Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


1001. Giao lộ Bùi Thị Xuân - Cống Quỳnh ngày xưa và giờ đây.



                          1002. BOQ Lê Quý Đôn ở gần ngả ba Lê Quý Đôn - Ngô Thời Nhiệm ngày xưa và giờ đây.

           
                             1003. Một đoạn đường Thống Nhất khi xưa và ngày nay.


                           1004. Đường National năm 1890 và Hai Bà Trưng ngày nay.



                          1005. Một đoạn đường Thống Nhất khi xưa và ngày nay.


                          1006. Giao lộ Đinh Tiên Hoàng - Tự Đức năm xưa và giờ đây.


                          1007. Mặt tiền tòa nhà sản xuất thuốc phiện ngày xưa đường Hai Bà Trưng và giờ đây.

                      
                        1008. Hình ảnh tượng Petrus Ký ngày nào giớ không còn.

                          1009. Tòa nhà bộ công chánh tại giao lộ Lê Lợi - Công Lý ngày xưa và giờ đây.


                          1010. Lề đường Tự Do trước công viên Chi Lăng ngày nào và hiện nay.



Nguồn Tim Doling, Thanh Nguyen, Paul Blizard

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

MỘT VÀI ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ
GRANDS MAGASINS CHARNER

Giờ thì tòa nhà này đã đi vào dĩ vãng của lịch sử Sài Gòn nhưng qua suốt 92 năm tồn tại của nó, không phải ai cũng biết rõ lai lịch và hoạt động của nó. Bài viết sau đây thu nhặt lại từ những tài liệu liên quan; góp phần đem lại cho độc giả những hiểu biết thêm về một công trình đã từng là dấu ấn của thành phố. Người viết bài này chân thành cám ơn tất cả tác giả các trang tài liệu đã cung cấp cho tôi hoàn thành bài viết này.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp thì vị trí của Grands Magasins Charner về sau là thương xá Tax trước đó là cửa tiệm của công ty Bresset et Cie (số 135 và 135 bis) và cửa tiệm bán xe đạp và xe hơi của ông Muet (số 137) đại lộ Charner.


Khu vực bên trái hình về sau là Grands Magasins Charner

Do việc mở rộng kinh doanh bán lẻ của các cửa hàng tại Hà Nội và sắp tới thành lập một cửa hàng ở Sài Gòn, liên hiệp thương mại Đông dương – Trung Hoa và châu Phi ngày 21 tháng 10 năm 1921 đã thành lập công ty thuộc địa các cửa hàng lớn, công ty con này được thành lập với số vốn 12 triệu francs chia thành 24.000 cổ phiếu và mỗi cổ phiếu giá 500 franc, trong đó 19.000 cổ phiếu ưu đãi và 5.000 cổ phiếu thông thường mà trên đó liên hiệp thương mại Đông dương – Trung Hoa và châu Phi nhận lại khoản đóng góp của nó là 11.000 cổ phiếu ưu đãi 5.000 cổ phiếu thông thường.
Để đáp ứng nhu cầu của các cổ đông bày tỏ mong muốn có một liên kết trực tiếp trong công ty mới, hội đồng quản trị của liên hiệp thương mại Đông dương – Trung Hoa và châu Phi đã quyết định rằng cho đến ngày 31 tháng mười hai năm 1921, sẽ được dành cho các cổ đông của liên hiệp thương mại Đông dương – Trung Hoa và châu Phi được quyền mua 8.000 cổ phiếu ưu đãi với giá 500 franc của công ty thuộc địa các cửa hàng lớn.
Từ cuối năm 1921 đến cuối tháng 30/9/1922, cửa hàng GMC ở Saigon buôn bán rất phát đạt, đạt lợi nhuận là 6% cho mỗi cổ phiếu và giá cổ phiếu tăng từ 500 francs lúc đầu lên 614 francs. Công ty quyết định xây dựng lại cửa hàng và khánh thành vào này 26 tháng 11 năm 1924 với sự tham dự về phía chính quyền thuộc địa là ông Eutrope.


