu vực giờ là khách sạn Caravelle

Khu vực này, hội đồng thành phố Sài Gòn quyết định cho xây nhà hát thành phố kiên cố hơn để thay thế nhà hát thứ nhứt tại công trường Đồng hồ (Place de l”horloge) tức là khu vực của trường Taberd đã bị hỏa hoạn năn 1881. Nhà hát này còn gọi là nhà hát thứ hai.




Đến năm 1895, một cuộc thi thiết kế nhà hát lớn cho thành phố được tổ chức và cuối cùng bản thiết kế của Eugène Ferret được chọn.và vị trí xây dựng là phần đất kế bên nhà hát thứ hai.

Về sau, khu vực này mọc lên quán Grand Cafe de la Terrasse, là một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX.

 


 

Về sau cuối thế kỷ 20, hãng Catinat Foncier mua lại và cho phá tòa nhà cũ đi để xây cất doanh sở thương mại mới. Vì không đủ vốn nên Catinat Foncier cho góp vốn, trong số đó có hãng hàng không Air France và cả Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhân khi đó Air France vừa mới mua được một đoàn máy bay phản lực Caravelle của xưởng sản xuất Sud Aviation nên đã sốt sắng đề nghị dùng tên "Caravelle" để gọi tòa nhà này. Người thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa (nguồn Wikipedia).




Công trình bắt đầu xây năm 1957, được khai trương vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1959. Khách sạn Caravelle lúc bấy giờ là tòa nhà hiện đại và cao nhất Sài Gòn, giá một đêm là 17 Mỹ kim; lầu thứ 8 có quán Jerome có thang máy, máy lạnh, nước nóng, điện thoại. Vì lý do an ninh, cửa kính dùng loại kính chống đạn. Với địa điểm thuận lợi giữa thành phố cùng đầy đủ tiện nghi nên chính phủ New Zealand, và Úc đã từng mướn một căn trong tòa cao ốc làm đại sứ quán. Caravelle trong thời chiến còn là nơi nhóm họp của các ký giả kỳ cựu quốc tế vì trên sân thượng tầng thứ 10 có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ. Các hãng truyền hình Hoa Kỳ CBS và ABC cũng như nhật báo New York Times đều đặt trụ sở ở đây.

Khách sạn Caravelle cũng là địa điểm họp mặt của nhóm trí thức và chính khách thời Đệ Nhất Cộng hòa khi họ soạn thỉnh nguyện thư đòi Tổng thống Ngô Đình Diệm cải tổ chính trị để mở rộng nền dân chủ. Bản văn kiện đó được công bố rộng rãi năm 1960, tác động nhiều đến chính trường Miền Nam. Nhóm người đó sau được gọi chung là Nhóm Caravelle. (nguồn Wikipedia)

Sau năm 1975, khách sạn bị trưng thu làm khách sạn quốc doanh dưới tên Khách sạn Độc Lập (Independence) thuộc Tổng công tu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992 dưới một hợp đồng liên doanh với Chains International Hotels Management Singapore Pte. Ltd, khách sạn chuyển cho Chains-Caravelle và tên "Caravelle" được phục hồi. Ban quản lý mới đề nghị phá tòa nhà cũ, xây lại mới nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam - với tư cách là một cổ đông lớn - phản đối và xin chính quyền hoàn lại cơ sở này cho Giáo hội nếu phá hủy công trình cũ. Kết cục việc xây cất cao ốc 24 tầng mới được thực hiện (hoàn tất 1997) nhưng tòa nhà năm 1959 vẫn giữ nguyên. (nguồn Wikipedia)

 

2. Hình so sánh của Paul Blizard




Nguồn: Hình so sánh của Paul Blizard trong Saïgon Chợ Lớn Then & Now

             Hình Mạnh Hải Flick

             Tài liệu Wikipfdia

 

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

 

Sài gòn - Những biến đổi theo dòng thời gian

 

 

1. Bưu điện quận 1 góc đại lộ Lê Lợi - đường Pasteur (phía bên Bộ công chánh/nước mía Viễn Đông ngày xưa):

Ngày hôm nay khi trở lại khu vực này, những người Sài Gòn xa xứ sẽ không còn nhận ra vì mọi thứ đã thay đổi hết. Cái thời rong rũi bên vĩa hè tìm đọc hay mua những cuốn sách cũ hay vào bưu điện dể gởi thơ, gởi mandat, nhận bưu kiện và đánh diện tín. Nếu có đói bụng hay khát nước thì ghé qua Viễn Đông. Tất cả chỉ còn trong ký ức.

