Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013


NHỮNG CHUYỆN ĐẾN BÂY GIỜ MỚI KỂ (TIẾP THEO)


Mới biết càng lớn tuổi thì sức nhớ càng ngày càng giảm sút. Những chuyện tôi kể ở đây các bạn nào có mặt lúc đó còn nhớ gì thêm không thì hãy gởi mail cho tôi để tôi bổ túc vào câu chuyện. Cái quãng thời gian sau 30 tháng 4, bọn chúng tôi nằm trong cái gọi là chi hội TNGPHCM rất tất bật, tất bật không có nghĩa là là theo đuôi mà là vì sức ép từ bên trên của quận đoàn. Tôi nhớ hoạt động được một thời gian ngắn thi chi hội và số học sinh trong trường có tin không cho tới trường vì thành đoàn lấy trường làm nơi học cho đám cán bộ thủy lợi. Khi nghe tin này, chúng tôi bèn trình bày với anh Ba Dân lúc đó là bí thư quận đoàn. Anh này tức tốc lên thành đoàn can thiệp vì trong quận 3 thời điểm đó chỉ có chu hội Lê Quý Đôn là mạnh nhất và địa điểm trường gần với quận đoàn và cũng là địa điểm mà quận đoàn 3 nếu cần thiết sẽ có chổ để tổ chức. Thế là thành đoàn đành nhượng bộ, tụi tôi và các học sinh vẫn tiếp tục sinh hoạt.
Đến ngày 19 tháng 5 là ngày gọi là "diễu hành mừng chiến thắng" tụi tôi phải trực liên tục tại trường. Riêng tôi thức trắng luôn 2 ngày không ngủ. Đêm rạng ngày 19 tháng 5, tụi tôi rình và bắt một số bộ đội chui vào trường ngủ ở bên dãy đường Lê Quý Đôn vì bọn họ phải sắp hàng tại chổ từ 2, 3 giờ sáng chờ duyệt binh.
Còn một chuyện nữa mà tôi giấu từ lâu nay đã 38 năm rôi tôi mới xì ra. Đó là khi phân tổ trực gác, tôi phân ra 2 chổ: Một ở cổng chánh đường Hồng Thập Tự, một ở cổng phụ bên đường Trần Quý Cáp tức là cổng bên tiểu học. Hôm đó đám bộ đội bắt đầu rút quân đi bèn gọi tôi đi kiểm tra các phòng chung quanh trường bao gồm bên tiểu học và bên trung học. Khi đến lớp mà bộ đội dùng để chứa xăng dầu (lớp dùng làm phòng thí nghiệm) thì tôi thấy một số thùng phuy dầu D.O, lúc đó một số bạn đi theo nói nhỏ với tôi là nhân dịp này lấy ít dầu đi bán. Tôi liền khều nhẹ chốt cửa số và đám bộ đội đóng cửa lại niêm phong. Thế là mấy bạn chui theo đường cửa sổ vào lấy và đem đi bán. Trong đám đi lấy dầu tôi nhớ hình như có anh Huy Vận thì phải. Khi đám lấy dầu đi lòn ra thì chẳng may bị tổ trực bên tiểu học phát hiện nhưng không có nói. Tổ này liền sau đó cũng bắt chước lấy dầu nhưng lại lấy can dầu mà bộ đội để bên của tiểu học chờ xe GMC đến đổ vào để đưa họ đi. Tức thì đám bộ đội phát hiện. xách súng đuổi theo. Mấy bạn trong tổ trực này chạy vào trung tâm nghiên cứu giáo dục trước đường Hồng Thập Tự quăng can dầu đó và chạy thoát. Bộ đội chạy qua báo lại tôi, tôi biết nên tìm cách náo tránh là mấy anh bị đám trộm giả làm học sinh lấy mất và hứa sẽ điều tra. Tôi sau đó liền thông báo cho mấy bạn này đứng tới trường cho đến khi nào thôi báo là an toàn thì mới vào. Số tiền bán dầu đó chỉ có mấy ngàn đồng sau đó tụi tôi đi uống cà phê ờ quán cá phê ở đường Cao Thắng. 
Còn một chuyện đục thùng xăng lấy xăng nữa là do đám tụi tôi cùng với tổ giữ xe là đục thùng xăng xe của nhà trường bỏ bên cổng phụ của trường.