Grands Magasins Charner thập niên 1920

Cửa hàng GMC trở thành nơi mua sắm của giới sành điệu thượng lưu Pháp-Việt-Hoa có tiền. Hầu như tất cả hàng của các cửa hiệu lớn ở Paris cũng có mặt ở đây. Tháng 12 năm 1925, khi toàn quyền Alexandre Varenne đến Saigon, vợ của ông là bà Varenne sau đó có đến cửa hàng Grands Magasins Charner để mua sắm, một người bạn ông giám đốc GMC đã giới thiệu ông với bà Varenne. Bà rất là de6~ chịu tiếp xúc với ông và ông đã bảo đảm chắc với bà là cửa hàng GMC đều đón tiếp phụ nữ An Nam bất kể giai cấp xã hội của họ.
Địa chỉ của GMC theo Niên giám địa chỉ thương mại, kỹ nghệ toàn Đông Dương vào năm 1933 cho biết công ty sở hữu là “l’Union Commerciale Indochinoise et Africaine”: Grands Magasins Charner (GMC) (l’Union Commerciale Indochinoise et Africaine), Société anonyme au capital de 42.000.000 de Frs, R.C Saigon no. 243, Boulevards Charner et Bonard, Add. Tél. : “MAGCHARNER”, Téléphone nos. 140 et 543, Boite Postale 528.


Như vậy trong vòng khoảng 10 năm số vốn vào cửa hàng GMC của công ty “l’Union Commerciale Indochinoise et Africaine” đã tăng hơn gấp 3 lần.
Quảng cáo các tiệm trong cửa hàng GMC được đăng trên các báo ở Saigon như trên tờ “Echo Annamite” (Tiếng gọi An Nam). Trong đó có những cửa hàng bán các hàng như đồng hồ, kính đeo, rượu, thuốc lá, thuốc tây, nước hoa, dịch vụ du lịch, Salon de Thé, Bar Américain, Salon de Manucure v.v…. Sau này còn có súng đạn đi săn. (trích từ Thương xá “Grands Magasins Charner” thời Pháp thuộc)


Hiện nay mọi tìm kiếm về bản thiết kế Grands Magasins Charner và tên kiến trúc sư đều không thấy trong các kho lưu trữ của người Pháp.
Tháng 10 năm 1925, trên phần tháp của tòa nhà người ta lắp một còi hụ để báo tin mới từ Pháp. Năm 1942 xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồng hồ và thay vào đó là bảng gắn dòng chữ GMC.


Năm 1942 xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồng hồ và 
thay vào đó là bảng gắn dòng chữ GMC.

Ông Trương Văn Cầm, một cựu học sinh trường Chasseloup Laubat là trưởng phòng dịch vụ xuất cảng và là trưởng quày lương thực từ năm 1935 đến 1936.



Thời VNCH, tòa nhà này được đổi tên là Tax. Thập niên 1960, Tổng giám mục  Ngô Đình Thục ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sau năm 1963, nơi này không còn thuộc một công ty nào mà do thương nhân mướn lại làm nơi buôn bán. 

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ

                                 991. PLAZA BEQ 135 Trần Hưng Đạo ngày nào và giờ đây.


                                 992. PLAZA BEQ 135 Trần Hưng Đạo một góc nhìn khác.


                                 993. Đường Tự Do năm 1968 và hiện nay.


                                 994. Trạm xăng 744 Trần Hưng Đạo xưa và nay.


                                 995. Một đoạn Hàm Nghi năm 1966 và hiện nay.


                                 996. Vĩa hè Lê Lợi xưa và nay.



                                 997. Ngã 4 Pasteur & Huỳnh Thúc Kháng xưa và nay.



                                 998. Tòa đại sứ Cam Bốt ngày xưa giờ là nhà thiếu nhi quận 3.



                                 999. Cư xá Five Oceans BOQ Chợ Lớn xưa và nay.


                                 1000.  Giao lộ Hàm Nghi - Pasteur năm 1971 và hiện nay.


                    Nguồn Tim Doling, Paul Blizard, Nhan Truong, Kunst Arc‎

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

BUỔI KHAI TRƯƠNG HOÀNH TRÁNG 

CỦA THƯƠNG XÁ TAX NĂM 1924



Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp vào năm 1924 có bài tường thuật về buổi khai trương đầy những từ ngữ ca tụng về thương xá sang trọng đầu tiên của Sài Gòn.


Thương xá Tax khoảng năm 1965
Thương xá Tax nguyên là các số nhà 135, 135bis và 137 đường Charner  (Nguyễn Huệ ngày nay). Nhà 135 là nhà riêng kiêm văn phòng của luật sư Paris, luật sư biện hộ tại tòa án. Sau đó nhà này trở thành nhà của ông Roux rồi sau nữa là trụ sở công ty Societe des garages Charner, chuyên bán và sửa xe hơi. Ngày nay là khách sạn Kim Đô.