Vị trí của bưu diện này xuất hiện lâu đời trong bản đồ Sài Gòn cụ thể là năm 1898 khi khu vực này đã mang tên là Magasins des travaux publics




Bên khu vực bưu điện bên đại lộ Bonnaed và đường Pasteur bấy giờ là vĩa hè thông thoáng đến đầu thập niên 1950. Về sau khu vực này, chánh quyền Sài Gòn thời bấy giờ cho mở ra khu vực buôn bán sách báo cũ và cho xây cầu tiêu công cộng, đã tạo ra khung cảnh không mấy gì đẹp đẽ và bị ô nhiễm môi trường do nhà vệ sinh gây ra. Còn nguyên khu vực này trở thành trụ sở của Bộ Công Chánh, riêng bưu điện thì không được sửa sang bao nhiêu kéo dài tận năm 1975.



 

Phía lề đường bên Bộ Công Chánh còn thông thoáng trước thập niên 1950


Sau thời đó thì bắt đầu các sạp bán sách cũ và hàng rong chen chúc nhau.








Và nhà vệ sinh



 

Còn bưu điện thì xuống cấp




Toàn cảnh khu vực này nhìn từ trên cao và từ xa










Bưu điện quận 1 tồn tại sau năm 1975 một thời gian thì khu đất này đượcc giải tỏa đề xây Saigon centre tower



2. Hình ảnh mới nhứt của Tim Doling trong Saïgon Chợ Lớn Then & Now.



 Hình ảnh: Mạnh Hải Flick, Tim Doling,

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

Sài gòn - Những biến đổi theo dòng thời gian

 

Đây là tiếp nối của mục Ngày Ấy Và Bây Giờ của trang blog này. Ở mục này, người viết sẽ cố gắng thu thập những hình ảnh có liên quan của từng góc phố, ngả tư, từng công trình, quảng trường v.v… thay đổi theo từng thời gian từ thuở Sài Gòn còn sơ khai cho đấn tận bây giờ, kèm theo chú thích cho từng hình để đọc giả có thể hiểu rõ và cảm nhận nhứt là đồi với những đọc giả đã từng sanh ra và lớn lên ở thành phố này đang còn ở trên đất nước này hay đang sống trên khắp thế giới, xa nơi đầy ắp ký ức này.

1. Góc đại lộ Lê Lợi - đường Pasteur (phía bên rạp Casino ngày xưa):

Ngày xưa thời Pháp thuộc góc này có tên gọi là góc boulevard Bonnard et rue Pellerin. Năm 1910, rạp Casino Sài Gòn đầu tiên ở số 30 đại lộ Bonnard (Lê Lợi), nhưng sau đó nó đã được mở rộng sang số 28, tòa nhà liền kề lớn bên góc đường Pellerin (Pasteur).

 


Rạp Casino Sài Gòn thuở ban đầu


Rạp Casino Sài Gòn sau đó được mở rộng sang số 28 đại lộ Bonnard bên cạnh



 

Tòa nhà ban đầu sau đó được tu sửa lại để trở thành nhà hàng - quán café của Casino, được biết đến sau năm 1915 là " Brasserie des sports " và được quản lý bởi một trong những đối tác kinh doanh của Bernard là Daniel Courreges.



 


Rạp Casino Sài Gòn số 28 - 30 đại lộ Bonnard

Hay góc Bonard – Pellerin thập niên 1910 -1920

  

2. Biến đổi trong thập niên 1950

Trong những năm cuối thập niên 1950, một rạp chiếu phim Casino lớn hơn và hiện đại hơn được xây dựng bên góc ở số 59 Pasteur.

 


Mặt bên đại lộ Lê Lợi (Bonard cũ) được sửa sang lại và xuất hiện hai tiệm kinh doanh mới là Nhà sách Sài Gòn và tiệm Kim Hoa

 




 



 



Sau 1975, rạp Casino Sài Gòn đổi tên lại là Vinh Quang và nhà sách Sài Gòn cùng tiệm Lim Hoa biến mất thề vào là tòa nhà cao tầng/

  


 

Năm 1998 rạp Vinh Quang (Casino cũ) tại 59 Pasteur đã được chuyển đổi thành Sân khấu Kịch Sài Gòn.



 

Sau dó một thời gian, Sân khấu Kịch Sài Gòn bị dỡ bỏ để xây dựng khách sạn Liberty Central 




3. Hình ảnh mới nhứt của Tim Doling trong Saïgon Chợ Lớn Then & Now.




Nguồn: Bài: BIỂU TƯỢNG SÀIGÒN XƯA - RẠP CASINO SÀI GÒN NĂM 1910 của Tim Doling

              Hình ảnh: Mạnh Hải Flick, Tim Doling,

              https://congan.com.vn/

 

 

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...