 (Còn tiếp)

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Đây là bài về Tiến Sĩ Trương Công Hiếu nguyên là cựu học sinh trường Jean-Jacques Rousseau ở Saigon mà thầy Hy nhận được từ người bạn của thầy. Xin mạn phép thầy để được đăng lên trang blog.

Lễ Khánh Thành Nhà Máy Đúc Tiền
mang tênTiến Sĩ TRƯƠNG CÔNG HIẾU


Tiến Sĩ Trương Công Hiếu nguyên là cựu học sinh trường Jean-Jacques Rousseau ở Saigon, sau khi đậu Tú Tài II Ban Toán năm 1959, Ông được học bổng sang Hoa Kỳ để theo học ngành kỹ thuật tại trường Đại Học New York. Ông là sinh viên đậu Thủ Khoa khi lấy bằng kỹ sư và theo học lấy bằng Master về Kỹ Sư Hóa Học của trường Đại Học New York. Năm 1964 Ông trở về Việt Nam đi dạy ở trường Cao Đẳng Hóa Học và trường Cán Sự Hóa Học ở Phú Thọ và được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng của trường nầy. Sau 3 năm là giáo sư ở trường Hóa Học nói trên Ông trở lại Hoa Kỳ để lấy bằng Tiến Sỉ Kỹ Sư vào năm 1971.




Giáo Sư Trương Công Hiếu và các sinh viên
 Trường Cao Đẳng Hóa Học Phú Thọ 1-Feb-1966



Sau 1971 Ông rời Mỹ sang định cư ở Canada đảm trách chức vụ kỹ sư tại nhiều công ty lớn: 

* / Ông là Giám Đốc Kỹ Thuật của Công Ty Groupe Victoriaville, Québec, Công Ty sản xuất bàn ghế lớn nhất ở Québec, Canada. 

*/  Ông làm Giám Đốc Sản Xuất của Công Ty Bombardier. Công Ty Bombardier chuyên sản xuất xe chạy trên tuyết (Snowmobile), xe chạy dưới đường hầm (Subway), máy bay Canadair Regional Jet (loại máy bay jet bay đường ngắn). 

*/  Năm 1978 Ông vào làm việc cho Công Ty Đánh Tiền Kim Loại Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mint). Nơi đây ông được giử nhiều trọng trách trông coi về phần kỹ thuật đánh tiền kim loại và đến năm 1980 Ông được bổ nhiệm làm Giám Đốc Kỹ Thuật của Công Ty Đánh Tiền Kim Loại Hoàng Gia Canada. 

Năm 2006 Ông được đề cử làm Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Ban Khảo Cứu của Công Ty Đánh Tiền Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mint).


Royal Canadian Mint, Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, là Tổng Công Ty thuộc sở hữu của chính phủ Canada, được thành lập vào năm 1908 tại Ottawa để sản xuất tiền kim loại cho Canada và tinh chế vàng ròng được vận chuyển từ rất nhiều mỏ vàng ở Quebec, Ontario, Manitoba, phía Bắc Alberta và British Columbia. 

Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại chuyên sản xuất tiền xu lưu hành và đồng phôi với cao độ dập tự động cho hơn 80 quốc gia trên thế giới tại cơ sở đánh tiền ở Winnipeg. Những kỹ thuật chuyên sản xuất những loại tiền xu lưu niệm, những loại tiền kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, palladium để đầu tư trên thế giới đều được sản xuất tại cơ sở lịch sử Ottawa.

Năm 2008 Canada tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại (Royal Canadian Mint) để đánh dấu sự thành công của Công Ty Đúc Tiền Hoàng Gia Canada được nổi danh là một công ty hàng đầu của thế giới về những kỹ thuật và những phát minh hiện đại, những hiểu biết sâu rộng về khoa học và kỹ thuật đúc tiền. 