Tiệm bánh mì duy nhất ở Sài Gòn

Nhà số 135 bis là tư gia ông Louis Ruox, chủ tiệm bánh mì. Một mẩu quảng cáo trên tờ Nông Cổ Mín Đàm số 2 ngày 8/8/1901 như sau:
“Phố bán bánh mì thiệt thọ langsa làm (của ông Roux). Nội Saigon có một phố hàng này mà thôi ở tại đường Charner (tục danh đường Kinh Lấp) số 135. Xin anh em chớ lộn.
Tiệm có có ngánh trước nhà thờ Tân Định (cầu Kiệu).
Tiệm ngánh tại Chợ Lớn đường Marins.
Mỗi bữa sớm mai và chiều đều có bánh mới sốt dẽo và bánh sừng bò chấy beurre (bánh mặn).
Ngày chúa nhựt, thứ ba và thứ năm có bánh tròn mặn, bánh bò chế mật…”.
Theo Nguyễn Đức Hiệp viết trong Sài Gòn Chợ Lớn Ký ức đô thị và con người – 2016 thì bánh mì của ông Roux đã phổ thông hóa đến các tầng lớp người Việt ở Nam Kỳ Lục tỉnh và trở thành món ăn thường dùng của người Việt.

Thương xá Tax khoảng năm 1965.
Đầu thập niên 1920, công ty Societe coloniale des Grand Magasins Charner chuyên buôn bán bách hóa, đã mua lại các căn nhà 135, 135 bis và 137 nguyên là tiệm bán xe hơi, xe đạp của ông Muet. Sau đó xây một cửa hàng buôn bán lớn mang tên công ty này GMC, về sau là thương xá Tax khai trương năm 1924 sau ba năm xây dựng.
Đầu thế kỷ 20, công ty này đã xây dựng một cửa hàng tương tự ở Hà Nội với tên Magasins Godard ở góc Tràng Tiền – Hàng Bài. Chủ của công ty là Sebastien Godard, người Pháp làm ăn ở Hong Kong, năm 1885 đến Hà Nội kinh doanh xuất nhập khẩu.ầu thập niên 1920, công ty Societe coloniale des Grand Magasins Charner chuyên buôn bán bách hóa, đã mua lại các căn nhà 135, 135 bis và 137 nguyên là tiệm bán xe hơi, xe đạp của ông Muet. Sau đó xây một cửa hàng buôn bán lớn mang tên công ty này GMC, về sau là thương xá Tax khai trương năm 1924 sau ba năm xây dựng.
Gần đây, khi thương xá Tax bị thành phố cho phép phá bỏ để xây dựng một tòa nhà mới, có nhiều thông tin cho rằng thương xá này xây dựng hơn 130 năm. Tới đầu thế kỷ 20, khu vực nay là thương xá Tax vẫn còn là nhà riêng, và chủ của thương xá Tax tới năm 1885 mới đến Hà Nội. Hai chi tiết này cho thấy thương xá Tax có thể không xây vào cuối thế kỷ 19 và vì vậy tuổi đời của thương xá chỉ khoảng trên dưới 100 tuổi chứ không đến 130.

Thương xá Tax thời còn mang tên GMC.

Buổi khai trương choáng ngợp báo chí

Báo Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp của người Việt do ông Nguyễn Phan Long (một nhà báo, nhà chính trị) làm chủ bút, có bài tường thuật về buổi khai trương trong số báo ra ngày 27/11/1924, chúng tôi trích đăng lại bài báo và tôn trọng văn phong từ gần 100 năm trước:
Tối hôm qua, khi màn đêm xuống, một đám đông khổng lồ, chen lấn chung quanh những cửa hàng lịch lãm Magasins Charner, long lanh dưới ánh sáng điện mà kiến trúc đồ sộ ở một góc rất đắc địa của thành phố Saigon Hòn ngọc. Nó giống như một góc của thành phố Ánh sáng xuất hiện nhảy từ dưới đất lên dưới chiếc đũa thần của nàng tiên Pháp: Société Coloniale des Grands Magasins.
Những người hiếu kỳ, lớn nhỏ, đủ mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tụ tập trên các tầng lầu dưới mái vòm khổng lồ bằng bê tông, trước các cửa kính lung linh ánh sáng, nơi trưng bày rất nghệ thuật các hàng đủ loại, sản phẩm đáng hãnh diện của kỹ nghệ Pháp.