Trong quyển sách: "Lịch Sử 100 Năm của Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại", "ROYAL CANADIAN MINT 100 YEARS OF HISTORY" Tiến Sĩ Trương Công Hiếu đã được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới đã thay đổi hệ thống đánh tiền bằng những kỹ thuật dùng kim loại và thép để làm cho đồng tiền mỏng hơn, nhẹ hơn và không bị rỉ sét.  
Ngày nay những kỹ thuật hiện đại của Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại do Ông phát minh đã thay đổi tất cả tiền lưu hành hiện tại của nước Canada. Ông là người đầu tiên và duy nhất phát minh kỹ thuật in màu trên tiền kim loại lưu hành giống như in mầu trên giấy bạc bằng cách sử dụng tia laser để đổi màu trên tiền kim loai..Những phát minh mới về kỹ thuật đánh tiền của Ông hiện nay đã tạo nhiều ảnh hưởng về hình thức và phương cách đánh tiền kim loại trên thế giới như: tinh chế vàng nguyên chất 4 số 9 (.9999) làm tiêu chuẩn quốc tế từ năm 1982, và kỹ thuật lọc vàng 5 số 9 (.99999), kỹ thuật mạ đa lớp trên thép ( kỹ thuật nầy đang được xữ dụng trong tiền kim loại của hơn 35 nước trên thế giới ). 

Ngoài ra Ông cũng là người đã phát minh kỹ thuật sản xuất tiền xu với hình ảnh ba chiều (hologram), và dùng kiến thức DNA trong tiền lưu hành và vàng để bảo mật và định tính xác thực đồng tiền vàng ròng của Canada lưu hành ở bất cứ nơi nào trên thế giới qua hệ thống vệ tinh điện thoại di động (smartphone).


Tiến Sỉ Trương Công Hiếu là người có nhiều phát minh và sáng chế trong ngành kỹ thuật đánh tiền kim loại với hơn 10 bằng sáng chế đã được nhiều nước trên thế giới và Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại ghi nhận là quá xuất sắc.

Hiện nay tiền xu ở các nước như: Canada , Singapore, New Zealand, Barbados , Ghana, Ethiopia , Thailand, Philippines , Venezuela, Panama, Albania, United Arab Emirates… cũng đang dùng những kỹ thuật của Ông. Chính phủ Mỹ cũng đã bình chọn kỹ thuật của Ông để đưa vào áp dụng trong chương trinh tuyển lựa kim loại mới cho ngành tiền tệ của Mỹ, do Thượng và Hạ Nghị Viện Mỹ chấp thuận cho phép chánh phủ Obama thay đổi tiền tệ Mỹ trong tương lai.

Trong quyển sách: "Chuyện Kể Về Các Cuộc Triển Lãm Tiền Xu Quốc Tế", "STORY OF WORLD MONEY FAIR"  được xuất bản vào năm 2012, tác giả Albert M Beck, Chủ Tịch và Sáng Lập Viên của Hội Chợ Quốc Tế Tiền Tệ Berlin tại Đức đã viết và bình luận về Tiến Sĩ Trương Công Hiếu như sau: 


"Trong 40 năm vừa qua người mà có công lao nhiều nhất trong sự tiến bộ về nghành đúc tiền trên thế giới, người đã đóng góp nhiều nhất về những kiến thức mới về nghành đúc tiền trên thế giới chính là Tiến Sỉ Hieu C. Truong của Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại".

Ông M. Beck cũng đưa thêm lời bình luận: " Tôi cho rằng ông Hieu C. Truong là người có công nhiều nhất đối với ngành kỹ thuật đánh tiền kim loại của thế giới.Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại cũng công nhận rằng Tiến Sỉ Trương Công Hiếu là người kỹ sư nổi tiếng nhất trên thế giới và là người hiểu biết nhiều nhất trong kỹ thuật đúc tiền. Theo tôi ai muốn biết kỹ thuật đánh tiền sẽ đi về hướng nào trong tương lai thì nên hỏi ông Hiếu ".

Để tiếp tục lưu danh là một Công Ty dẫn đầu thế giới về kỹ thuật đúc tiền và để thành công trong những lảnh vực phát triển các công nghệ mới hầu phục vụ ngành công nghiệp đúc tiền của thế giới và cũng để tôn vinh và ghi nhớ những công trạng của Tiến Sỉ Trương Công Hiếu đối với Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, Royal Canadian Mint đã cho xây dựng một Trung Tâm Khảo Cứu Xuất Sắc và Hiện Đại với ngân sách 10 triệu đô la tại Winnipeg và đặt tên cho cơ sở khảo cứu về kỹ thuật đánh tiền vừa mới xây dựng nầy là:

          TRUNG TÂM KHẢO CỨU XUẤT SẮC Tiến Sĩ TRƯƠNG C. HIẾU
            Dr. HIEU C. TRUONG CENTER OF EXCELLENCE

           Centre d' excellence Hieu C. TRUONG, Ph.D.
        Royal Canadian Mint, Winnipeg, Manitoba, Canada


Cơ sở khảo cứu nầy đã được khánh thành vào ngày 13 tháng 6 năm 2013 cùng lúc với nhà máy mạ thứ hai được xây dựng với ngân sách 70 triệu đôla. Tất cả những cơ sở nầy là nơi mà những kỹ thuật mới nhất về đúc tiền trong lảnh vực khoa học, trong lảnh vực tự động hóa qua máy vi tính, trong kiến ​​thức mới nhất với điện tín vệ tinh, phát triển phần mềm, khoa học vật liệu trong việc quản lý tiền tệ, trong lảnh vực thông tin liên lạc bằng điện thoại hoán chuyển thói quen của người tiêu dùng ... tất cả những phát minh mới về tiền tệ của Tiến Sỉ Trương Công Hiếu sẽ được đưa vào áp dụng và sẽ được phát triển tại nơi nầy để phục vụ cho các thế hệ trong tương lai.

Trung Tâm Khảo Cứu mới nầy cũng sẽ là nơi được dùng để đào tạo các kỹ sư, các nhà quản lý và các giám đốc của các Nhà Máy Đánh Tiền trên thế giới. Những người đi tu nghiệp sẽ được đưa đến Trung Tâm nầy để học các kỹ thuật căn bản cũng như các kỹ thuật hiện đại về đánh tiền, vì từ trước đến nay kỹ thuật nầy chưa từng được giảng dạy tại một trường đại học nào trên thế giới. Trung Tâm Khảo Cứu nầy cũng sẽ là nơi hội tụ của các kỹ sư, các nhà khảo cứu trên thế giới tìm đến với nhau để cùng nhau hợp tác khảo cứu về môn đúc tiền.
   
Ngoài việc phục vụ cho đất nước Canada, Tiến Sĩ Trương Công Hiếu cũng tham gia và ủng hộ các chương trình họat động của Cộng Đồng Việtnam tại Canada. Ông làm có vấn cho các tổ chức: Thể Thao Người Việt Bắc Mỹ lần thứ IX được tổ chức tại Ottawa năm 1981, Ủy Ban Lập Đền Kỹ Niệm của Liên Đoàn Hội Người Việt, bao gồm 11 Hội Người Việt của các địa phương khắp nước Canada, Ủy Ban xây dựng Trung Tâm Văn Lang, ngân sách do chánh phủ Ontario, Canada tài trợ. Trung Tâm Văn Lang là một chung cư gồm 80 căn hộ được xây dựng lên để nâng đở, trợ giúp cho những bô lão người Việt và những hộ gia đình có nguồn lợi tức thấp có được nơi ổn định cho đời sống. Ông cũng cộng tác với Hội Phật Giáo Người Việt xây dựng lên Chùa Từ Ân với kiến trúc thuần túy của một ngôi chùa Việt Nam tại thủ đô Ottawa.


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Thân gởi đến các bạn bài hát Mái trường mến yêu. Đây là bài hát tôi viết vào năm 2006 trong một chuyến về thăm lại trường cũ.



Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013


NHỮNG CHUYỆN ĐẾN BÂY GIỜ MỚI KỂ (TIẾP THEO)


Hổm rày bận công việc trong khi đó lại nghe tin không hay về anh Đạt nên tôi thấy buồn. Nay bắt đầu viết tiếp nhựng mẫu chuyện nhỏ của trường chúng ta sau ngày 30 tháng 4. Sau cái ngày đó trường chúng ta trở nên tấp nập không phải vì đám học sinh bọn mình mà là vừa đám bộ đội, binh lính, hạ sĩ quan VNCH dự lớp "cải tạo" rồi nào cái khóa huấn luyện cái gọi là cán bộ thủy lợi. Ôi thôi đủ thứ chuyện trên đời. Riêng tụi tôi thì cũng bỡ hơi tai khi thấy vũ khí đạn dược bỏ lại đầy ở các phòng học, nhà vệ sinh thì đám bộ đội làm cho nó thành hai bãi phân hôi thối, bàn ghế bảng viết, cửa nẽo thì tứ tung. Khi quận đoàn quận 3 xuống nắm đầu bọn tôi thì công việc càng thêm bận rộn nào là các lớp học chính trị để tẩy não cái đám con em "tiểu tư sản và tư sản" cho thông thuộc đường lối cách mạng của nhân dân (sic). Còn tôi thì cứ yên vị với vai trò trưởng ban tự vệ đoàn lo giữ xe, canh gác còn ban chấp hành chi hội thì mặc tôi không biết đến. 
Đùng một cái có cái lệnh tịch thu cái gọi là "văn hóa phẩm đồi trụy của Mỹ Ngụy". Thế là cán bộ xuống "huấn thị". Nhìn cái bản mặt những thằng chưa chắc đã học hết tiểu học lên lớp với chúng tôi về vấn đề văn hóa nhưng phải chấp hành chứ không bị quy tội "phản động" là chết cả nút. Nhìn nhựng đống sách báo các bạn mang vô mà tôi tiếc hùi hụi. Căn phòng kế phòng thầy Bê được sử dụng để chất đống sách báo này chờ mang đi đốt. Chính trong thời gian này xảy ra chuyện đối với anh Trần Tử Lành. Một buổi tối ( tôi không còn nhớ ngày nào), anh Lành lẻn vào phòng anh Tâm gác dan lấy một trái lựu đạn khói rồi đem vào nhà vệ sinh mở kíp. Lựu đạn bốc khói màu đỏ đánh động đám bộ đội. Thế là anh Lành bị bắt, lúc đó tôi mới vừa vô thì bị giữ luôn cùng với một số anh em. Chúng đem giam tụi tôi vào cái phòng chứa sách báo chờ sáng giải quyết. Đêm đó tôi ờ trong phòng lục lọi số sách báo, lựa lại một số sách và bài hát bỏ ra riêng (sau này tôi đem về nhà). Sáng đến thì Anh Danh và Anh Lý (bộ đội) gọi tụi tôi lên, tôi mới đạu diện trình bày là anh Lành chỉ vì tò mò chứ không có ý đồ nào cả. Hai anh này đồng ý với lời giải thích của tôi và thả tụi tôi ra.
Thời gian này đám học sinh mình luôn bàn tán về việc các bạn đã ra đi. Tin đồn cứ lan rộng kẻ nói bạn này đã chết, người thì nói bạn kia không còn khiến tụi tôi đâm ra "âm lịch" tức là dị đoan mê tín. Nào là trường có ma, có chuyện các thầy cô trực đêm không dám ngủ lại trong phòng họp, v. v...và v.v...
Tôi nhớ nhất là cái đêm cắm trại cuối cùng của đời học sinh của tôi. Đêm đó chúng tôi đem số bàn ghế gãy ra chất giữa sân đốt làm lửa trại. Ánh lửa phát ra thiêu cháy số bàn ghế như thiêu cháy quãng đời học sinh đã qua của chúng tôi để chuẩn bị một quãng đời mà chúng tôi không mong muốn rằng nó sẽ tới. Trước mặt các bạn là nỗi lo âu về số phận của mình. Số phận của những con người bị liệt vào thành phần không tốt của cái xã hội mới này.
Đêm đó tụi tôi rượt nhau qua các dãy phòng trên lầu từ khu trung học qua khu tiểu học, la hét vang dội giữa đêm tối. Đám bộ đội ở bên hotel Đức không biết chuyện gì liền điện cho lực lượng quân quản xuống, mắng tụi tôi một hồi rồi bỏ đi.
(Còn tiếp)

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...