Những quầy hàng xa xỉ trong Thương xá Tax thời Pháp thuộc.
Nhưng nào chúng ta hãy bước vào, bởi vì ban tổ chức ưu đãi đối với báo chí nên chúng tôi có giá hơn với đám đông và được cho vào nhóm ưu đãi đặc biệt cho buổi khai trương hôm nay.
Rất nhiều các ông, ăn mặc chỉnh tề không chê được, sang trọng bộ smoking, đón các khách ngay cửa với phong cách thật lịch sự của các nhà kinh doanh. Trong khi đó đằng sau cửa kính, một đứa bé da đen người máy tự động, mặc áo đỏ – với vạch vàng ở khoan tay áo có chữ S.V.P.L – cười chào mọi người khoe hai hàng răng trắng xóa, tương phản một cách lạ lùng với thân hình bằng gỗ đen của nó.Nhưng nào chúng ta hãy bước vào, bởi vì ban tổ chức ưu đãi đối với báo chí nên chúng tôi có giá hơn với đám đông và được cho vào nhóm ưu đãi đặc biệt cho buổi khai trương hôm nay.
Đứa bé da đen không nói gì ngay cả nó là đứa bé da đen! Nhưng với một cây gậy nhỏ bằng gỗ mây mà đứa bé đen gõ không ngừng vào mặt kiếng trước mặt nó để gây chú ý.
Nó nháy mắt, cúi đầu và ngẩng đầu lên, chỉ chỏ từ các ngón tay những tia sáng mầu nhiệm của cửa hàng, ngắn gọn, cử chỉ của nó thật quá hay khiến mọi người đều hiểu hoàn toàn các diễn tả của nó. “Vào đi, vào đi! nó có vẻ nói với bộ điệu mời gọi câm lặng, nhưng cứ vào đi, các ông và các bà! Ở đây có tất cả mọi thứ! Có tất cả mọi thứ cho mọi thị hiếu”.
Quả thật, có tất cả mọi thứ trong các cửa hàng và cái đáng phục là giá rất phải chăng. Công chúng chỉ lúng túng trong sự lựa chọn mà thôi. Thí dụ như dưới tia óng ánh của nữ trang, người ta cứ tưởng như lạc ở một trong những xứ trong giấc mơ mà truyện Ngàn lẻ một đêm có kể. Và kia là, hầu như không chuyển tiếp, bạn được chở tới một lãnh vực kém phù phiếm; về kiến thức và tư tưởng đó là ánh sáng của tiệm sách.
Xa hơn chút, những người sành ăn uống nhìn một cách thích thú, trong lúc nhép liếm đôi môi, những chai rượu champage với các nhãn hiệu nổi tiếng nhất. Rượu vang loại tốt phô trương hãnh diện nhãn hiệu của mình và xếp thẳng hàng như các binh sĩ trong buổi duyệt binh. Trong khi đó những hộp bít qui (biscuit) và mứt xếp chồng lên, nhìn từ trên giống như kim tự tháp tương tự như những Kim tự tháp nổi tiếng ở Ai Cập mà các chiến sĩ công phá binh của Napopleon chiêm ngưỡng.
Tôi quyết định từ bỏ diễn tả mọi thứ trước hết là vì tôi không thể và sau đó là có quá nhiều thứ để nói trong khuôn khổ khiêm tốn của một bài báo.
Ánh sáng của cửa hàng đồ chơi tuy vậy đặc biệt đáng được đề cập đến. Những người mẹ và các con của họ sẽ hài lòng trong mùa Noel và tết sắp đến! Đồ chơi, chúng có quá nhiều ở thương xá Magasins Charner.

Một hội chợ đêm trước thềm năm mới 1955. tổ chức cạnh Thương xá Tax.
Những con búp bê ngủ khi vừa đặt xuống hay nói “ba, mẹ”; những con rối gù chơi chũm chọe khi người ta bấm vào bụng chúng; những con rối tay cho anh cảnh binh hay ông cò một trận đòn; những con gấu hay con chó oai vệ tự nhiên đứng dậy sau khi ấn vào quả bóp bằng cao su ở cuối dây dắt buộc cổ chúng; bộ đồ chơi cơ học đường xe lửa; xe hơi lò xo đàn hồi với các bánh xe cao su… Chúng tôi để ý đặc biệt có đồ chơi nhà máy phát điện với máy phát điện nhỏ xíu.
Tôi yên lặng đi qua các hàng gia dụng, hàng thể thao, săn bắn, du lịch, nước hoa, hàng ngũ kim, giường tủ… và còn nhiều hàng khác nữa. Không phải vì chúng kém hay ho, nhưng tôi chấm dứt tham quan vì có quá nhiều để nói và có lý do khác.Những con búp bê ngủ khi vừa đặt xuống hay nói “ba, mẹ”; những con rối gù chơi chũm chọe khi người ta bấm vào bụng chúng; những con rối tay cho anh cảnh binh hay ông cò một trận đòn; những con gấu hay con chó oai vệ tự nhiên đứng dậy sau khi ấn vào quả bóp bằng cao su ở cuối dây dắt buộc cổ chúng; bộ đồ chơi cơ học đường xe lửa; xe hơi lò xo đàn hồi với các bánh xe cao su… Chúng tôi để ý đặc biệt có đồ chơi nhà máy phát điện với máy phát điện nhỏ xíu.
Ở lầu hai, phía cuối, có một phòng trà (salon de thé) sang trọng. Trà, đó là một cách nói, bởi vì tôi thấy ở đó họ cũng phục vụ rượu champagne, biscuit, bánh ngọt và bánh mì sandwich ngon miệng nữa. Tối nay người ta thấy ở đó đông đảo nhóm người chọn lọc, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của ông Entrope, đại diện cho toàn quyền lúc này đang ở Hà Nội, và rất nhiều nhân vật được biết ở Nam Kỳ.
Những người được mời trong buổi khánh thành thưởng thức rượu champagne và bánh ngọt, ngồi chung quanh các bàn nhỏ. Các bà trong môi trường đông đảo này được nhận rõ qua các trang phục trang nhã và vui tươi. Trong sự vui hoạt này, người ta nói chuyện, nói huyên thuyên, cười đùa, và không phải chỉ là các bà nhiều chuyện hơn như chúng ta tưởng.
                                                                                                               Nguồn: zing.vn

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

V
1. Va dơ lin
Một loại mỡ từ dầu hỏa
Tiếng Pháp: Vaselin
2. Va gông
Toa xe lửa
Tiếng Pháp: Wagon
3. Va li
Đồ đựng quần áo xách tay
Tiếng Pháp: Valise
4. Va ni
Một loại bột gia vị thơm
Tiếng Pháp: Vanille
5. Vác xin
Thuốc chủng ngừa
Tiếng Pháp: Vaccin
6. Van
Thiết bị đóng mở để quản lý lưu lượng khí hoặc chất lỏng
Tiếng Pháp: Valve
7. Van
Một điệu nhảy
Tiếng Pháp: Valse
8. Vang
Rượu nho
Tiếng Pháp: Vin
9. Ve
Phần lật ngược (ở tay áo, ở gấu quần)
Tiếng Pháp: Revers
10. Ven
Mạch máu
Tiếng Pháp: Veine
11. Vẹt ni
Sơn đánh bóng gổ
Tiếng Pháp: Verni
12. Vét
Áo khoác ngoài bộ đồ Âu
Tiếng Pháp: Veste
13. Vét tông
Áo đại cán
Tiếng Pháp: Veston
14. Vi da
Giấy thông hành
Tiếng Pháp: Visa
15. Vi đê ô
Ghi hình ảnh lên băng từ
Tiếng Pháp: Vidéo
16. Vi la
Biệt thự
Tiếng Pháp: Villa
17. Vi ô lông
Đàn vĩ cầm
Tiếng Pháp: Violon
18. Vi rút
Siêu vi
Tiếng Pháp: Virus
19. Vi ta min
Sinh tố
Tiếng Pháp: Vitamine
20. Víp
Nhân vật quan trọng
Tiếng Anh: VIP
21. Vít
Đinh ốc
Tiếng Pháp: Vis
22. Voan
Một loại rất mỏng
Tiếng Pháp: Voile
23. Vô lăng
Tay lái
Tiếng Pháp: Volant
24. Vôn
Đơn vị điện lượng
Tiếng Pháp: Volt

X
1, Xa bô
Guốc
Tiếng Pháp: Sabot
2. Xa bô chê
Một loại trái cây
Tiếng Pháp: Sacotier
3. Xà bông, Xà phòng
Chất tẩy rửa
Tiếng Pháp: Savon
4. Xà lách
Một loại rau
Tiếng Pháp: Salade
5. Xà lách xoong
Một loại rau
Tiếng Pháp: Salade cresson
6. Xa tanh
Một loại vải lụa
Tiếng Pháp: Satin
7. Xắc, Xách
Túi
Tiếng Pháp: Sac
8. Xắc cốt
Túi vải để đựng vật dụng
Tiếng Pháp: Sacoche
9. Xăng
Nhiên liệu chạy động cơ nổ
Tiếng Pháp: Essence
19. Xăng đan
Dép có quay
Tiếng Pháp: Sandales
11. Xanh tua
Dây nịt
Tiếng Pháp: Ceinture
12. Xê ri
Tập hợp những vật cùng loại
Tiếng Pháp: Série
13. Xẹc
Câu lâc bộ
Tiếng Pháp: Cercle
14. Xi
Chất đánh bóng
Tiếng Pháp: Cire
15. Xí căng đan
Một vụ lùm xùm
Tiếng Pháp: Scandale
16. Xì cút tơ
Xe gắn máy nhỏ
Tiếng Anh: Scooter
17. Xí gà
Thuốc lá
Tiếng Pháp: Cigare
18. Xì ke
Một loại ma túy
Tiếng Anh: Scag
19. Xi lanh
Ông chích
Tiếng Pháp: Cylindre
20. Xí líp
Quần lót
Tiếng Pháp: Slip
21. Xi măng
Chất kết dính
Tiếng Pháp: Ciment
22. Xi mi li
Một loại vải nhựa dầy
Tiếng Pháp: Simili
23. Xi nê
Phim ảnh
Tiếng Pháp: Ciné
24. Xi nhan
Báo cho biết một việc gì đó
Tiếng Pháp: Signal
25. Xi phông
Ống thông nhau
Tiếng Pháp: Sifon
26. Xi rô
Nước đường cô đặc
Tiếng Pháp: Sirop
27. Xi tẹc
Bồn chứa chất lỏng
Tiếng Pháp: Citerne
28. Xích
Dây bằng kim loại gồn nhiều vòng móc lại với nhau
Tiếng Pháp: Cycle
29. Xích lô
Xe ba bánh chở hành khách
Tiếng Pháp: Cyclo
30. Xiếc
Bộ môn trình diễn kỹ năng khéo léo của cơ thể người hay điều khiển thú vật
Tiếng Pháp: Cirque
31. Xô
Vật đựng nước
Tiếng Pháp: Seau
32. Xơ cua
Vật để dự phòng
Tiếng Pháp: Secours
33. Xoa
Vải lụa
Tiếng Pháp: Soie
34. Xu
Đơn vị tiền tệ
Tiếng Pháp: Sou
35. Xu bắp
Vòi
Tiếng Pháp: Soupape
36. Xú chen
Nịt ngực của phụ nữ
Tiếng Pháp: Soutient
37. Xúc xích
Món ăn làm bằng ruột heo nhồi thịt xay nhỏ rồi hun khói và luộc nhỏ lửa
Tiếng Pháp: Saucisse
38. Xúp lê
Thổi
Tiếng Pháp: Siffler


Đương nhiên phần thống kê các từ Việt hóa tiếng Pháp và Anh được sử dụng ngoài đời này vẫn còn thiếu. Phần thống kê này cho chúng ta hiểu phần nào cách phát âm lại của người Việt trong thời kỳ mới tiếp xúc với phương Tây. Do hồi đó người Việt chưa tiếp xúc nhiều nên những âm đọc trại có phần không chuẩn như âm gốc không như hiện nay và đó là điều dể hiểu.
Dưới đây là một vài câu tán thán thống kê được tôi không đưa vào phần trên.
Măng phú
Không quan tâm
Tiếng Pháp: M’en fous
Mẹc xà lù
Tiếng chửi thề
Tiếng Pháp: Merde salaud
On pon phi nan
Chấm dứt
Tiếng Pháp: Un point final
Tốc kê cồ lô nhan
Khùng thuộc địa *do nhiệt độ quá nóng”
Tiếng Pháp: Toqué colonial

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...